Cách để Nói chuyện với mẹ về bạn trai

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Do bản năng bảo bọc con cái, các bà mẹ thường cảnh giác khi nghe con mình báo tin đã có bạn trai. Đây có thể sẽ là cuộc trò chuyện ngượng ngập và nhạy cảm, bất kể anh ấy là mối tình đầu của bạn, hoặc anh ấy không như mong đợi của mẹ, hay giả sử như bạn tiết lộ mình là người đồng tính và đang hẹn hò với một cậu con trai khác. Cho dù mẹ có nổi giận và không cho bạn hẹn hò với anh ấy, bạn cần nhớ rằng chẳng qua mẹ chỉ muốn tốt cho bạn. Hãy lắng nghe những lý do mẹ nêu ra với thái độ cởi mở và xin mẹ lời khuyên. Nói với mẹ rằng bạn coi trọng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mẹ, đồng thời tỏ ra có trách nhiệm và chín chắn đủ để có thể bắt đầu tự quyết định về mối quan hệ của mình.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nói với mẹ về bạn trai đầu tiên của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói chuyện khi mẹ đang vui.
    Chọn thời đểm tốt nhất để báo cho mẹ về tin này. Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện khi mẹ vừa đi làm về hoặc đang bận việc gì đó. Bạn muốn mẹ hoàn toàn tập trung và tiếp thu phải không nào? Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm cách nhanh chóng nói với mẹ nhưng cũng đừng quá đột ngột.[1]
    • Đừng lần lữa hết tuần này qua tháng khác mà vẫn chưa nói với mẹ về bạn trai đầu tiên của mình, nhưng bạn cũng không nên đột nhiên dẫn anh ấy đến trước mặt mẹ và bảo “Mẹ ơi, đây là bạn trai của con!” Hãy nói chuyện riêng với mẹ trước.
    • Chọn thời điểm mà trước đó bạn không làm gì để mẹ bực mình cũng là khôn ngoan. Nếu bạn vừa làm điều gì đó tắc trách và thiếu chín chắn hoặc vừa gây rắc rối, có thể mẹ sẽ kết luận là bạn chưa đủ trưởng thành để yêu đương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chuyện với mẹ khi chỉ có hai mẹ con.
    Nếu đang sống cùng bố và mẹ nhưng bạn cảm thấy nói chuyện trước với mẹ sẽ dễ hơn, hãy chọn lúc bố không có nhà. Chờ lúc bố đi làm hoặc đi đâu đó vài tiếng, hoặc cùng mẹ ra ngoài uống cà phê, ăn trưa và nói chuyện.
    • Nói chuyện với cả bố và mẹ cùng lúc cũng thường là ý hay, nhưng trong nhiều trường hợp thì nói với mẹ trước sẽ thoải mái hơn.[2]
    • Đôi khi các ông bố có thái độ bảo bọc hơn khi biết con mình bắt đầu có bạn trai. Một số người có thể cố chấp hơn khi hay tin con mình là người đồng tính, một số khác lại rất khó chấp nhận một người khác chủng tộc hoặc tôn giáo làm bạn trai của con.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập trước bằng cách viết ra những điều bạn muốn nói.
    Nghĩ xem bạn muốn nói gì, và nói làm sao cho có vẻ chín chắn. Mục tiêu của bạn phải rõ ràng, trực tiếp, trung thực, và hẳn là bạn không muốn bấn loạn lên hoặc rên rỉ than vãn. Hãy viết ra các điểm chính, nhất là khi bạn lo là mình sẽ quên hoặc lúng búng.[3]
    • Lên kế hoạch và viết ra để tập trước là một ý rất hay, nhưng bạn nhất định phải nói chuyện trực tiếp với mẹ.
    • Thử viết ra những ý chính như “Mẹ, có chuyện này con không muốn giấu mẹ. Mấy tuần trước bạn Tùng học cùng trường hỏi con có thể làm bạn gái của cậu ấy không, con đã đồng ý. Bọn con học cùng khối, cậu ấy thông minh và dễ thương lắm mẹ.”
    • Ghi ra một số ý để nói nếu phản ứng của mẹ không như bạn mong đợi. Bạn có thể nói “Con biết mẹ nghĩ con chưa đủ trưởng thành để có bạn trai, nhưng mẹ có thấy bây giờ con đã chín chắn nhiều rồi không ạ? Con hoạt động tích cực ở trường này, luôn đạt điểm cao này, rồi còn làm mọi việc của con ở nhà mà không đợi mẹ phải nhắc nữa. Con chưa nghĩ đến chuyện kết hôn hay gì đó với cậu ấy, nhưng con nghĩ mình bắt đầu có bạn trai được rồi, và nhất định là con cũng muốn biết các quy tắc của mẹ và muốn mẹ cho con lời khuyên.”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhấn mạnh vào những điểm tích cực.
    Khi nói chuyện về bạn trai với mẹ, bạn đừng bắt đầu bằng những điều tiêu cực, đặc biệt nếu gia đình bạn muốn bạn hẹn hò với một kiểu người nào đó hoặc đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt. Đừng mở lời với những câu như “Anh ấy hấp dẫn cực kỳ, nhưng suốt ngày bị phạt, còn điểm thì rất tệ!” Hãy tập trung vào những ưu điểm của bạn và cả bạn trai.[4]
    • Điểm số của bạn có cao không? Bạn có phải là thủ lĩnh ở trường hoặc trong các hoạt động sau giờ học không? Bạn còn có những điểm nào chứng tỏ mình chín chắn và có trách nhiệm không?
    • Những ưu điểm trên là điều mà bố mẹ bạn muốn thấy trước khi bạn có bạn trai, vì vậy bạn hãy học hành chăm chỉ, hoàn thành nhiệm vụ của bạn ở nhà và cho bố mẹ thấy bạn có trách nhiệm như thế nào.
    • Tương tự, bạn nên nói càng nhiều điều tích cực về bạn trai càng tốt. Hãy chứng tỏ cho mẹ thấy rằng mẹ có thể tin vào sự xét đoán của bạn. Thử kể với mẹ những việc đáng yêu anh ấy thường làm cho bạn, anh ấy đối xử tốt với bạn như thế nào, có những tài năng gì và những ưu điểm khác của anh ấy.
    • Suy nghĩ về các điểm tích cực của bạn trai cũng là cách để bạn xác định xem anh ấy có xứng đáng với thời gian mà bạn dành cho anh ấy không. Nếu bạn không thể liệt kê ra những điều tốt đẹp của bạn trai để nói với mẹ một cách trung thực thì có lẽ anh ấy không phải là người phù hợp với bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị sẵn một bức ảnh hoặc hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội cùa bạn trai.
    Trừ khi mẹ bạn cực lực phản đối bạn yêu đương, có lẽ mẹ sẽ muốn biết thêm về anh ấy. Bạn nên chuẩn bị một bức ảnh để mẹ biết diện mạo của bạn trai, hoặc cho mẹ xem hồ sơ cá nhân của anh ấy trên mạng xã hội để mẹ biết thêm chút ít về anh ấy.
    • Đừng tự nhiên cho rằng mẹ sẽ hoảng hốt, nhất là khi bạn đã trải qua tuổi dậy thì êm thắm hoặc đang dần dần trưởng thành. Biết đâu mẹ bạn sẽ rất vui và háo hức muốn trò chuyện với bạn về anh ấy thì sao?[5]
    • Cảm giác ngượng ngập và muốn giữ kín chuyện riêng tư là điều tự nhiên, nhưng trong hầu hết trường hợp thì bạn phải chia sẻ thông tin về bạn trai với bố mẹ.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh giấu giếm.
    Đừng quên rằng mẹ bạn cũng từng có một thời tuổi trẻ, và bạn không nên mặc định trong đầu rằng mẹ sẽ phản ứng tiêu cực. Thế nào rồi bố mẹ bạn cũng biết bạn đang che giấu điều gì, vì vậy giữ bí mật không phải là ý hay. Bạn nên thành thật trả lời khi mẹ hỏi về anh ấy.[7]
    • Nếu muốn chứng tỏ với mẹ rằng bạn đã đủ trưởng thành để có bạn trai, bạn phải khiến mẹ tin tưởng bạn. Hành động giấu giếm sẽ chỉ làm tổn hại lòng tin mà bạn đã có.[8]
    • Đừng nói dối về thời điểm bạn bắt đầu hẹn hò. Hãy cố gắng thành thật về mọi chi tiết hết mức có thể. Hẳn là bạn không muốn sau này bị “bóc phốt” nói dối, chẳng hạn như ngày kỷ niệm hai người yêu nhau!
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý các tình huống nhạy cảm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thổ lộ với mẹ rằng bạn là người đồng tính.
    Nếu bạn là người đồng tính và muốn kể với mẹ về bạn trai mình, hãy cân nhắc làm điều này khi đã sẵn sàng. Không ai buộc bạn phải công khai nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần. Mặc dù đây có thể là trải nghiệm tuyệt vời và nhẹ nhõm, nhưng cảm giác lo âu của bạn cũng là bình thường, nhất là khi bạn không biết mẹ sẽ phản ứng ra sao.[9]
    • Đừng để bạn trai gây áp lực buộc bạn phải công khai. Điều quan trọng nhất trong việc tiết lộ mình là người đồng tính chính là bạn phải sẵn sàng.
    • Nếu đã quyết định công khai, bạn hãy bình tĩnh, thẳng thắn, trung thực và rõ ràng. Tâm sự với mẹ rằng bạn có bạn trai và rất quan tâm đến anh ấy, rằng bạn biết xu hướng tình dục có thể thay đổi, nhưng hiện giờ bạn rất thích anh ấy.
    • Hãy kiên nhẫn khi mẹ bạn đang xử lý thông tin mà bạn vừa tiết lộ, nhất là khi mẹ hoàn toàn bị bất ngờ. Hãy nói “Con biết đây là việc khó khăn và phải có thời gian để chấp nhận. Con cũng trải qua một thời gian dài để quyết định nên con hiểu!”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định khi nào thì không nên công khai.
    Đôi khi việc tiết lộ bí mật lại không phải là ý hay. Hãy để ý xem bố mẹ bạn phản ứng ra sao về tình dục đồng giới, chẳng hạn như những vấn đề về hôn nhân đồng tính hoặc sự kỳ thị trong các cuộc đối thoại. Có lẽ bạn nên khoan tiết lộ nếu cả bố và mẹ bạn đều có phản ứng tiêu cực, hoặc nếu bạn đang sống lệ thuộc vào bố mẹ và có thể bị đuổi ra khỏi nhà hoặc bị cắt tiền học phí.[10]
    • Nếu thấy mẹ dễ thông cảm hơn và muốn nói chuyện với mẹ, bạn hãy xin mẹ lời khuyên xem nên nói với bố và những thành viên khác trong gia đình như thế nào và khi nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói với mẹ về bạn trai khác chủng tộc hoặc khác tôn giáo.
    Trong thời đại ngày nay, khi thế giới ngày càng thu hẹp về khoảng cách và gia tăng sự kết nối, những cuộc hẹn hò có thể vượt qua mọi ranh giới về chủng tộc, tôn giáo và phong tục tập quán. Hãy cố gắng diễn giải sự thật này nếu mẹ hoặc cả bố và mẹ đang mong đợi bạn trai của bạn phải thuộc về một chủng tộc, tôn giáo hoặc nền văn hóa nào đó.[11]
    • Cố gắng đừng giấu giếm mối quan hệ khác văn hóa, dù bạn ở tuổi mới lớn hay đã trưởng thành. Nhỡ mai này thời gian trôi qua và hai bạn đính hôn với nhau thì sao? Hơn nữa, hẳn là bạn sẽ không muốn gây thêm cảm giác tiêu cực vì đã làm cho mẹ cảm thấy không tin vào bạn hay bạn trai của bạn.
    • Đừng lợi dụng bạn trai để chống lại nền văn hóa mà bạn đang sống trong đó. Như vậy là không công bằng với anh ấy, và rốt cuộc mục đích của bạn chỉ là che đậy thái độ căng thẳng của bạn với truyền thống mà thôi.
    • Khi nói chuyện với mẹ về mối quan hệ khác nền văn hóa, bạn cần thông cảm và kiên nhẫn. Cho mẹ thời gian để thấu hiểu, và hãy thông cảm với mẹ thay vì buộc mẹ phải chấp thuận.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc tạm thời giữ kín nếu bạn thấy trước hậu quả.
    Tương tự như việc công khai về xu hướng tình dục, bạn nên cân nhắc khi nào thì việc tiết lộ mối quan hệ khác văn hóa là không phù hợp. Mặc dù thông thường thì thành thật là tốt nhất, nhưng nếu bạn thực sự lo ngại cho sự an toàn của bạn và của bạn trai, hay sợ bị gia đình từ mặt, bạn nên cân nhắc khoan tiết lộ.
    • Cố gắng dung hòa cảm giác lo sợ và lòng tin của bạn với mẹ. Để ý đến phản ứng của mẹ với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình có các mối quan hệ tương tự.
    • Nếu bạn tin rằng mẹ sẽ chấp nhận nhưng bố thì không, hãy hỏi lời khuyên của mẹ xem nên nói với bố như thế nào.
    • Nếu bạn đang ở bên cạnh một người đối xử tốt với bạn và cảm thấy hạnh phúc khi ở bên anh ấy, đừng để mẹ hoặc bố của bạn ép bạn phải lựa chọn. Hãy nói rõ ràng với mẹ rằng thế giới ngày nay đã gắn kết hơn, và càng ngày càng nhiều người vượt qua mọi rào cản để đến với nhau.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói với mẹ về bạn trai có tì vết trong quá khứ nhưng nay đã thay đổi.
    Tình huống sẽ khá nhạy cảm nếu bạn quay lại với người cũ hoặc bạn trai bạn có một quá khứ mà bạn không muốn mẹ biết. Nếu bạn muốn thuyết phục mẹ rằng bạn trai bạn đã thay đổi, hãy cố gắng khách quan và chia sẻ với mẹ sự thật. Đừng đáp lại những lời chỉ trích của mẹ bằng lời trách móc, mà hãy dẫn chứng bằng những hành động của bạn trai để cho mẹ thấy anh ấy đã thực sự thay đổi.[12]
    • Hãy thử nói “Con biết mẹ nghĩ anh Minh là kẻ thất bại, nhưng từ khi chúng con chia tay thì anh đã thay đổi rồi mẹ ạ. Anh ấy đã kiếm việc làm và làm được sáu tháng nay rồi. Anh ấy có một căn hộ và mua được xe mới nữa. Minh nói là anh ấy sửa đổi để mong con suy nghĩ và quay lại với anh ấy.”
    • Nếu bạn mới trưởng thành và biết là bạn trai có những điểm mà mẹ không hề thích, hãy xem xét mọi khía cạnh của tình huống. Nếu chỉ mới hẹn hò với anh chàng đó được vài tuần và biết là chuyện sẽ không đến đâu, có lẽ bạn không nên nói với mẹ là mình đang hẹn hò ngẫu hứng với một anh chàng đeo đến tám chiếc khuyên trên người và xăm trổ đầy hai cánh tay.[13]
    • Nhớ rằng mẹ luôn lo cho hạnh phúc của bạn. Nếu mẹ không chấp nhận bạn trai bạn, hãy ngẫm nghĩ xem mẹ có lý không. Có thể bạn không nên quay lại với người cũ hoặc nên chia tay với anh chàng có quá khứ phức tạp đó. Bây giờ bạn tin vào trực giác của mẹ thì có thể sau này bạn sẽ tránh được buồn khổ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử trí khi không được chấp thuận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho mẹ thời gian để hiểu thông tin.
    Hãy kiên nhẫn sau khi cho mẹ biết, dù là bạn kể về bạn trai đầu tiên của mình, tiết lộ mình đồng tính hoặc nói chuyện về một anh chàng không phù hợp với mong đợi của mẹ. Đừng chỉ báo tin rồi đứng dậy và rời đi – hãy chờ mẹ đáp lại và cho ý kiến.
    • Nếu mẹ bảo bạn cho mẹ một phút để suy nghĩ, bạn nhất định phải cho mẹ thời gian một mình nếu cần thiết.
    • Cho mẹ biết rằng bạn muốn dung hòa và giúp mẹ thoải mái hơn với mối quan hệ của bạn, chẳng hạn như bằng cách nghe những quy tắc mẹ đưa ra. Nếu thấy mẹ lo lắng hoặc lưỡng lự, bạn hãy hỏi mẹ có đặt ra điều kiện gì khi bạn gặp anh ấy, hoặc hai bạn có được phép ở riêng với nhau không.[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói với mẹ rằng bạn coi trọng ý kiến và kinh nghiệm của mẹ.
    Cho mẹ biết rằng sự từng trải và hiểu biết của mẹ là điều quan trọng với bạn. Giải thích là bạn mong mẹ tin vào bạn về những chuyện như thế này và muốn nghe lời khuyên của mẹ, vì thế bạn mới kể với mẹ về anh ấy. Nói thêm rằng bạn đang dần dần trưởng thành, và việc bạn muốn có bạn trai là điều tự nhiên.[15]
    • Hỏi về những trải nghiệm của mẹ xoay quanh chuyện hẹn hò, tình dục, sức khỏe và các vấn đề khác liên quan đến mối quan hệ tình cảm.
    • Đừng để lại toàn bộ chi tiết về đời sống riêng tư của bạn cho một cuộc trò chuyện nghiêm túc.
    • Cố gắng giao tiếp cởi mở với mẹ, cả trước và sau khi bạn kể với mẹ về bạn trai.
    • Giải thích với mẹ rằng sự trung thực và tin tưởng lẫn nhau là điều vô cùng quan trọng đối với bạn. Hãy tìm cách xua tan ngại ngùng và thường xuyên gợi mở những cuộc trò chuyện cởi mở và không phán xét.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hết sức tránh tranh cãi về vấn đề này.
    Nếu mẹ nổi giận, bạn đừng biến cuộc trò chuyện thành trận tranh cãi to tiếng. Cố gắng giữ bình tĩnh ngay cả khi mẹ tức giận và bắt đầu quát mắng. Nhớ rằng mẹ bạn có trách nhiệm bảo vệ bạn và chỉ muốn tốt cho bạn. Nếu phản ứng của mẹ không như bạn mong đợi, bạn phải giữ bình tĩnh và nghĩ kỹ trước khi nói.[16]
    • Có thể mẹ bạn không đồng ý là có lý do xác đáng. Có thể bạn còn quá nhỏ để yêu đương, hoặc anh ấy không phù hợp với bạn. Đừng quên rằng mẹ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hơn bạn.
    • Nếu bạn đang trong độ tuổi mới lớn và thực sự tin rằng mình đã chín chắn để có mối quan hệ tình cảm, mục tiêu của bạn sẽ là chứng minh cho mẹ thấy rằng bạn đang dần trưởng thành đủ để tự ra quyết định.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chấp nhận phản ứng của mẹ, cho dù mẹ không đồng ý.
    Nếu bạn nổi cơn cáu giận vì mẹ không đồng ý, bạn sẽ chỉ chứng tỏ với mẹ rằng bạn chưa đủ chín chắn để có bạn trai. Hãy tôn trọng cách mẹ nuôi dạy bạn và nhớ rằng mẹ làm thế là vì lo cho bạn.[17]
    • Ứng xử một cách hiểu biết và bình tĩnh là cách để bạn chứng tỏ với mẹ về sự chín chắn của bạn. Nếu thấy bạn đang lớn dần và trưởng thành hơn, cuối cùng mẹ sẽ nghĩ lại.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cố gắng hiểu quan điểm của mẹ nếu mẹ không đồng ý.
    Cho mẹ thấy rằng bạn tôn trọng cách nhìn của mẹ và muốn tìm hiểu nhiều hơn. Cố gắng đừng đặt những câu hỏi chỉ cốt để được làm theo ý mình, mà nên bày tỏ rằng bạn muốn hiểu mẹ và muốn có cùng chung suy nghĩ với mẹ.[18]
    • Nếu mẹ bạn nói rằng bạn còn chưa đủ lớn, hãy thử hỏi “Vậy mẹ nghĩ con bao nhiêu tuổi mới đủ lớn ạ? Hồi xưa mẹ bao nhiêu tuổi thì có bạn trai? Mẹ có nghĩ sự khác biệt giữa hiện nay và ngày xưa ảnh hưởng đến độ tuổi người ta nên bắt đầu có mối quan hệ không?”
    • Nếu mẹ bạn chỉ không chấp nhận anh chàng ấy, hãy hỏi lý do. Nhớ rằng mẹ thường là người duy nhất trên thế giới này hết lòng tận tụy vì hạnh phúc của bạn. Hãy hỏi “Sao mẹ nghĩ anh ấy không phù hợp với con ạ? Có phải mẹ đã từng hẹn hò với người giống như anh ấy và có trải nghiệm buồn không?”
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jin S. Kim, MA
Cùng viết bởi:
Nhà trị liệu hôn nhân & gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jin S. Kim, MA. Jin Kim là nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép tại Los Angeles, California. Jin chuyên làm việc với những người thuộc cộng đồng LGBTQ, người da màu và những người gặp trở ngại đối với việc dung hòa các bản dạng giới giao thoa. Jin nhận bằng thạc sĩ tâm lý học lâm sàng của đại học Antioch University Los Angeles năm 2015, với chuyên ngành về Tâm lý học Xác nhận LGBT. Bài viết này đã được xem 12.003 lần.
Trang này đã được đọc 12.003 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo