Cách để Cãi nhau như thế nào là bình thường đối với một cặp đôi? Tranh cãi lành mạnh và độc hại khác nhau thế nào

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn muốn biết mức độ cãi nhau giữa bạn và bạn đời có bình thường và lành mạnh không thì bạn không đơn độc đâu. Thật khổ sở khi cảm thấy mình bị mắc kẹt trong cuộc chiến với người mà bạn quan tâm nhất đời, và những cảm xúc đọng lại sau cuộc cãi vã có thể khiến bạn tự hỏi liệu mối quan hệ của mình có ích gì hay không. Chúng tôi có tin tốt cho bạn đây – cãi nhau là điều lành mạnh, có lợi và hoàn toàn bình thường. Nếu bạn muốn biết vì sao lại như vậy và học vài bí quyết để xử lý các xung đột sao cho hiệu quả hơn, hãy đọc các giải đáp của chúng tôi dưới đây.

Question 1 của 9:

Cãi nhau với bạn đời như thế nào là bình thường?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cãi nhau là điều hết sức bình thường và là biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh.
    Nếu bạn có đôi chút lo lắng vì đang cãi nhau với bạn đời thì hãy thở phào nhẹ nhõm đi. Trên đời này không bao giờ có hai người có suy nghĩ và hành vi hoàn toàn trùng khớp. Thỉnh thoảng xảy ra va chạm là điều hết sức bình thường, và bạn đừng tự động cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn. Thực ra, khả năng bạn có mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc sẽ cao gấp bội nếu thỉnh thoảng hai người có những bất đồng, miễn là được giải quyết một cách tôn trọng và hợp lý.[1]
    • Sự xung đột khẳng định lại quyền độc lập của mỗi người. Nếu lúc nào cũng đồng thuận với đối phương về tất cả mọi việc, bạn sẽ mất đi cái tôi của mình. Sự bất đồng thỉnh thoảng xảy ra sẽ nhắc cho mỗi người nhớ rằng hai bạn là hai người khác biệt, ngoài ra còn tạo sự hứng thú cho các cuộc trò chuyện, góp thêm các ý tưởng hay và giúp hai bên hiểu nhau hơn.
    • Các cuộc tranh cãi có thể thiết lập lại các ranh giới hiện có. Sự tranh cãi có thể báo hiệu điều gì là được phép, điều gì không, và đó là một phần thiết yếu của bất cứ mối quan hệ lành mạnh nào.
    • Những cuộc cãi cọ nhỏ nhặt sẽ giúp bạn tập luyện cho các xung đột lớn hơn trong tương lai. Những tranh cãi về những thứ “linh tinh” sẽ chuẩn bị cho bạn cách xử trí các vấn đề lớn hơn mà bạn có thể đối mặt khi kết hôn hoặc sống bên nhau lâu dài.
    • Sự tranh cãi cũng giúp thắt chặt mối gắn kết giữa hai bên. Nghe thì lạ lùng, nhưng phần làm hòa của cuộc tranh cãi thực sự sẽ giúp hai bạn xích lại gần nhau hơn.
    Quảng cáo
Question 2 của 9:

Cặp đôi không bao giờ cãi nhau thì có lành mạnh không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không, nói chung thì điều này cũng đồng nghĩa là có ai đó đang né tránh xung đột.
    Nếu bạn và bạn đời không bao giờ cãi nhau thì có thể là một trong hai người đang kìm nén. Khó có chuyện hai người luôn ở bên nhau mà lại hoàn toàn hợp ý nhau về tất cả mọi thứ. Nếu hai bên không hề tranh cãi bao giờ thì rất có thể một trong hai người (hoặc cả hai) không nói thật những gì mình nghĩ, và điều này sẽ rất đáng lo ngại về lâu về dài.[2]
    • Đừng lo lắng vì hai bên không có tranh cãi nếu hai bạn quen nhau chưa lâu. Những va chạm sẽ xảy ra một cách tự nhiên theo thời gian. Các mối quan hệ trong giai đoạn đầu diễn ra êm đềm là rất thường thấy.[3]
    • Không phải cứ cãi nhau nhiều mới được xem là mối quan hệ lành mạnh. Tranh cãi chỉ một vài lần mỗi năm cũng hoàn toàn ổn. Tần suất tranh cãi ở mỗi cặp đôi một khác.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Theo thời gian, sự né tránh còn nguy hiểm hơn cả tranh cãi.
    Càng để lâu thì việc lảng tránh mâu thuẫn sẽ càng gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu một trong hai bạn dồn nén ấm ức trong lòng thì điều này có thể dẫn đến sự oán giận, bức bối và thất vọng. Nếu hai bạn đã ở nhau một thời gian dài mà dường như giống trường hợp này thì việc trò chuyện để xem vì sao hai bạn không bao giờ cãi nhau cũng xứng đáng. Phải – hai bạn cần tranh cãi vì sao mình không tranh cãi![5]
    • Sự né tránh có thể tạo nên bầu không khí mà trong đó cặp đôi càng ngày càng khó nói chuyện thẳng thắn.
    • Những chuyện bực bội lặt vặt khi tích tụ lại dần dần cũng trở thành chuyện lớn.
    • Sự lảng tránh liên tục còn khiến cặp đôi khó thiết lập các giới hạn vì cả hai đều không biết được đâu là ranh giới của người kia.
    • Nếu bạn thường tránh một cuộc đối thoại khó nói, sự căng thẳng khi lúc nào cũng phải cố gắng không đụng chạm đến vấn đề đó sẽ tích tụ lại sẽ khiến bạn lo sợ hoặc buồn phiền khi ở bên cạnh bạn đời.
    Quảng cáo
Question 3 của 9:

Cãi nhau hàng ngày thì có bình thường không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngày nào cũng...
    Ngày nào cũng cãi nhau là bình thường (đến một mức độ nào đó) nếu hai bên đang thương lượng với nhau về một vấn đề phức tạp. Nếu hai người đang bất đồng về một vấn đề phức tạp thường trực – chẳng hạn như một khoản nợ lớn, thói nghiện ngập hoặc chuyện ngoại tình – vậy thì thật dễ hiểu vì sao ngày nào cũng xảy ra cãi vã. Nếu các cuộc tranh cãi diễn ra bình tĩnh và hiệu quả thì mâu thuẫn sẽ không kéo dài nhiều tháng và cũng không phải là thảm họa.[6]
    • Việc xử lý và thấu hiểu các vấn đề phức tạp cần có thời gian. Những vấn đề như ngoại tình không thể giải quyết được chỉ trong ngày một ngày hai.
    • Các cuộc tranh cãi này không nên kéo dài nhiều tháng. Tuy nhiên, cãi nhau một tuần hoặc bất đồng vài ngày thì không phải là vấn đề lớn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sẽ là không bình thường nếu hai người ngày nào cũng cãi nhau vì những việc nhỏ nhặt.
    Nếu suốt ngày hai người gây gổ chỉ vì những thứ lặt vặt thì đã có chuyện gì đó không ổn.[7] Điều này thường xảy ra khi giữa hai bên có một vấn đề tiềm ẩn không được giải quyết. Hãy lùi lại một bước và ngồi xuống nói chuyện với người kia. Cố gắng giữ thái độ điềm tĩnh và tôn trọng để thảo luận về những khúc mắc. Nếu không có kết quả, hai bạn có thể tìm đến chuyên gia tư vấn. Họ sẽ giúp hai bạn hiểu gốc rễ của vấn đề.[8]
    • Ví dụ, nếu một người cảm thấy người kia không tôn trọng mình, họ có thể nổi cáu vì bát đĩa chưa rửa, vì người kia trêu ghẹo gì đó hoặc không bắt máy khi họ gọi điện thoại. Nếu căn nguyên của vấn đề chưa được giải quyết thì hai bên vẫn còn hục hặc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phần lớn tùy thuộc vào việc bạn thoải mái đến mức nào với việc tranh cãi.
    Việc cãi nhau mỗi ngày có phải là vấn đề hay không phần lớn tùy thuộc vào cảm giác của bạn và nửa kia của bạn về chuyện này. Nếu cả hai đều thích tranh luận và đều lớn lên trong một môi trường sống với nhịp điệu hối hả mà mọi người thường xuyên tranh cãi (không liên quan đến yêu đương), có lẽ bạn sẽ hoàn toàn ổn với việc này. Nếu cả hai đều không căng thẳng vì cãi cọ thì có lẽ chẳng có chuyện gì to tát ở đây.[9]
    • Điều này sẽ trở thành vấn đề nếu sự tranh cãi gây căng thẳng cho bạn, bạn đời của bạn hoặc cả hai. Bạn không nên ngày nào cũng chịu đựng điều gì đó khiến bạn không vui.
    • Mọi người đều có ngưỡng giới hạn trong vấn đề này, do đó bạn nên tập trung vào cảm giác mà nó gây ra cho bạn hơn là mức độ thường xuyên của những cuộc tranh cãi.
    Quảng cáo
Question 4 của 9:

Cãi nhau ở mức độ nào thì quá nhiều?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Các cuộc cãi vã xảy ra thường xuyên như thế nào không quan trọng bằng mức độ căng thẳng.
    Nếu một trong hai người la hét đến đỏ mặt tía tai thì nghĩa là không ổn. Chúng ta thường hình dung “cãi nhau” là hung hăng, giận dữ và căng thẳng, nhưng đó thường là cảnh tượng tệ nhất về việc này. Nếu những bất đồng giữa hai bên được xử lý một cách hợp lẽ, tôn trọng, điềm tĩnh và thỏa đáng thì bạn không cần phải đếm những cuộc tranh cãi – việc này là hoàn toàn ổn.[10]
    • Có lẽ mỗi năm có 6-10 cuộc tranh cãi bình tĩnh sẽ tốt hơn là một trận cãi vã dữ dội mà sau đó cả hai không nói chuyện với nhau hàng tháng trời.
Question 5 của 9:

Tôi phải làm sao để các cuộc tranh cãi có hiệu quả hơn?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tiếp cận cuộc đối thoại bằng thái độ cảm thông và điềm tĩnh.
    Nếu bạn tiếp cận vấn đề với tâm thế “tôi đối đầu với anh/cô” thay vì “chúng ta đối đầu với vấn đề”, mọi thứ sẽ rất nhanh chóng đi chệch hướng. Hãy lắng nghe bạn đời một cách chủ động, đừng ngắt lời và dùng giọng nói ôn tồn để trả lời – ngay cả khi bạn thực sự bực bội. Nếu cả hai đều bình tĩnh và tôn trọng, hai bạn có thể tìm được một giải pháp.[11]
    • Hãy tự nhủ trong đầu “Đây là người mình yêu, người mà mình quan tâm, đừng nói điều gì để về sau phải hối hận.”
    • Đừng cố gắng giành phần thắng. Không có ai thắng ai ở đây cả. Đây không phải là trận đấu – mục đích của bạn là giải quyết vấn đề. Mục đích này chỉ đạt được nếu bạn không tiếp cận cuộc tranh cãi như một cuộc thi đấu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt ra các...
    Đặt ra các nguyên tắc cơ bản và thời gian tạm dừng mỗi khi cuộc đối thoại có dấu hiệu tăng nhiệt. Chọn thời điểm nói chuyện khi hai người bình tĩnh và đặt ra các nguyên tắc. Thỏa thuận là không ngắt lời nhau và chỉ tập trung vào vấn đề. Nếu có điều gì đó “vượt quá giới hạn”, hãy thảo luận trước với nhau. Nghĩ ra một từ khóa an toàn (từ “hết giờ”chẳng hạn) để bạn có thể dừng cuộc đối thoại nếu một trong hai người cảm thấy căng thẳng.[12]
    • Sắp xếp thời gian để cãi nhau! Khi biết trước về thời gian sẽ tranh cãi, bạn sẽ tránh được nhiều chuyện khó đoán trước.
    • Bắt đầu các cuộc tranh cãi bằng cách giao hẹn với nhau về một chủ đề. Như vậy, cả hai bạn sẽ cùng tìm kiếm một giải pháp thay vì cứ luẩn quẩn không giải quyết được gì. Điều này đặc biệt quan trọng nếu hai bạn cứ cãi đi cãi lại về một vấn đề, khi mà không có bản đồ dẫn đường cho cuộc tranh cãi!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng các câu có chủ ngữ ở ngôi thứ nhất để tránh gây cảm giác như tấn công người kia.
    Những câu như “Anh/Em chẳng bao giờ…” hoặc Anh/Em không…” sẽ khiến cho bầu không khí căng thẳng như trên võ đài. Hãy nhìn từ quan điểm cá nhân của bạn và nói về cảm giác của bạn. Đây là một trong những việc nhỏ có thể cải thiện chất lượng của cuộc đối thoại khi hai bên có bất đồng.[13]
    • Ví dụ, giả sử như bình thường bạn vẫn nói “Anh chẳng bao giờ chịu don dẹp nhà cửa cả. Anh suốt ngày chỉ bày bừa thôi! Anh làm bẩn hết cả bếp làm em phải dọn dẹp hết cả hơi.” Hãy thử dùng quy tắc trên bằng cách nói “Em cảm thấy em phải làm mọi việc khi căn bếp bừa bộn như thế này. Em biết là em hơi khó tính, nhưng em coi trọng việc này.”
    • Những ngôn từ khó nghe bật ra lúc này sẽ chẳng giải quyết được gì. Hãy hết sức tránh làm vậy.
    Quảng cáo
Question 6 của 9:

Các cuộc tranh cãi bắt đầu từ khi nào là bình thường?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xung đột thường bắt đầu khi thời kỳ trăng mật kết thúc.
    Khi mối quan hệ vẫn còn mới mẻ và thú vị, bạn thường lãng mạn hóa mọi việc và bỏ qua mọi vấn đề tiềm ẩn. Điều này thì hoàn toàn không có gì sai. Một khi giai đoạn ban đầu này đã qua, các cặp đôi bắt đầu trở về hiện thực. Đây là lúc những cuộc tranh cãi bắt đầu xảy ra và điều này là rất đỗi bình thường.[14]
    • Đáng ngạc nhiên là thời kỳ trăng mật thường kéo dài từ 6-12 tháng! Thế nên bạn đừng lo rằng mối quan hệ của mình đang ở trên bờ vực thẳm nếu hai bạn ở bên nhau cả năm không có xung đột gì mà bây giờ bỗng dưng lại cãi nhau.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dần dần, những tranh cãi giữa hai bạn sẽ phát triển nhịp điệu và “phong cách”.
    Mỗi một cặp đôi có cách tranh cãi khác nhau. Qua thời gian, bạn và bạn đời sẽ tạo nên một kiểu cãi nhau. Nếu cả hai đều giữ thái độ tôn trọng, công bằng và cảm thông khi cãi nhau thì mối quan hệ giữa hai người sẽ định hình đặc tính riêng.[16]
    • Một số cặp đôi có những cuộc tranh cãi rất nhỏ nhẹ, từ tốn. Những cặp khác thì có giọng điệu như đang làm việc. Một số cặp lại cãi nhau đến bật khóc, số khác thì hòa giải bằng cách làm tình để sau đó tranh cãi ôn hòa hơn. Mỗi cặp có một kiểu cách riêng.
    • Tranh cãi cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu trong mối quan hệ và các cuộc tranh cãi giữa hai người không có hiệu quả, hãy tiếp tục cố gắng![17]
    Quảng cáo
Question 7 của 9:

Như thế nào là một mối quan hệ độc hại?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một mối quan hệ độc hại về cơ bản là gây tổn thương và không lành mạnh.
    Thái độ không thành thật, xâm phạm ranh giới và thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau đều góp phần tạo nên môi trường độc hại. Nếu bạn không cảm thấy mình cùng một đội với người kia thì nghĩa là đang có gì đó không ổn. Một chuyên gia tư vấn tình yêu và hôn nhân cũng có thể giúp ích rất nhiều.[18]
    • Mặc dù các mối quan hệ độc hại có thể được cải thiện, nhưng thực tế cho thấy không phải cặp đôi nào cũng ở bên nhau lâu dài. Bạn có quyền chấm dứt một mối quan hệ không lành mạnh.
    • Tuyệt đối đừng chịu đựng sự bạo hành. Không có cách nào để sửa chữa một mối quan hệ mà một bên bạo hành người kia về thể xác, cảm xúc hoặc lời nói.
Question 8 của 9:

Làm sao tôi biết một trận cãi nhau trở thành độc hại?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đe dọa và ra tối hậu thư là những hành vi cho thấy tình hình bắt đầu xấu đi.
    Bất cứ những hành vi nào kiểu như “nếu anh/cô không (…) thì tôi sẽ (…)” đều là các dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đang xấu đi và việc tranh cãi không có tác dụng nữa . Xung đột trong mối quan hệ không nên bao gồm sự mặc cả hoặc cấm đoán hành vi của bạn đời. Tối hậu thư và các lời đe dọa là dấu hiệu cho bạn biết nên dừng tranh cãi và chỉ nói chuyện lại khi cả hai đã bình tĩnh hơn.[19]
    • Người ta thường có kiểu hành động thái quá này khi quá nóng giận, do đó điều cần thiết là dừng đối thoại nếu bạn hoặc đối phương bắt đầu nổi nóng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chửi rủa và công kích cá nhân là những hành vi độc hại trong mối quan hệ.
    Nếu một trong hai người bắt đầu đi chệch chủ đề tranh cãi và hành xử hung hăng như lăng mạ hoặc chửi rủa, hãy ngừng lời. Cuộc đối thoại có thể biến thành một sàn chiến với những lời mạt sát qua lại cho đến khi có người bị tổn thương. Hãy chỉ ra hành vi đó, chỉnh lại cuộc đối thoại, và quay trở lại chủ đề chính hoặc kết thúc cuộc tranh cãi.[20]
    • Ví dụ, nếu người kia chửi rủa bạn, bạn có thể nói: “Này, như vậy là không công bằng đâu. Em không lăng mạ anh, thế nên anh đừng có nói những lời khó nghe đó với em. Như vậy không có ích gì đâu.” Nếu không được, bạn hãy rời khỏi cuộc tranh cãi.
    • Hãy nghĩ về sự khác biệt giữa “Em cảm thấy anh đang cư xử vô trách nhiệm,” với “Anh thật là vô trách nhiệm.” Tập trung vào cảm giác của bạn thay vì hành vi của họ, và đừng hạ thấp đối phương.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bất cứ hành vi gây hấn nào về thể chất đều hoàn toàn không chấp nhận được.
    Bạo hành gia đình tuyệt đối không được chấp nhận. Bất cứ ai đập phá đồ đạc, ném đồ hoặc động tay động chân với người kia thì nghĩa là họ đã vượt qua giới hạn. Hãy rời đi và tìm sự giúp đỡ. Bạn không có lỗi và bạn hoàn toàn không đơn độc. Đừng tìm lý do dung túng cho hành vi đó.[21]
    • Đừng ngần ngại gọi cảnh sát phản ứng nhanh 113 (911 ở Mỹ) nếu bạn cảm thấy nguy hiểm. Bạn cũng có thể gọi vào đường dây nóng phòng chống bạo lực gia đình số 1900 1768 (ờ Mỹ, số này 1-800-799-7233 hoặc 1-800-787-3224 (TTY) để nhờ giúp đỡ.
    Quảng cáo
Question 9 của 9:

Điều gì khiến các cặp đôi cãi nhau?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhiều cuộc cãi vã xuất phát từ việc nhầm lẫn trong giao tiếp.
    Có thể ai đó nói điều gì sai, tưởng đối phương mỉa mai hoặc hiểu lầm một lời nói buột miệng. Nếu hai người không thể giao tiếp với nhau một cách thỏa đáng và chân thành thì đủ kiểu cãi vã sẽ phát sinh. Đây là lúc hai bên phải lùi lại để hiểu nhau.[22]
    • Đây là một trong những lý do mà vì sao hai người cần trung thực và mở lòng. Nếu bạn có thói quen không chia sẻ cảm xúc hoặc không nói thật những điều đang nghĩ thì những mâu thuẫn có thể nảy sinh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sự thiếu cam kết cũng là nhân tố lớn gây bất đồng.
    Có nhiều dạng thiếu cam kết, nhưng nguyên nhân ẩn sau đó thường như nhau – một người mong đợi người kia cam kết ở mức độ mà họ không đạt được. Những việc như đến trễ hẹn, không bao giờ tặng quà hoặc từ chối tiến xa hơn trong mối quan hệ, sự mất cân bằng trong kỳ vọng về sự cam kết là nhân tố lớn nhất gây xung đột.[23]
    • Vì điều này mà các cặp đôi hay cãi nhau về những việc như rửa bát đĩa chẳng hạn. Một người chờ đợi người kia làm tròn trách nhiệm chăm sóc nhà cửa, và khi không đạt được thì họ cảm thấy người kia đã vi phạm cam kết.[24]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Những khác biệt trong các giá trị mà hai bên coi trọng cũng là các nhân tố phổ biến gây xung đột.
    Nếu một trong hai bạn có đức tin tôn giáo hoặc quan điểm chính trị khác với người kia thì mâu thuẫn lớn có thể phát sinh. Xung đột cũng thường xảy ra khi hai bên có những mong muốn khác nhau về tài chính hoặc con cái trong tương lai. Những vấn đề cốt lõi tiềm ẩn này có thể gây xung đột nghiêm trọng.[25]
    • Những cuộc đối thoại này thường biến thành những trận cãi vã vì các vấn đề này mang tính cá nhân sâu sắc và khó dung hòa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tìm được cách giải quyết cho các vấn đề này nêu giữ được bình tĩnh và kiên nhẫn. .
    • Tin tốt ở đây là, nếu bạn có thể sớm tìm được sự thỏa hiệp thì các vấn đề này thường rất dễ khắc phục. Nếu bạn đang nợ nần mà người yêu bạn thì giàu, những quy tắc như “Không chọn các kỳ nghỉ xa hoa khi chưa trả hết nợ và chỉ nhận quà chứ không mượn tiền” có thể giúp hai bạn tránh cãi nhau.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Asa Don Brown, PhD, DNCCM, FAAETS
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Asa Don Brown, PhD, DNCCM, FAAETS. Tiến sĩ Asa Don Brown là nhà tâm lý học lâm sàng với hơn 25 năm kinh nghiệm. Ông chuyên hỗ trợ các gia đình, trẻ em và cặp đôi, điều trị các vấn đề loại rối loạn tâm lý, sang chấn tâm lý và bạo hành. Bên cạnh đó, ông cũng có chuyên môn đàm phán và thu thập thông tin. Tiến sĩ Brown là diễn giả và tác giả của ba quyển sách, và viết bài cho nhiều tạp chí, tạp chí khoa học và ấn bản phổ biến. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành Thần học và Tôn giáo với chuyên ngành phụ là Marketing, và bằng cử nhân chuyên ngành Tham vấn trong mảng Hôn nhân và Gia đình của Đại học Great Falls. Tiến sĩ Brown còn có bằng tiến sĩ Tâm lý học với chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của đại học Capella. Ông là chuyên viên của Học viện Chuyên gia Hoa Kỳ về Căng thẳng do Sang chấn và nhà ngoại giao của Trung tâm Quản lý Khủng hoảng Quốc gia. Tiến sĩ Brown tiếp tục công tác tại nhiều hội đồng tâm lý học và khoa học. Bài viết này đã được xem 1.893 lần.
Trang này đã được đọc 1.893 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo