Không bao giờ cãi nhau có phải là chuyện bình thường của cặp đôi không

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu đã từng có mối quan hệ cơm không lành canh không ngọt với những trận cãi vã liên miên, bạn có thể cảm thấy kỳ lạ nếu mối quan hệ hiện tại của bạn lại chẳng có xung đột gì. Bạn thấy có gì đó sai sai hoặc lo lắng tự hỏi liệu mọi chuyện có tốt đến vậy không. Yên tâm đi, có lẽ bạn không có gì phải lo lắng. Mặc dù sự bất đồng thỉnh thoảng xảy ra giữa các cặp đôi là điều lành mạnh, nhưng sự êm ả trong giai đoạn đầu của mối quan hệ cũng là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, có khả năng là bạn và nửa kia của bạn thực ra cũng có bất đồng đấy – nhưng nó được giải quyết một cách thỏa đáng nên bạn không nhận ra đó thôi! Dù trong trường hợp nào, nếu bạn muốn biết một cặp đôi cãi nhau ở mức độ nào được coi là bình thường và liệu mình có gặp phải vấn đề gì không thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đó.

Question 1 của 6:

Một cặp đôi không bao giờ cãi nhau có phải là điều bình thường không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều này là hoàn toàn bình thường nếu hai người đến với nhau chưa quá một năm.
    Thời kỳ “trăng mật” là giai đoạn đầu trong mối quan hệ khi mọi thứ còn tươi mới. Những cặp đôi thường không cãi nhau trong thời kỳ này vì sự phấn chấn và động lực của tình yêu giúp khỏa lấp mọi thứ có thể gây xung đột. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng, thế nên bạn đừng lo khi hai bên không cãi cọ gì nếu bạn mới ở bên cạnh người ấy chưa đến một năm![1]
    • Nếu đã qua một năm mà hai người vẫn không có gì để tranh cãi thì cũng chưa phải lo. Mỗi cặp đôi một khác, và thời kì trăng mật của bạn có thể dài hơn mức trung bình.
    • Nếu hai người bắt đầu cãi nhau sau 6-12 tháng, bạn cũng đừng cho là có vấn đề gì nghiêm trọng. Điều này là hoàn toàn bình thường, và dù rằng lúc này bạn có bực bội thì đây cũng là một bước quan trọng trong sự phát triển của mối quan hệ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trong mối quan hệ lâu dài thì hầu như không thể nào không có tranh cãi.
    Thế gian này không ai hoàn toàn giống ai, và thật là ngớ ngẩn nếu chúng ta mong đợi hai người trong mối quan hệ ràng buộc lại không bao giờ có va chạm. Cặp đôi nào cũng có bất đồng, và như vậy cũng không sao. Nếu bạn và bạn đời đã bắt đầu cãi nhau và bạn đang lo rằng đó là dấu hiệu cảnh báo thì cũng đừng căng thẳng. Điều này là hoàn toàn bình thường và lành mạnh.[2]
    • Hãy nghĩ xem hai người phải hợp ý nhau về bao nhiêu thứ để không bao giờ tranh cãi khi ở bên nhau lâu dài. Từ chuyện bữa tối ăn gì, thuê căn hộ đầu tiên ở đâu, khi nào thì kết hôn, rồi thì nuôi dạy con cái theo tôn giáo nào – hai người sẽ phải hòa hợp về tất cả những điều đó. Thật là phi thực tế!
    Quảng cáo
Question 2 của 6:

Có lành mạnh không nếu một cặp đôi không bao giờ cãi nhau?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Có, nếu ít ra giữa  hai người cũng có những bất đồng.
    Chúng ta thường hình dung cảnh xung đột của các cặp đôi là những trận đấu khẩu ngùn ngụt giận dữ. Thực tế thì không phải cứ la hét mới là xung đột. Những cuộc đối thoại ôn tồn khi hai người không đồng ý với nhau cũng được xem là tranh cãi. Nếu bạn và người kia ít nhất cũng có những cuộc đối thoại như vậy thì đừng lo lắng chỉ vì hai người không bao giờ to tiếng với nhau.[3]
    • Cùng có thể hai bạn vẫn cãi nhau suốt nhưng không cảm thấy đó là xung đột. Nếu hai bạn có những bất đồng dù không ồn ào thì cũng kể như là cãi nhau. Chì là bạn đã rất khéo xử lý!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điều này là không lành mạnh nếu một trong hai người cố tránh né các chủ đề khó chịu.
    Cũng có những cặp đôi không bao giờ bất đồng hoặc cãi nhau cả, chẳng qua là vì một người cố tình lảng tránh những vấn đề không vui nào đó. Điều này thực ra không tốt, vì những cảm xúc tiêu cực sẽ tích tụ theo thời gian, từ đó dẫn đến những bức xúc, oán hờn và tức giận. Nếu hai bạn dường như chuyện gì cũng đồng ý với nhau và điều này đã diễn ra nhiều năm nay, có lẽ hai bạn nên ngồi xuống và trò chuyện xem liệu có vấn để gì tiềm ẩn giữa hai người không.[4]
    • Trò chuyện với đối phương để họ biết rằng bạn sẽ không giận nếu họ đang có ý nghĩ nào trong đầu. Như vậy, bạn có thể giúp cho họ mở lòng.
    • Nếu bạn bực bội với điều gì đó mà bao lâu nay vẫn tránh nhắc đến, hãy cân nhắc ghi lại cảm giác của bạn và gửi cho bạn đời. Thường thì người ta sợ nói ra thành tiếng, và nhiều người cảm thấy dễ dàng xử lý cảm xúc trên giấy hơn.
    Quảng cáo
Question 3 của 6:

Liệu có mối quan hệ nào không có tranh cãi không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều này thường xảy ra khi một người lấn át người kia.
    Trong khi nhiều người nổi giận khi cảm thấy mình bị lép vế, một số người lại im lặng – đặc biệt nếu họ cần điều gì đó từ đối phương và không có nơi nào khác để đi. Những cuộc tranh cãi thường không xảy ra trong các mối quan hệ không lành mạnh mà một người có quyền lực áp đảo.[5]
    • Ví dụ, nếu một người ở nhà nội trợ không có thu nhập và phải phụ thuộc vào sự chu cấp của người kia, vậy thì thật dễ hiểu là người ở nhà thường phải nhẫn nhịn để tránh xung đột.
    • Phương pháp trị liệu tâm lý về tình yêu và hôn nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho những cặp đôi này. Mối quan hệ bất bình đẳng đã ăn sâu bén rễ có thể rất khó xử lý nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mọi mối quan hệ lành mạnh thường có (và nên có) các cuộc tranh cãi.
    Cãi vã đương nhiên là không vui gì, nhưng nó lại là điều quan trọng cho sự ổn định và lành mạnh trong mối quan hệ. Nếu bạn mong đợi một mối quan hệ hoàn hảo mà bạn và người bạn yêu không bao giờ tranh cãi thì bạn sẽ khó mà tránh khỏi thất vọng.[6] Hãy tìm một người tử tế và đối xử với bạn bằng sự tôn trọng. Miễn là họ đáp ứng được hai tiêu chuẩn này thì những cuộc tranh cãi giữa hai bên sẽ không đi quá xa.[7]
    • Nếu muốn có cuộc sống gia đình êm ấm ít cãi vã, bạn hãy tìm người có niềm tin và quan điểm tương đồng với mình. Cách nhìn tương đồng về chính trị, tôn giáo và triết lý sẽ giúp hai bạn tránh được nhiều cuộc tranh cãi dữ dội.[8]
    Quảng cáo
Question 4 của 6:

Việc tranh cãi đem lại những lợi ích nào cho các cặp đôi?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nó giúp mỗi người khẳng định lại sự độc lập và đặt ra các ranh giới.
    Các cuộc tranh cãi thể hiện ranh giới của mỗi người trong mối quan hệ. Đây là điều sống còn của một mối quan hệ lành mạnh. Nếu một người không thể chịu được đống bát đĩa chưa rửa và rất coi trọng việc này thì phải đặt vấn đề từ sớm. Những cuộc tranh cãi cũng nhắc nhở cặp đôi rằng mỗi người là một cá thể riêng biệt. Một cặp đôi tự chủ là cặp đôi hạnh phúc![9]
    • Sự tự chủ là khả năng kiểm soát bản thân. Tranh cãi là một cách để người ta cho đối phương biết “Tôi muốn kiểm soát khía cạnh này của mối quan hệ”. Đây chính là điều mấu chốt trong việc thương lượng quyền lực và tôn trọng lẫn nhau của cặp đôi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nó giúp bạn tập xử lý các bất đồng nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai.
    Nhờ những chuyện cãi cọ lặt vặt mà hai người có thể học cách cãi nhau sao cho hiệu quả. Điều này có vẻ chỉ là chuyện nhỏ, nhưng tranh cãi cũng là một kỹ năng, và việc nắm được kỹ năng này trước khi cần đến là điều quan trọng. Một ngày nào đó, bạn và bạn đời có thể bất đồng với nhau về một chuyện lớn như kết hôn, sinh con hoặc các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Học cách giải quyết tốt các bất đồng ở điểm này là điều cần thiết.[10]
    • Mỗi cặp đôi có các mâu thuẫn khác nhau, và việc nhận ra điều gì khiến người kia tức giận, điều gì gây leo thang căng thẳng và điều gì giúp hạ nhiệt sẽ là một kỹ năng quan trọng vào một thời điểm nào đó!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chu kỳ “cãi nhau rồi làm lành” sẽ giúp củng cố mối gắn kết giữa hai bên.
    Những va chạm có thể khiến con người xích lại gần nhau, và điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ tình cảm. Những xung đôt về những chuyện quan trọng với cả hai có thể khiến người ta đau khổ khi nó xảy ra, nhưng sự thỏa hiệp và làm lành thường giúp hai người gần gũi hơn. Ở điểm này thì sự xung đột sẽ làm cho mối quan hệ của bạn bền chặt hơn![11]
    • Một kịch bản không đúng với nhận định trên là khi bạn và bạn đời hết lần này đến lần khác cãi nhau về cùng một vấn đề. Đó thường là dấu hiệu cho thấy hai người cần phải giải quyết các vấn đề mà có thể bạn chưa xác định được.
    Quảng cáo
Question 5 của 6:

Làm sao tôi biết được việc chúng tôi không cãi nhau là đáng lo?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đây là vấn đề đáng lo ngại nếu nhu cầu của ai đó không được đáp ứng.
    Nếu một trong hai người không có được điều cơ bản mà họ cần trong mối quan hệ thì việc không có xung đột là đấu hiệu cho thấy đó là mối quan hệ không cân bằng. Cả hai phải cảm thấy thoải mái bày tỏ mong muốn của mình, và nếu ai đó không làm vậy chỉ để tránh xung đột thì việc này cần phải được xử lý.[12]
    • Nếu bạn là người có những nhu cầu không được đáp ứng, hãy bảo bạn đời cùng ngồi xuống và nói “Anh/em định nói chuyện với anh từ lâu rồi, nhưng anh/em cứ do dự mãi, anh/em muốn…” Cố gắng trao đổi với thái độ bình tĩnh và hòa dịu, và nếu có va chạm một chút thì cũng không sao! Bạn sẽ vượt qua được.
    • Nếu bạn cảm thấy người kia cần điều gì đó mà không nói ra, hãy thường xuyên nhắc họ rằng bạn chỉ mong họ được hạnh phúc và bạn sẽ không phiền nếu họ có chuyện muốn nói. Một số người cần được thông cảm mới thoải mái bày tỏ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đây là một vấn đề tiềm ẩn nếu một trong hai người cố né tránh xung đột.
    Nếu có một mâu thuẫn nào đó mà bạn hoặc đối phương luôn muốn lảng tránh thì các cảm xúc tiêu cực sẽ chất chứa và ngày một dồn lại nặng nề hơn. Nếu bạn buồn bực về chuyện gì thì hãy nói ra! Nếu bạn nghĩ người kia có điều gì phiền muộn, hãy khuyến khích họ mở lòng. Cho dù bây giờ nó có gây tranh cãi, nhưng về lâu dài bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.[13]
    • Nếu thỉnh thoảng bạn nhận thấy bạn đời có vẻ xa cách và hình như giận bạn chuyện gì mà không nói, hãy nhắc rằng họ có thể nói ra những gì đang nghĩ và đừng lo bạn tức giận. Nếu họ mở lòng, hãy cảm ơn họ vì đã thẳng thắn – cho dù những lời trách móc của họ có thể khiến bạn bực bội vào lúc đó.
    • Nếu bạn bực mình chuyện gì đó nhưng thực sự không muốn cãi vã, hãy cho đối phương biết điều đó! Chẳng hạn như “Anh không muốn gây tranh cãi vì anh quan tâm đến cảm xúc của em, nhưng mà anh rất buồn khi em…”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nếu cả hai đều vui và mọi việc đều tốt, bạn không phải lo vì hai bạn không cãi nhau.
    Mỗi cặp đôi có tần suất và mức độ tranh cãi khác nhau.[14] Miễn là hai bạn yêu nhau, cảm thấy hạnh phúc và gắn bó với nhau thì đừng quá lo chỉ vì giữa hai bên không có xung đột. Chỉ khi nào giữa hai bạn có vấn đề tiềm ẩn lớn thì mới đáng lo, thế nên nếu hai bạn vẫn vui vẻ thì đừng nghĩ quá nhiều![15]
    Quảng cáo
Question 6 của 6:

Tôi nên tranh cãi với bạn đời như thế nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói điều tích cực về họ trước khi phê bình, giữ bình tĩnh và tự chủ.
    Chủ động nói điều gì đó tốt đẹp và tích cực trước khi chuyển sang phàn nàn hoặc phê bình. Cách này sẽ làm dịu những cảm giác tiêu cực và giữ sự điềm tĩnh cần thiết. Sẽ chẳng có lợi gì nếu hai bên quát tháo nhau. Thái độ hòa nhã, thành thật và thiện chí là điều cốt lõi để cuộc tranh cãi có kết quả tốt.[16]
    • Ví dụ, nếu bạn buồn phiền vì chồng bạn chẳng bao giờ tặng hoa cho bạn, hãy nói “Em yêu anh rất nhiều và em biết là anh bày tỏ tình yêu với em theo cách riêng của anh, nhưng em rất vui sướng khi thỉnh thoảng anh tặng quà cho em.”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung nói về hành vi thay vì tính cách cá nhân.
    Hãy tự nhủ rằng đây là việc “chúng ta đấu với rắc rối”, không phải là “anh đấu với em”. Với quan điểm này, tiêu điểm của bạn phải đặt vào hành động của đối phương chứ không phải là con người họ. Khi bạn bắt đầu chỉ trích tính cách của người kia thì họ có thể bắt đầu thủ thế với bạn.[17]
    • Đây là lúc những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ nhất sẽ hữu ích. Những câu nói bắt đầu bằng “Anh/Em chẳng bao giờ…” hoặc “Anh/Cô thật là…” có thể khiến người kia có cảm giác như bị tấn công. Hãy nghĩ đến sự khác biệt giữa hai câu “Anh thật là bừa bãi,” và “Em thấy nhiều khi anh không dọn dẹp sau khi làm xong việc.”
    • Một ví dụ khác, bạn có thể rất tức giận khi đối phương mãi không gọi điện hay nhắn tin lại. Có lẽ bạn chỉ muốn bật ra câu trách móc “Anh ít quan tâm đến em đến nỗi không thèm bắt điện thoại.” Họ sẽ nghe thấy gì ở đây? “Anh đâu có quan tâm gì đến em…” Thay vào đó, bạn có thể nói “Nếu anh trả lời em ngay khi em gọi điện hoặc nhắn tin thì tốt quá.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sắp xếp thời gian cho việc tranh cãi và đề nghị tạm nghỉ nếu mọi chuyện bắt đầu nóng lên.
    Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng việc sắp xếp thời gian để tranh cãi có thể giúp bạn tháo ngòi nổ của những xung đột. Nó giúp cho cả hai có thời gian nguội bớt và xử lý cảm xúc. Thêm nữa, thời gian “tạm nghỉ” cũng giúp cho cuộc tranh cãi không vượt khỏi tầm kiểm soát. Điều này sẽ rất hữu ích nếu những bất đồng bắt đầu biến thành các trận đấu khẩu lớn tiếng.[18]
    • Trái với suy nghĩ của nhiều người, bạn hoàn toàn có thể đi ngủ khi tức giận. Đôi khi, chỉ riêng giấc ngủ cùng có thể giúp người ta có thời gian cần thiết để nguội bớt và xử lý các vấn đề có trong đầu.[19]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn và bạn đời đang cố gắng tìm cách tranh cãi sao cho hiệu quả, hãy đến gặp chuyên gia tư vấn tình yêu, hôn nhân và gia đình. Những lời khuyên của chuyên gia có thể giúp hai bạn xử lý các vấn đề gai góc theo cách hữu ích.[20]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ gia đình, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng đang điều hành các nhóm tại The Villa Treatment Center dành cho những người đang cai nghiện rượu và ma túy. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình "The Dr. Debra and Therapist Kelli Show” trên LA Talk Radio. Bạn có thể xem tác phẩm của cô trên Instagram @kellimillertherapy và trang web www.kellimillertherapy.com. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida. Bài viết này đã được xem 4.418 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 4.418 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo