Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bế mèo nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế bạn phải thực hiện đúng cách để mèo cảm thấy thoải mái và không bị thương. Bạn cần bảo đảm rằng mèo cảm thấy an toàn và dễ chịu với sự có mặt của bạn trước khi có ý định bế mèo lên. Một số chú mèo cần sự tiếp cận “nhẹ nhàng” so với những con khác, đặc biệt là mèo sợ con người hoặc đang mắc bệnh như viêm khớp. Sau khi tiếp cận thành công, bạn có thể bế mèo đồng thời hỗ trợ cơ thể chúng đúng cách.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Làm mèo cảm thấy thoải mái

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tiếp cận mèo.
    Nếu muốn bế mèo, đầu tiên bạn cần tiếp cận chúng sao cho chúng biết rằng bạn đang tiến tới. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng, cho mèo thấy bạn, hoặc cho thấy sự hiện diện theo cách khác.
    • Nếu bạn bế mèo từ phía sau mà không cho chúng biết bạn đang tiến đến, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn và bất an.
    • Một số chuyên gia cho rằng bạn nên tiếp cận mèo từ bên trái hoặc phải vì nếu tiếp cận từ phía sau có thể làm mèo hoảng sợ.[1]
    • Không bế mèo xuất hiện ngoài đường trước khi xem xét chú mèo và hành vi của chúng thật cẩn thận. Đây có thể là mèo hoang và có khả năng gây nguy hiểm. Tốt nhất bạn chỉ nên bế mèo đã gặp từ trước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho mèo làm quen với bạn.
    Mèo cần có thời gian để thích nghi với sự hiện diện của bạn, kể cả khi bạn là chủ nhân của chúng. Sau khi mèo nhận biết bạn đang tiếp cận, bạn nên tỏ ra thân thiện và thể hiện tình cảm với mèo để chúng sẵn sàng cho bạn bế lên. Hầu hết mèo làm quen với đồng loại bằng cách đánh hơi khuôn mặt, vì thế bạn cũng nên làm điều tương tự, tập trung nhẹ nhàng âu yếm gò má, trán, phía sau tai, hoặc thậm chí dưới cằm nếu chúng cảm thấy thoải mái với bạn.
    • Hành động âu yếm nhẹ nhàng có thể giúp thú cưng cảm thấy an toàn và được yêu thương, cũng như sẵn sàng cho bạn bế chúng.
    • Nếu mèo cảm thấy hơi căng thẳng, hành động này cũng có tác dụng xoa dịu tinh thần cho chúng. Mèo cần thời gian để trở nên dễ chịu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chắc chắn rằng mèo muốn được bế.
    Hầu hết mèo sẽ đưa ra dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng không muốn được bế. Tuy rằng bạn có thể từ từ trấn an và có được niềm tin của mèo nhà bằng cách vuốt ve phần đầu, nhưng bạn cũng không nên bế nếu mèo đang cáu gắt hoặc tỏ ra không thích bế. Nếu mèo cố gắng chạy đi hoặc cào cắn bạn, hay bắt đầu tấn công, bạn nên bế chúng vào lúc khác.[2]
    • Điều quan trọng đặc biệt đó là dạy cho trẻ em muốn bế mèo nhận biết những dấu hiệu cảnh báo này. Bạn cần đảm bảo rằng trẻ chỉ bế mèo khi mèo đang có thái độ điềm tĩnh và thoải mái, cũng như tin tưởng trẻ em. Không nên để trẻ bị cào xước vì mèo không thích bế.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Bế mèo đúng cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Luồn một tay...
    Luồn một tay dưới cơ thể của mèo, sau hai chân trước trong trường hợp chắc chắn rằng mèo đồng ý cho bế. Nhẹ nhàng đưa bàn tay chạm phần dưới cơ thể mèo, ngay dưới hai chân sau để hỗ trợ khi bắt đầu bế mèo. Ban đầu mèo sẽ kháng cự hoặc không thích điều này, vì thế bạn nên di chuyển dọc theo cơ thể và dùng tay kia ngay sau đó.[3]
    • Bạn có thể dùng bất kỳ tay nào để đợ phần dưới cơ thể mèo, chỉ cần cảm thấy thoải mái là được.
    • Một số người nắm hai chân trước lại với nhau và luồn tay dưới hai chân thay vì ở giữa hai chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt tay dưới phần cơ thể gần hai chân sau.
    Bây giờ bạn có thể luồn tay kia dưới hai chân sau của mèo, hỗ trợ phần chân và hông của chúng. Tư thế này giống như bế trẻ bằng một tay. Sau khi cố định hai tay, bạn có thể bế mèo lên.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhẹ nhàng nâng mèo lên.
    Sau khi giữ mèo bằng hai tay, bạn có thể nâng mèo lên gần ngực của mình. Bạn cần đưa mèo lại sát cơ thể khi nhấc lên. Điều này giúp mèo cảm thấy an toàn hơn trong lúc được bế. Nếu chú mèo quá nặng không thể nhấc lên được, bạn nên bế chúng từ mặt bàn hoặc bề mặt nâng cao.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bế mèo ở phía trước ngực.
    Sau khi bế mèo lên đồng thời giữ chặt bằng hai tay, bạn có thể bế chúng sát ngực để hai cơ thể tiếp xúc với nhau và mèo có thể dựa lưng hoặc phần bên khuôn mặt vào ngực bạn.
    • Nói chung mèo cần tạo tư thế thẳng thay vì chùng gần sát ngực bạn, đầu và cổ cúi gập xuống. Tư thế này khiến thú cưng cảm thấy khó chịu và có thể kháng cự cũng như cào cắn bạn.
    • Bạn luôn phải bế mèo với tư thế đầu ở phía trên cơ thể. Không nên chốc ngược mèo xuống đất!
    • Đôi khi mèo thích được bế theo nhiều tư thế khác nhau, đặc biệt nếu đó là mèo của bạn và chúng cảm thấy khi ở gần chủ nhân. Một số con chấp nhận được bế như trẻ em, trong khi những con khác lại thích gác chân sau lên vai bạn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thả mèo xuống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết khi nào mèo không thích bế nữa.
    Khi mèo bắt đầu cựa quậy, di chuyển, hoặc kêu meo meo hay cố gắng chạy thoát, bạn nên thả chúng xuống. Bạn không nên ép buộc thú cưng vì sẽ khiến chúng rất khó chịu và cảm thấy bị đe dọa.
    • Một số chú mèo không thích bế lâu, vì thế nếu nhận thấy mèo không cảm thấy thoải mái, bạn nên thả chúng đi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhẹ nhàng đặt mèo xuống đất.
    Không nên ném chúng xuống ngay khi cảm thấy con vật trở nên khó chịu; điều này có thể khiến cho mèo mất cân bằng hoặc tiếp đất không đúng cách. Thay vào đó, bạn nên hạ thân mèo xuống cho đến khi bốn chân chạm đất rồi nhẹ nhàng thả chúng ra.
    • Một số chú mèo thường ngay lập tức nhảy ra khỏi vòng tay, vì thế bạn nên chuẩn bị cho điều này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không xách gáy mèo.
    Mặc dù mèo mẹ thường mang con của mình bằng cách cắp vào phần gáy, bạn không nên làm thế với thú cưng, đặc biệt khi chúng từ ba tháng tuổi trở lên. Lúc này mèo đã phát triển và hành động đó có thể làm chúng đau đớn và gây tổn thương cơ, vì trọng lượng mèo quá lớn không thể chịu được hành động này. [6]
    • Tuy rằng bạn hoặc bác sĩ thú y cần phải nắm cổ mèo để cho uống thuốc hoặc cắt móng cho chúng, nhưng họ không bao giờ tóm gáy mèo để thả xuống đất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý giám sát khi trẻ bế mèo.
    Trẻ con thường thích bế mèo, nhưng nếu chúng muốn làm như vậy, bạn cần hướng dẫn trẻ cách thực hiện sao cho phù hợp. Quan trọng là trẻ cần đủ lớn để có thể bế mèo. Nếu trẻ còn quá nhỏ, chúng nên bế mèo trong tư thế ngồi.
    • Sau khi trẻ bế mèo, bạn cần coi chừng chúng để chỉ dẫn khi nào mèo cần được thả xuống. Điều này giúp cho trẻ lẫn mèo không bị tổn thương.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một số chú mèo không thích bế. Vì thế bạn không nên ép buộc chúng. Chỉ nên bế mèo khi cần, chẳng hạn như khi đưa chúng đi khám, và có thể một lần một tuần để chúng khi liên tưởng việc bế với đi khám bác sĩ thú y.
  • Dùng hai tay bế mèo nhẹ nhàng. Không nên bế mèo bằng một tay đặt dưới bụng vì có thể khiến chúng khó chịu và kháng cự.
  • Tiếp cận mèo thật từ tốn và không di chuyển đột ngột. Sau đó cúi người xuống chậm rãi để mèo đánh hơi hoặc làm quen với bạn. Nếu mèo nhận thấy bạn không phải là mối đe dọa, chúng sẽ tiến lại gần.
  • Tiếp cận mèo thật từ tốn và không di chuyển đột ngột, nếu không bạn có thể làm mèo sợ hãi.
  • Đặt tay phải ra phía sau chân trước của mèo.
  • Không bế mèo nếu chúng sắp sửa cào cắn. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải bế mèo (ví dụ khi đi khám bác sĩ thú y), bạn nên mang áo tay dài phòng khi chúng có cào cắn cũng không bị xước da hoặc chảy máu. Nếu mèo cắn hoặc cào mạnh, bạn nên mang găng tay để tránh không bị xước tay.

Cảnh báo

  • Không nhấc mèo lên bằng cách nắm cổ. Mèo có thể bị thương nghiêm trọng nếu không nắm cổ đúng cách, và tư thế này có thể khiến mèo dễ dàng quay lại cào cắn bạn.
  • Nếu bị cào xước, bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó thoa thuốc kháng sinh. Nếu bị cắn bạn cũng nên thực hiện các bước tương tự, sau đó đi khám bác sĩ vì vết cắn của mèo có thể gây nhiễm trùng nặng.
  • Không bế mèo từ phía sau lưng với tư thế không phù hợp trừ khi bạn biết rằng chúng thoải mái với tư thế này. Hành động này khiến mèo cảm thấy bất an và bị tù túng, trở nên hoảng sợ và cào xước bạn. Luôn bế mèo theo tư thế thẳng đứng gần sát cơ thể nhằm đảm bảo an toàn.
  • Luôn lưu ý mối nguy hiểm của vết cắn và cào xước.
  • Không bế mèo lạ trước khi tìm hiểu, và không bao giờ bế mèo đi lạc hoặc mèo hoang.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Brian Bourquin, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y và chủ sở hữu của Boston Veterinary Clinic
Bài viết này đã được cùng viết bởi Brian Bourquin, DVM. Brian Bourquin là bác sĩ thú y và chủ sở hữu của Boston Veterinary Clinic, một phòng khám thú y và chăm sóc thú cưng với hai cơ sở tại South End/Bay Village và Brookline, Massachusetts. Boston Veterinary Clinic chuyên về thú y cơ bản, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc phòng ngừa, chăm sóc bệnh và cấp cứu, phẫu thuật mô mềm và nha khoa. Phòng khám này cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt về điều chỉnh hành vi, dinh dưỡng, liệu pháp giảm đau bằng châm cứu và các phương pháp laser trị liệu. Boston Veterinary Clinic là bệnh viện thú y được AAHA (Hiệp hội Bệnh viện Thú y Hoa Kỳ) chứng nhận. Brian có hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành thú y và lấy được bằng Bác sĩ Thú y của Đại học Cornell. Bài viết này đã được xem 39.259 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 39.259 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo