Cách để Mở cửa hàng quần áo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn đam mê thời trang và muốn trở thành chủ cửa hàng, thì việc mở một cửa hàng quần áo sẽ là quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Bắt đầu công việc kinh doanh đòi hỏi bạn phải suy nghĩ và lên kế hoạch thấu đáo. Bắt đầu bằng việc xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường cho cửa hàng của mình. Sau đó tìm vị trí hoàn hảo để mở cửa hàng. Tính toán tất cả chi phí dự kiến và làm đơn xin vay vốn khởi nghiệp nếu cần. Tiếp thị kinh doanh trực tuyến nhằm tăng doanh số bán hàng. Cuối cùng, hãy tổ chức một buổi lễ khai trương quy mô để cửa hàng mới của riêng bạn bắt đầu hoạt động.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Nghiên cứu thị trường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định khách hàng mục tiêu.
    Khách hàng mục tiêu quyết định gần như toàn bộ mọi thứ về cửa hàng, từ mặt hàng bạn dự định bày bán cho đến vị trí mặt tiền cửa hàng. Bắt đầu bằng cách suy nghĩ thấu đáo xem đối tượng bạn hướng tới là ai. Tiếp theo, dùng quyết định đó để làm tiền đề cho các quyết định khác về cửa hàng của mình.[1]
    • Đầu tiên, hãy suy nghĩ rộng. Bạn muốn thu hút đàn ông hay phụ nữ? Sau đó hãy tập trung vào những chi tiết cụ thể hơn. Suy nghĩ về lứa tuổi, ngành nghề và gu thời trang mà bạn muốn hướng đến.
    • Để bắt đầu, hãy sử dụng những kiến thức bạn biết. Nếu bạn từng làm ở cửa hàng quần áo bán các bộ âu phục dành cho doanh nhân, thì ắt hẳn bạn đã nắm rõ về thị trường đó. Cân nhắc việc thử sức với lĩnh vực mà bạn có nhiều kinh nghiệm như vậy.
    • Suy nghĩ xem bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhất ở nơi nào. Ở thị trấn nhỏ, người dân sẽ không có nhiều nhu cầu trong việc đầu tư vào những bộ âu phục doanh nhân. Tuy nhiên, bạn có thể chào đón một lượng lớn khách du lịch vào mùa hè. Trong trường hợp này, sẽ tốt hơn nếu mở cửa hàng thời trang nhắm tới đối tượng là khách du lịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thăm dò các vị trí tiềm năng cho cửa hàng của bạn.
    Vị trí là một trong những quyết định ban đầu quan trọng nhất mà bạn sẽ phải đưa ra khi bắt đầu kinh doanh, do đó hãy tiến hành nghiên cứu thị trường một cách chu đáo kỹ lưỡng. Tìm kiếm địa điểm có lưu lượng khách hàng đi lại khả quan để chào đón những vị khách hàng đầu tiên. Hãy tìm các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh giống như bạn. Các doanh nghiệp nhỏ thường nằm gần kề nhau để thu hút nhiều khách hàng hết mức có thể, vì vậy đây có thể là nơi thuận lợi cho bạn.[2]
    • Đừng định vị cửa hàng của bạn ở quá gần các cửa hàng thời trang giống hệt nhau. Nếu có quá nhiều cửa hàng quần áo nhỏ khác ở địa điểm mà bạn đang thăm dò, thì có thể thị trường này đã quá bão hòa. Hãy cân nhắc việc tìm một địa điểm khác.
    • Chẳng hạn như, nếu bạn có ý định nhắm tới đối tượng là khách du lịch, thì hãy tìm cho cửa hàng một vị trí gần những địa điểm trung tâm du lịch.
    • Để có lưu lượng khách hàng đi lại khả quan, hãy mở cửa hàng gần nhà hàng và quán cà phê. Những nơi mà mọi người ghé thăm thường xuyên sẽ mang đến cho cửa hàng bạn nhiều tín đồ mua sắm qua ô kính.
    • Tìm hiểu chi phí thuê mặt bằng ở mỗi địa điểm bạn thăm dò. Chi phí này thường rất lớn, do đó đừng bỏ qua điểm này trong bước lập kế hoạch.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm một sản phẩm đặc biệt để trưng bày tại cửa hàng.
    Các cửa hàng bách hóa lớn thường cung cấp tất cả các thương hiệu có tiếng với giá cả phải chăng, do vậy cửa hàng của bạn sẽ khó lòng nổi bật nếu bạn cứ cố đi theo mô hình đó. Suy nghĩ về những nét đặc trưng khiến cửa hàng bạn khác biệt với các đối thủ lớn hơn và các doanh nghiệp nhỏ khác. Bài trí bày bán các thương hiệu hoặc sản phẩm mà các cửa hàng bách hóa lớn không có, hoặc phát triển một sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực thời trang mà khu vực bạn đang thiếu.[3]
    • Khía cạnh tích cực là bày bán những thương hiệu do chính xưởng sản xuất địa phương cung cấp. Điều này sẽ mang lại làn gió khác biệt cho cửa hàng của bạn mà người mua khó có thể cảm nhận được ở cửa hàng bán lẻ quy mô.
    • Thị trấn bạn ở có thể có rất nhiều cửa hàng bán đồ dân dã, nhưng lại thiếu cửa hàng bán đồ bầu. Đây sẽ là nơi bạn có thể mở cửa hàng cho phân khúc thị trường này.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lập kế hoạch dự phòng nếu công việc kinh doanh của bạn không suôn sẻ.
    Luôn nhớ rằng bắt đầu bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng mang lại rủi ro và có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã thất bại. Đừng để điều này làm nhụt ý chí của bạn, nhưng cũng nên lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp công việc kinh doanh không như mong đợi.[4]
    • Hãy để dành quỹ khẩn cấp đủ để trang trải 6 tháng chi phí sinh hoạt nếu bạn phải tìm một công việc mới.
    • Nhớ rằng các cửa hàng quần áo thường có tỷ suất lợi nhuận ròng ít hơn so với các doanh nghiệp khác. Bạn bắt đầu công việc kinh doanh này bởi vì bạn đam mê ngành thời trang và muốn làm việc với mọi người. Niềm đam mê này sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực nếu lợi nhuận đạt dưới mức trung bình.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Vay vốn và kết hợp kinh doanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định tổng chi phí hoạt động.
    Tìm hiểu chi phí mở cửa hàng trước khi bắt đầu. Nếu bạn không nắm bắt đầy đủ bức tranh tài chính, sẽ rất khó để cửa hàng hoạt động suôn sẻ. Chi phí hoạt động, hay còn gọi là chi phí cố định, chính là chi phí bạn phải trả thường xuyên để đảm bảo cửa hàng hoạt động liên tục. Tính toán tất cả các chi phí cố định mỗi tháng và chi phí phải trả. Tổng kết quả chính là chi phí hoạt động của bạn.[5]
    • Chi phí hoạt động phổ biến là tiền thuê mặt bằng, tiện ích, bảo hiểm và kết nối điện thoại/mạng internet. Nếu bạn vay vốn, thì việc trả tiền vay cũng là một chi phí cố định.
    • Lời khuyên chung là cố gắng duy trì tiền thuê mặt bằng chỉ chiếm khoảng 6% doanh thu hàng năm. Hãy ghi nhớ điều này trong đầu khi bạn tính toán chi phí. Nếu tiền thuê mặt bằng là 20 triệu đồng mỗi tháng, thì tức là bạn sẽ tốn 240 triệu đồng mỗi năm. Điều đó có nghĩa là doanh thu của bạn phải đạt khoảng 4 tỷ đồng để đáp ứng đề xuất này. Nếu bạn không thể lập kế hoạch bán hàng quy mô như vậy, hãy cân nhắc việc tìm mặt bằng thuê rẻ hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tính toán chi phí tồn kho và chi phí nhân công.
    Đây đươc gọi là chi phí biến đổi, bởi vì những chi phí này có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chẳng hạn như, bạn có thể mua ít hàng tồn hơn hoặc thuê ít nhân viên hơn trong khi cửa hàng của bạn vẫn mở. Tính toán tất cả chi phí hàng tồn kho và chi phí bạn trả cho nhân viên. Sau đó kết hợp con số này với bất kỳ chi phí biến đổi nào khác nào hiện có.[6]
    • Một vài chi phí biến đổi khác bao gồm chi phí quảng cáo và chi phí tiếp thị, bởi vì nói một cách chính xác thì không nhất thiết phải thực hiện các công việc này để mở cửa hàng thời trang.
    • Tính toán các chi phí cố định và chi phí biến đổi để tìm ra mức giá hòa vốn, điều này có nghĩa là số tiền bạn kiếm được hàng tháng phải đủ để trả các khoản chi tiêu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phác thảo một...
    Phác thảo một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh rất quan trọng, nó không chỉ giúp bạn tập trung vào suy nghĩ của chính mình, mà còn bởi vì bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng nào cũng muốn xem kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi cung cấp vốn. Giải thích tổng quát về công việc kinh doanh của bạn, bao gồm các mặt hàng bạn sẽ bán, kế hoạch hoạt động và tất cả các chi phí. Luôn sẵn sàng trình bày kế hoạch này cho bất cứ ai mà bạn đang muốn huy động vốn.[7]
    • Bắt đầu bằng việc mô tả chính xác công việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ bán mặt hàng gì và ai là khách hàng mục tiêu của bạn?
    • Sau đó phác thảo cách thích nghi với thị trường hiện tại. Giải thích về những nghiên cứu mà bạn vừa thực hiện và làm thế nào để trở nên việc kinh doanh của mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
    • Cuối cùng, đưa ra tổng chi phí, cả bao gồm cả chi phí cố định và và chi phí biến đổi. Sau đó, lưu ý số vốn bạn cần để bắt đầu kinh doanh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thành lập một thực thể kinh doanh hợp pháp.
    Mặc dù việc thành lập một thực thể kinh doanh không phải là yêu cầu mang tính bắt buộc, tuy nhiên bạn sẽ nhận được nhiều lợi thế khi thực hiện điều đó. Thành lập một thực thể sẽ giúp tách biệt tài chính cá nhân với tài chính doanh nghiệp, từ đó giúp bảo tồn được số tiền tiết kiệm cá nhân của bạn. Thương nhân, nhà sản xuất và bên cho vay vốn thường muốn hợp tác với một doanh nghiệp hơn là cá nhân. Và điều cuối cùng là bạn có thể khai báo chi phí kinh doanh và được khấu trừ thuế với tư cách là chủ doanh nghiệp.[8]
    • Một số thực thể phổ biến nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và tập đoàn kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì doanh nghiệp nhỏ thường ít nhân viên.
    • Xin giấy phép kinh doanh tại nơi bạn hoạt động. Nếu không muốn tự mình xử lý công việc liên quan đến giấy tờ, bạn có thể thuê luật sư hoặc doanh nghiệp khác để giúp bạn thực hiện công việc này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm đơn xin vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ hoặc tìm kiếm nhà đầu tư tư nhân.
    Nếu vốn tiết kiệm của bạn không đủ để mở cửa hàng, thì bạn nên tìm nguồn vay tài chính từ ngân hàng hoặc các nhà đầu tư tư nhân. Làm đơn xin vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ ở ngân hàng địa phương. Nếu ngân hàng không cung cấp đủ vốn, thì nhà đầu tư tư nhân sẽ là lựa chọn khả quan hơn. Nên nhớ rằng so với ngân hàng, các nhà đầu tư tư nhân thường mong muốn thu về lợi nhuận cao hơn đối với chi phí họ đầu tư. Họ sẽ muốn sở hữu một phần doanh nghiệp thay vì lấy lại khoản đã cho vay.[9]
    • Số tiền vay vốn phụ thuộc vào tổng chi phí của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên có sẵn số vốn dành cho khoảng 6-12 tháng khi bắt đầu khởi nghiệp, bởi vì sẽ mất vài khoảng tháng để bắt đầu thu về lợi nhuận.
    • Số vốn phổ biến để mở một cửa hàng quần áo quy mô nhỏ dao động từ mức thấp khoảng 1 tỷ đồng đến hơn 4 tỷ đồng, hoặc thậm chí nhiều hơn đối với các cửa hàng lớn.
    • Chuẩn bị sẵn nhiều vốn kinh doanh sẽ khả quan hơn là không đủ vốn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều thất bại ở năm đầu tiên vì họ không có đủ vốn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Chuẩn bị hàng hóa và thuê nhân viên cho cửa hàng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Liên hệ với nhà cung cấp để định giá sản phẩm.
    Khi kế hoạch tài chính và kinh doanh của bạn đã ổn định, hãy bắt đầu lưu trữ hàng hóa cho cửa hàng. Tìm kiếm các nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất trong phân khúc thị trường mà cửa hàng của bạn đang định vị. Hãy tìm các mặt hàng tốt nhất với giá mềm nhất và đặt hàng cho số lượng hàng hóa ban đầu.[10]
    • Cân nhắc việc mua các hàng hóa với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, số lượng hàng đặt không nên nhiều hơn số lượng hàng mà bạn cho rằng có thể bán được. Nếu bạn đầu tư tất cả vốn khởi nghiệp vào việc mua hàng hóa ngay lúc nào, thì thật khó để thanh toán các hóa đơn khác của bạn.
    • Thử liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất, thay vì bên bán sỉ lẻ. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
    • Triển lãm thương mại cũng được xem là nơi tuyệt vời để tìm các mặt hàng sỉ giá rẻ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tạo nét đặc trưng riêng cho cửa hàng từ những mặt hàng của các xưởng sản xuất địa phương.
    Các cửa hàng nhỏ thường là một phần của cộng đồng, và một cách hay để hòa mình vào cộng đồng địa phương là trưng bày các mặt hàng địa phương. Liên hệ với các nghệ nhân chế tác đồ trang sức và chủ sản xuất quần áo để trưng bày các sản phẩm của họ trong cửa hàng của bạn. Điều này mang tới cho bạn nguồn cung cấp hàng hóa tuyệt vời và cũng là cách hay cho công việc quảng bá cửa hàng.[11]
    • Nếu cửa hàng của bạn không đủ không gian để trưng bày các mặt hàng địa phương thường xuyên, hãy cân nhắc việc tổ chức sự kiện trưng bày dành cho các nhà sản xuất địa phương vào mỗi tháng. Ví dụ, bạn có thể thiết kế lều trưng bày trong bãi đậu xe của mình và cho phép các nhà sản xuất tới dự sự kiện và trưng bày sản phẩm của họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thuê nhân viên nếu cần.
    Số lượng nhân viên bạn cần sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng. Lời khuyên chung là thuê 1 nhân viên toàn thời gian và 1 nhân viên bán thời gian trên mỗi 93 m2 của cửa hàng. Suy nghĩ xem bạn có thể tự mình làm bao nhiêu công việc. Sau đó thuê thêm nhân viên nếu bạn cần.[12]
    • Bạn nên có ít nhất một một nhân viên đáng tin cậy, có thể giúp quản lý cửa hàng khi bạn vắng mặt. Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào mình sẽ gặp các trường hợp khẩn cấp hoặc khi nào bạn sẽ bị ốm, do đó nên có ai đó nắm rõ việc quản lý cửa hàng như bạn.
    • Nhớ rằng mỗi nhân viên bạn thuê sẽ là một chi phí phụ thêm khác. Chỉ thuê những người bạn cần.
    • Nếu công việc kinh doanh hoạt động không thường xuyên, hãy cân nhắc việc thuê nhân viên thời vụ để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn mở một cửa hàng thời trang du lịch và chỉ hoạt động vào mùa hè, thì không nhất thiết phải tuyển nhiều nhân viên vào mùa đông.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Quảng bá kinh doanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tổ chức sự kiện khai trương.
    Sau tất cả công sức và nỗ lực gây dựng, đây là lúc tạo tiếng vang ấn tượng bằng cách tổ chức một sự kiện khai trương quy mô. Hãy mời những người mà bạn biết và quảng bá sự kiện khai trương quanh khu vực bạn sống. Đây là cơ hội tốt để cho mọi người biết đến sự hiện diện của cửa hàng và truyền bá cửa hàng.[13]
    • Đưa ra chương trình giảm giá đặc biệt vào ngày khai trương để mang đến cho mọi người mẫu hàng về sản phẩm bạn đang bán.
    • Liên hệ các nguồn phương tiện truyền thông địa phương để họ có thể đến dự sự kiện này. Điều này sẽ giúp bạn quảng cáo cửa hàng miễn phí.
    • Mời người đứng đầu nơi bạn ở hoặc các chính trị gia địa phương khác đến nhằm thu hút thêm sự chú ý cho sự kiện khai trương này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng phương tiện truyền thông để đặt quảng cáo.
    Phương tiện truyền thông mang tới cho bạn phương thức tuyệt vời và giá cả phù hợp để quảng bá sản phẩm. Đầu tiên, hãy bắt đầu tạo trang cho cửa hàng của bạn trên tất cả các trang truyền thông xã hội then chốt. Sau đó bắt đầu các chiến dịch quảng cáo trên các trang web này nhằm truyền bá cho người dân địa phương biết về cửa hàng của bạn.[14]
    • Bởi vì cửa hàng của bạn nằm ở vị trí thực, hãy truyền bá quảng cáo tới những khách hàng mục tiêu cách cửa hàng bạn khoảng từ 8-15 km. Quảng bá tới những người cách bạn khoảng 160 km sẽ chỉ lãng phí chi phí quảng cáo.
    • Thường xuyên cập nhật tất cả các trang mạng truyền thông xã hội của bạn. Nếu bạn không đăng bất cứ bài gì trên Facebook trong khoảng 6 tháng, mọi người sẽ cho rằng cửa hàng của bạn đã đóng cửa. Nhắm đến việc đăng ít nhất 1 bài 1 tuần trên mỗi tài khoản của bạn. Ngoài ra, đừng quên đăng bất kỳ thông báo quan trọng nào, như chương trình giảm giá, trên tất cả các tài khoản và trang web của bạn.
    • Nhớ rằng vẫn phải trả chi phí cho việc quảng cáo. Đưa cả những chi phí quảng cáo này vào ngân sách của bạn để tránh vượt quá chi phí.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham dự hội chợ và lễ hội địa phương.
    Hầu hết mọi cộng đồng đều có những sự kiện lớn như thế này nhằm trưng bày sản phẩm doanh nghiệp địa phương. Cố gắng tham dự càng nhiều sự kiện càng tốt để quảng bá doanh nghiệp của bạn. Hãy bán những mẫu hàng và mặt hàng tại sự kiện để mọi người có thể biết được bạn cung cấp mặt hàng nào.[15]
    • Luôn mang theo nhiều danh thiếp khi tham dự các sự kiện này. Trao đổi danh thiếp cho càng nhiều người càng tốt.
    • Xác nhận với phòng thương mại địa phương để tìm kiếm danh sách các sự kiện kinh doanh sắp tới. Tham dự càng nhiều sự kiện càng tốt.
    • Đừng bỏ bê hoặc đóng cửa hàng khi bạn tham dự các sự kiện này. Nhờ nhân viên giỏi và tin cậy nhất quản lý cửa hàng khi bạn vắng mặt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bán hàng trực tuyến để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
    Các trang web như AmazoneBay thường cung cấp nền tảng lớn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc bán hàng trực tiếp, thì ắt hẳn bạn sẽ bỏ lỡ một tiềm năng lớn trong viêc tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hãy tạo tài khoản bán hàng trên một hoặc nhiều trang web bán lẻ trực tuyến và liệt kê các mặt hàng của bạn. Đây được xem là cách hay để thu hút nhiều khách hàng hơn hoặc tăng lợi nhuận nếu lượng ghé thăm trực tiếp cửa hàng bạn đang ở mức chậm.
    • Theo dõi việc bán hàng trực tuyến. Nếu bị phàn nàn về dịch vụ kém, bạn có thể bị các trang này cấm hoạt động.
    • Kèm thêm các liên kết tới cửa hàng trực tuyến của bạn trên tất cả các trang truyền thông xã hội.
    • Nên nhớ rằng tất cả các cửa hàng trực tuyến đều phải trả phí liên quan. Tìm hiểu tất cả các khoản phí mà bạn sẽ phải trả và định giá các mặt hàng của bạn một cách phù hợp sao cho bạn sẽ không bị mất tiền vô nghĩa.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Madison Boehm
Cùng viết bởi:
Cố vấn kinh doanh, Jaxson Maximus
Bài viết này đã được cùng viết bởi Madison Boehm. Madison Boehm là cố vấn kinh doanh và người đồng sáng lập của Jaxson Maximus, một cơ sở thẩm mỹ và may quần áo nam tại miền nam Florida. Cô chuyên phát triển kinh doanh, điều hành và quản lý tài chính. Ngoài ra, cô có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, may mặc và bán lẻ. Mandison có bằng cử nhân quản trị kinh doanh về khởi nghiệp và tiếp thị của Đại học Houston. Bài viết này đã được xem 2.532 lần.
Chuyên mục: Kinh doanh
Trang này đã được đọc 2.532 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo