Cách để Khiến một người phiền phức ngừng nói

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có lẽ ai cũng từng lâm vào cảnh bị mắc kẹt trong cuộc trò chuyện một chiều với một người vô tư đến mức không biết là người nghe chỉ muốn kết thúc đi cho rồi. Thật may là có nhiều cách hay để giúp bạn thoát khỏi tình thế khó xử này. Sau đây là một danh sách các chiến thuật thoát ra hiệu quả mà không khiếm nhã để đối phó với người đang làm phiền bạn.

1

Ngắt lời đối phương với thái độ lịch sự.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Ngăn chặn dòng nước trước khi nó trở thành con sóng thủy triều gây phiền toái.
    Ban đầu, bạn có thể gợi ý bằng ngôn ngữ không lời: nhìn vào mắt họ và mở hé môi như thể bạn đang định nói gì đó. Nếu không ăn thua, hãy giơ ngón trỏ lên để ra hiệu là bạn muốn họ ngừng lại một chút.[1] Tiếp theo, hãy thử giơ bàn tay lên kiểu như học trò giơ tay trong lớp, nhưng bạn cũng có thể ngắt lời họ một cách lịch sự bằng lời nói như sau:[2]
    • Xin phép được ngắt lời – “Cho phép tôi chen vào một giây được không?”
    • Xin lỗi để ngắt lời – “Xin lỗi đã ngắt lời anh, nhưng tôi thực sự có điều muốn nói ở đây.”
    • Phụ họa điều gì đó mà họ vừa nói – “Chờ một chút, tôi muốn bổ sung điều chị vừa nói.”
    Quảng cáo
2

Chuyển hướng cuộc trò chuyện.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nghĩ cách chuyển hướng hoặc kết thúc cuộc trò chuyện sau khi ngắt lời họ.
    Nếu bạn thấy mọi thứ vẫn chưa đến mức không chịu được, hãy cố gắng lái câu chuyện sang hướng khác. Tuy nhiên, nếu cuộc trò chuyện bắt đầu phiền phức đến mức không cứu vãn được và bạn chỉ muốn kết thúc, hãy thử dùng các chiến thuật được liệt kê trong bài viết này.[3]
    • Khen ngợi là chiến thuật hiệu quả nhất để chiếm lại quyền kiểm soát cuộc trò chuyện. Ví dụ: “Xin lỗi vì tớ xen ngang, nhưng câu chuyện thú vị của cậu nhắc tớ nhớ đến công việc dắt chó đi dạo kỳ nghỉ hè vừa rồi, để tớ kể cậu nghe…”
3

Kết thúc cuộc trò chuyện một cách rõ ràng.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho họ biết rằng bạn cần kết thúc cuộc trò chuyện mà không quá thẳng thừng.
    Đừng sợ rằng làm vậy là khiếm nhã - hãy cố gắng thẳng thắn và thành thật với cung cách lịch sự nhất có thể. Bạn có quyền đặt ranh giới trong trò chuyện và cứ việc nói ra mà không cần phải giải thích dài dòng. Ví dụ như:[4]
    • “Cảm ơn bạn đã nói chuyện với mình, nhưng bây giờ mình phải đi nói chuyện với những người khác nữa.”
    • “Thật ngại quá, nhưng tôi phải ngừng nói chuyện và quay lại làm việc đây.”
    • “Hy vọng là anh không phiền, nhưng thực ra bây giờ tôi không có tâm trạng nói chuyện. Có lẽ ta để lần khác.”
    Quảng cáo
4

Đặt ra giới hạn thời gian.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho họ biết trước rằng cuộc trò chuyện phải kết thúc trong thời gian bao lâu.
    Chiến lược này dọn sẵn cho bạn lối thoát ngay từ đầu. Hãy lịch sự nhưng thẳng thắn ra giới hạn thời gian ngay từ khi cuộc trò chuyện bắt đầu, và thực hiện đúng như thế - tương đối chính xác thôi – đừng nhìn chằm chằm đồng hồ hay đếm từng giây một.[5]
    • Ngay khi bắt đầu trò chuyện, bạn có thể nói “Tôi chỉ có 2 phút để nói chuyện thôi, rồi tôi phải quay lại làm việc cho kịp thời hạn.” Khi 2 phút đã qua, hãy bảo “Xin lỗi, nhưng bây giờ tôi phải trở lại làm việc đây. Chúc cậu có buổi tối vui vẻ nhé.”
5

Nghĩ ra một cái cớ thực tế.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu không thể...
    Nếu không thể nói thật một cách tế nhị được, bạn có thể thổi phồng thực tế một chút để viện cớ. Đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho lắm, nhưng cũng là một cách hợp lý nếu bạn không muốn nói thẳng rằng bạn không muốn nghe người kia nói chuyện. Khi chọn cách này, bạn hãy nói đơn giản, trực tiếp và thực tế, tránh những chi tiết không cần thiết.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Xin lỗi, nhưng bây giờ mình phải gọi lại cho văn phòng bảo hiểm trước khi họ đóng cửa. Thông cảm cho mình nhé.”
    • Hoặc: “Ngại quá, nhưng tớ cần phải vào nhà vệ sinh đã. Gặp cậu sau nhé.”
    • Hoặc: “Tớ đã hứa với mẹ là chiều nay ghé qua nhà bà nên bây giờ phải đi đây. Xin lỗi cậu nhé.”
    Quảng cáo
6

Nhờ một người bạn giải cứu.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thử dùng chiến...
    Thử dùng chiến thuật sắp đặt trước này nếu bạn biết là sẽ có một cuộc trò chuyện phiền toái. Trước khi gặp người hay huyên thuyên kia, bạn hãy giao hẹn với một người bạn rằng, nếu một trong hai người bị mắc kẹt thì người còn lại sẽ chen vào và giúp bạn mình thoát ra. Bạn có thể quy ước với nhau ra dấu hiệu nào đó – gãi đầu hay liếc mắt với bạn mình chẳng hạn – hoặc dựa vào sự quan sát của “đồng minh”.[7]
    • Ví dụ, bạn của bạn có thể nhảy vào và nói: “Mình xin lỗi phải chen ngang, nhưng mình muốn giới thiệu Đăng với một người bạn học cùng phổ thông với mình đang sắp phải đi rồi. Chúng mình gặp lại nhau sau nhé.”
    • Hoặc: “Xin lỗi – Đăng ơi, tớ mượn cậu một phút được không? Giúp tớ đọc bảng tính này với.”
7

Hạn chế phản hồi tích cực.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Những phản hồi...
    Những phản hồi bằng lời nói hoặc cử chỉ tích cực thì sẽ chỉ khuyến khích đối phương nói thêm. Phản hồi tích cực là một biểu hiện của người lắng nghe tốt – bao gồm các cử chỉ nhỏ như gật đầu và hướng ứng bằng những từ đệm như “à”, “ờ.”[8] Đáng tiếc là thói quen lịch sự này có thể khuyến khích người phiền phức kia càng nói nhiều hơn. Thay vào đó, bạn hãy thể hiện sự phản hồi tiêu cực (nhưng đừng quá khiếm nhã) như nhìn quanh, gãi má, liếc đồng hồ chẳng hạn.
    • Có thể bạn nghĩ rằng không phản hồi gì hết cũng là một cách để tỏ ra không muốn nói chuyện – nghĩa là ngồi hoặc đứng với nét mặt bình thản và không có biểu hiện gì, dù tích cực hay tiêu cực. Thật không may, một số người lại cho rằng sự im lặng là dấu hiệu người ta đang đắm chìm trong suy nghĩ và đang rất chú tâm.
    • Tránh thái độ thô lỗ như ngáp thành tiếng hoặc nhìn đồng hồ liên tục.
    Quảng cáo
8

Phớt lờ những người lạ phiền phức.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nghe có vẻ bất lịch sự, nhưng đôi khi đây lại là cách tốt nhất để thoát khỏi tình huống này.
    Nếu bạn đang đi dạo phố mà có một người tự dưng đến nói chuyện làm phiền bạn, có lẽ cách hay nhất là cứ mặc kệ họ. Cách này hữu hiệu nhất khi bạn có thể tiếp tục đi xa khỏi người đó mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn bị kẹt ở một chỗ với họ – như trên xe buýt chẳng hạn – có lẽ bạn phải cho họ biết một cách lịch sự nhưng rõ ràng rằng bạn không muốn nói chuyện.
    • Để hạn chế bị làm phiền trên xe buýt, bạn có thể đeo tai nghe khi lên xe.
    • Đây là một chiến thuật tương tự như cách đối phó với bạo hành lời nói (thay vì chỉ tán chuyện phiền nhiễu) của những người xa lạ. Thường thì tốt nhất là cứ lờ đi nếu bạn cũng có thể rời đi ngay, nhưng nếu bạn bị “kẹt” với họ ở một chỗ thì cần phải nói rõ.[9]
9

Nói chuyện chân thành với một người bạn phiền phức.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tỏ ra thông cảm và dùng những từ có chủ ngữ là “tôi” để giải thích.
    Ngay cả những người bạn thân thiết nhất cũng có những thói quen khiến bạn bực mình, chẳng hạn như cứ nói liên hồi khi bạn không muốn nói chuyện. Nếu việc này thường lặp đi lặp lại, hãy tìm lúc nào đó thuận tiện để nói chuyện riêng. Đừng trách móc, chỉ trích hoặc coi thường họ. Thay vào đó, hãy hiểu và thông cảm cho họ. Dùng câu có chủ ngữ ở ngôi thứ nhất để diễn giải rằng hành vi của họ ảnh hưởng đến bạn như thế nào.[10]
    • Ví dụ, “Tớ biết chuyện này khó nói, nhưng tớ rất khó tập trung và thoải mái khi cậu nói dài và lâu quá, nhất là khi tớ có nhiều việc khác phải làm. Tớ nghĩ là cần phải nói cho cậu biết lúc nào tớ rảnh để nghe – tụi mình cùng bàn với nhau về thời gian nói chuyện được không?”
    • Chiến thuật này cũng có thể hữu ích đối với đồng nghiệp và người thân.
    • Đôi khi người ta bày nhiều trò là để được chú ý. Trong trường hợp này, bạn có thể nói với họ rằng sẽ hữu ích hơn nếu họ cứ nói thẳng với bạn những gì họ muốn.
    Quảng cáo
10

Tránh né họ khi bạn có thể.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đừng để cuộc sống của bạn bị đảo lộn, nhưng hãy thay đổi chút ít để tránh mặt họ.
    Mặc dù quan trọng vẫn là thủ sẵn một số mẹo để thoát khỏi những người nói nhiều khiến bạn phát mệt, nhưng đôi khi chiến thuật tốt nhất là tránh né những cuộc trò chuyện phiền phức ngay từ đầu. Nếu bạn có thể thay đổi đôi chút thì nên thực hiện. Tuy nhiên, nếu việc tránh né đòi hỏi bạn phải thay đổi quá nhiều hoặc gây bất tiện thì tốt nhất là cứ nói thẳng với họ.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể tránh người phiền nhiễu đó ở phòng giải lao bằng cách ăn trưa sớm hơn hoặc muộn hơn. Hoặc đổi đường đi từ nhà đến trường để khỏi phải gặp cô bạn cùng lớp nổi tiếng nói nhiều.
11

Để cho tâm trí nghĩ vẩn vơ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thử chiến thuật này nếu bạn bị mắc kẹt với ai đó và không cần nghe họ nói.
    Chúng ta ai cũng từng để cho tâm trí lan man trong khi cần phải lắng nghe. Đây là điều mà bình thường bạn cần phải chống lại để có thể tập trung hơn, giao tiếp tốt hơn với những người khác và không bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Nhưng nó lại hữu ích khi bạn không cần phải nghe ai đó nói gì! [12]
    • Ví dụ, nếu một người lạ đang đứng xếp hàng cạnh bạn cứ huyên thuyên về những chuyện mà chẳng liên quan gì đến bạn, hãy giở mẹo này ra và tưởng tượng mình đang đi đến một nơi khác.
    Quảng cáo
12

Hạn chế tương tác trên mạng xã hội.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Các hoạt động tương tác ảo có thể khiến họ nói nhiều hơn ở ngoài đời thật.
    Một người nói quá nhiều khi gặp mặt cũng có thể liên lạc với bạn quá nhiều trên mạng xã hội hoặc các phương thức khác. Bạn nghĩ rằng bạn có thể thỏa mãn nhu cầu trò chuyện của họ trên không gian ảo, nhưng họ lại nghĩ đó là dấu hiệu khuyến khích họ nói nhiều hơn ở ngoài đời. Hãy hạn chế các tương tác trên mạng xã hội cũng như bên ngoài.
    • Ví dụ, bạn có thể để lại lời nhắn “Xin lỗi, bây giờ mình không chat được” hoặc chỉ đơn giản là thỉnh thoảng lờ đi các bài đăng của họ.
    • Nếu người đó không hiểu ý của bạn, hãy bỏ theo dõi, tắt tiếng hoặc chặn họ trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.[13]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Evan Parks, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Evan Parks, PsyD. Tiến sĩ Evan Parks là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép kiêm trợ lý giáo sư thỉnh giảng tại Trường Y khoa thuộc Đại học bang Michigan. Với hơn 25 kinh nghiệm, ông chuyên hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát cơn đau mãn tính bằng liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) tại Bệnh viện phục hồi chức năng Mary Free Bed. Ông cũng có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, từ kiểm soát căng thẳng đến sự linh hoạt trong tư duy. Tiến sĩ Parks còn là tác giả sách Chronic Pain Rehabilitation: Active Pain Management That Helps You Get Back to the Life You Love (tạm dịch: Phục hồi chức năng trong điều trị cơn đau mãn tính: chủ động kiểm soát cơn đau giúp bạn quay về với cuộc sống yêu thích). Tiến sĩ Parks có bằng cử nhân chuyên ngành Thần học của Đại học Cedarville, thạc sĩ chuyên ngành Tư vấn tâm lý của Đại học Western Michigan, và tiến sĩ tâm lý chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của trường Tâm lý học chuyên nghiệp thuộc viện Forest. Bài viết này đã được xem 2.036 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 2.036 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo