Cách để Khen người không chấp nhận lời khen

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Biết cách đưa ra lời khuyên khéo léo là một kỹ năng giao tiếp quan trọng mà bạn cần có trong cuộc sống. Bên cạnh đó, biết cách tiếp nhận lời khen cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, một số người lại không chịu đón nhận lời khen. Họ sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc rút lui hoặc hiểu sai về lời khen. Họ cư xử như vậy cũng có lý do và tìm hiểu sâu hơn sẽ giúp người mà bạn quan tâm học cách chấp nhận lời khen.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Khen một cách hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biến lời khen thành cảm xúc của bạn.
    Anh ấy sẽ khó mà bác bỏ khi bạn nói về cảm xúc của chính mình.
    • ”Từ trước đến giờ em chưa thấy đôi mắt màu xanh biển như vậy.”
    • “Đoạn nhạc piano mà anh vừa chơi làm cho em cảm thấy rất nhẹ nhàng và yên bình.”
    • “Nhìn thấy nụ cười của em làm cho anh rất vui!”
    • “Em không thể hoàn thành dự án này nếu không có anh. Anh đã giúp em rất nhiều và em thật sự cảm kích điều đó.”[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thành thật.
    Người khác sẽ nhận ra lời khen giả tạo và sự tâng bốc không chỉ làm cho bạn trở nên thiếu tin cậy mà còn phá vỡ mối quan hệ.[2]
    • Nghĩ về lý do bạn đưa ra lời khen. Lời khen nên làm cho người khác cảm thấy thoải mái và có giá trị, không phải vì mục đích cá nhân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cụ thể.
    Đôi khi, lời khen đáng nhớ nhất là lời khen cụ thể nhất vì nó thể hiện sự quan tâm của bạn.
    • “Em thích cách anh trả lời câu hỏi trong suốt buổi thuyết trình hôm nay. Anh đã giúp nhóm tìm được giải pháp có lợi cho mọi người.”[3]
    • “Màu áo sơ mi của anh rất đẹp. Nó cùng màu với màu mắt của anh.”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khen một cách khéo léo.
    Hãy sáng tạo trong cách đưa ra lời khuyên để làm cho người khác gián tiếp cảm thấy thoải mái.
    • Xin công thức nấu ăn nếu bạn thích món ăn mà cô ấy nấu hoặc nhờ hướng dẫn. Cô ấy sẽ cảm thấy được quý trọng.[4]
    • Nhắc đến việc ai đó nói tốt về cô cấy hoặc nói về việc người khác quan tâm đến cô ấy như thế nào.[5]
    • Cùng nhau làm việc từ thiện để cô ấy biết bản thân là người có thể giúp đỡ người khác.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa ra lời khen khi bạn muốn.
    Nếu việc khen ngợi người khác là một phần tính cách của bạn thì bạn không cần phải từ bỏ nó chỉ vì không nhận được phản hồi tốt từ người khác. Nếu việc ca ngợi là một phần của con người bạn, hãy thể hiện điều đó và không ngừng đưa ra lời khen.
    • Kể cả khi người đó không chấp nhận lời khen của bạn, bạn cũng đã kích hoạt vùng vân não của họ, khuyến khích họ thể hiện tốt hơn.[7]
    • Lời khuyên cũng có thể nâng cao lòng tự trọng của người khác. Mặc dù vậy, người đó không cần phải "chấp nhận" lời khen một cách có ý thức thì mới bị ảnh hưởng.[8]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giúp ai đó tiếp nhận lời khen

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạn chế nói xấu về người khác và nói về khuyết điểm của bạn.
    Tạo ra thói quen tích cực sẽ giúp người khác nhận ra chúng ta đã khắc khe với người khác và bản thân như thế nào. Bạn có thể là hình mẫu tốt cho việc suy nghĩ tích cực về bản thân và nhìn thấy giá trị của chính mình nên khi bạn đưa ra lời khen, người khác sẽ tin tưởng.
    • Tránh nói xấu và nói những điều tiêu cực về bản thân lẫn người khác.[9] Khi bạn tự hạ thấp bản thân mà không phải do người khác hoặc bạn bè thì nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực.
    • Việc này cực kỳ quan trọng với trẻ em và trẻ vị thành niên vì họ sẽ học điều đó từ người lớn xung quanh.[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến phẩm chất tốt của người khác.
    Cách để giúp xây dựng lòng tự trọng của ai đó là soi sáng những điều tốt về họ. Công nhận khả năng phát triển của họ trong cuộc sống vì họ có phẩm chất tốt.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho người đó biết về viêc họ thường phản bác hoặc từ chối lời khen.
    Con người thường có thói quen bác bỏ những điều tốt đẹp mà người khác nói về họ nhưng khi nói ra điều đó một cách tế nhị sẽ giúp họ nhận ra thói quen của họ để học cách chấp nhận lời khen.[12]
    • Cho người đó biết rằng bạn sẽ không nói điều mà bạn không tin và nó làm tổn thương cảm xúc của bạn khi họ từ chối hoặc không tin vào cảm nhận mà bạn dành cho họ.[13]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tìm ra nguyên nhân của vấn đề

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận ra người...
    Nhận ra người có lòng tự trọng thấp. Tuy nhiên, một số người không thực sự yêu bản thân họ. Việc này có thể hình thành trong môi trường thiếu sự quan tâm hoặc do yếu tố khác và rất khó vượt qua.
    • Người có lòng tự trọng thấp có thể không thích lời khen vì nó trái ngược với quan điểm tiêu cực của họ về bản thân và họ không thể tin điều đó.[14]
    • Người đó sẽ nghĩ lời khen có nghĩa là bạn có mong đợi to lớn mà họ không thể đáp ứng được và họ không muốn làm bạn thất vọng.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa.
    Có phải người ấy từ một nước khác hoặc nền văn hóa khác với bạn? Có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân.
    • Một số nền văn hóa không thích lời khen vì họ cảm thấy như đang được chiều chuộng và bạn đang xem họ như một đứa trẻ.[16]
    • Bên cạnh đó, việc chấp nhận lời khuyên trong một số nền văn hóa là vượt mặt người khác, vốn khó chấp nhận.[17]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét sự khác biệt giới tính.
    Phụ nữ thường khó chấp nhận lời khen. Họ sẽ làm mọi thứ để chứng minh rằng bạn đã sai hoặc giảm đi những khía cạnh tích cực về họ.
    • Phụ nữ thường từ chối lời khen vì họ được dạy phải khiêm tốn, không như đàn ông.[18]
    • Phụ nữ cũng được dạy không được so sánh để làm cho người khác cảm thấy tệ nên họ sẽ từ chối lời khen để không làm tổn thương cảm xúc của người khác.[19]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn nên chấp nhận hoặc bỏ qua nếu ai đó không chịu chấp nhận lời khen.

Cảnh báo

  • Việc người khác từ chối chấp nhận lời khen không liên quan gì đến người cho lời khen. Nếu như bạn luôn tế nhị thì hãy nhớ rằng đây không phải lỗi của bạn mà là người đó.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kim Chronister, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kim Chronister, PsyD. Kim Chronister là nhà tâm lý học lâm sàng có giấy phép hành nghề. Cô chuyên giúp khách hàng đối phó với chứng lạm dụng chất kích thích, các vấn đề trong mối quan hệ, chứng rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách. Tiến sĩ Chronister đóng góp nội dung và xuất hiện trên các kênh truyền hình như Access Hollywood, Investigation Discovery và NBC News. Cô là tác giả của hai cuốn sách “Peak Mindset” và “FitMentality”. Cô có bằng thạc sĩ về tâm lý học lâm sàng và bằng tiến sĩ tâm lý học của Đại học Quốc tế Alliant. Bài viết này đã được xem 5.721 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 5.721 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo