Cách để Huấn luyện chó đi vệ sinh ở ngoài

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ ở mọi lứa tuổi đều khá đơn giản; bạn chỉ cần kiên nhẫn, nhất quán và thấu hiểu. Theo chuyên gia huấn luyện chó David Levin, khi dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ thì điều quan trọng nhất là phải phản ứng nhanh: nếu thấy chó chuẩn bị tè trong nhà thì bạn cần mang nó ra ngoài ngay lập tức. Dần dần, chó sẽ biết cách chờ đợi. Trong thời gian huấn luyện, bạn cũng nên cho chó ra ngoài nhiều nhất có thể, chuẩn bị sẵn nước tẩy rửa có chứa enzym và tham khảo thêm một vài mẹo trong bài để dọn dẹp chất thải khi chó đi vệ sinh trong nhà.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Xây dựng thói quen sinh hoạt cho chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho chó đi vệ sinh theo lịch cố định.
    Việc hình thành thói quen sinh hoạt là vô cùng quan trọng đối với chó ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là đối với chó con. Chó con thường chỉ có thể nhịn tiểu khoảng một giờ cho mỗi tháng tuổi, điều này có nghĩa là chúng cần ra ngoài đi vệ sinh mỗi giờ một lần.[1] Tốt nhất là bạn nên giúp chó hình thành nề nếp sinh hoạt nhanh nhất có thể để hạn chế các vấn đề không mong muốn trong tương lai.
    • Ngoài mối tương quan giữa số tháng tuổi với số giờ chó có thể đợi để ra ngoài đi vệ sinh thì bạn nhớ cho chó đi vệ sinh vào sáng sớm khi mới thức dậy, trong hoặc sau giờ vui chơi và sau khi chó ăn xong hay uống nhiều nước. Ngoài ra, thời gian cũng ảnh hưởng đến khả năng nhịn tiểu của chó (ví dụ như vào ban đêm). Khi mới đưa chó con về nhà thì bạn nên huấn luyện bằng cách cho nó đi vệ sinh sau mỗi 20-30 phút.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho chó đi vệ sinh ở một nơi cố định.
    Dù bạn dắt chó ra ngoài hay chó nó ra ngoài tự do ở khu vực có rào chắn thì việc quy định một chỗ cụ thể cho chó đi tiểu là rất quan trọng. Đó có thể là một gốc cây gần nhà bạn hoặc một chỗ cố định nào đó trong sân. Dù chó chọn chỗ nào thì bạn cũng cần đảm bảo là nó luôn có thể tới được điểm đó trong khi bạn huấn luyện nó đi tiểu ở ngoài.[3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Khen thưởng hành vi tốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng mệnh lệnh bằng lời nói trong khi đi dạo.
    Bạn hãy thử liên kết mệnh lệnh bằng lời nói với chỗ đi vệ sinh mà chó chọn, hoặc bất kỳ chỗ nào bạn đi ngang qua ngay khi ra khỏi nhà. Bạn có thể dùng mệnh lệnh như: “Tè đi” mỗi lần chó đi tiểu ở đúng vị trí đó. Dần dần, chó sẽ nghe theo mệnh lệnh đó và liên kết nó với hành động đi vệ sinh.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khen chó.
    Mỗi khi chó làm theo mệnh lệnh “tè đi” khi bạn cho nó ra ngoài thì hãy lập tức khen ngợi và cho chó phần thưởng trong vòng ba giây sau hành vi tích cực đó. Việc khen ngợi và thưởng cho các hành vi tích cực ngay lập tức là rất quan trọng vì sau một khoảng thời gian dài thì chó khó có thể liên kết hành vi của nó với việc được khen thưởng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dần dần giảm thưởng đồ ăn cho chó.
    Trong khi tiếp tục quá trình huấn luyện, bạn nên từ từ giảm tần suất thưởng đồ ăn cho chó sau khi nó đi vệ sinh và dần dần là cắt hẳn. Cho chó phần thường là một phần quan trọng và hữu ích trong giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện, tuy nhiên bạn không nên để việc này trở thành một thói quen lâu dài.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Kết hợp huấn luyện chó ở trong chuồng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn chuồng phù hợp.
    Bạn có thể kết hợp huấn luyện chó ở trong chuồng trong khi dạy chó đi vệ sinh ở ngoài. Chó sẽ coi chuồng là một lãnh địa nhỏ của nó ở trong nhà và sẽ không muốn làm bẩn chỗ riêng tư này.[5] Tuy nhiên, việc huấn luyện chó ở trong chuồng cũng không hề đơn giản. Bạn cần thời gian, sự kiên nhẫn và phải đảm bảo chó thoải mái khi ở trong chuồng.
    • Chuồng chó có nhiều loại kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Ngoài loại chuồng nhựa thường được dùng khi đi du lịch thì còn có chuồng kim loại với khung có thể gập/thu gọn. Hãy chọn loại lồng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn và nếu lo ngại chó phá chuồng thì bạn nên chọn loại bền một chút để chó không thể gặm hay dễ dàng làm hỏng.[6]
    • Chọn chuồng có kích cỡ phù hợp. Một chiếc chuồng lý tưởng cần đủ to để một chú chó trưởng thành có thể đứng thẳng, xoay vòng trong đó và nằm duỗi chân thoải mái. Nếu chuồng to quá thì nhiều khả năng chó sẽ chọn một chỗ trong đó để đi vệ sinh. Nếu chuồng nhỏ quá thì chó sẽ bị gò bó và không thoải mái.[7]
    • Nếu chó còn nhỏ và sẽ tiếp tục lớn thì bạn nên tham khảo bác sĩ thú y về cách chọn kích thước chuồng vừa với kích cỡ cơ thể ước lượng của chó khi trưởng thành.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Từ từ cho chó làm quen với chuồng.
    Nếu bạn vội vàng nhốt chó vào chuồng mà không cho nó làm quen trước thì chó có thể sẽ hoảng loạn và sợ chuồng. Tốt nhất là bạn nên cho chó làm quen dần dần bằng cách khuyến khích nó khám phá chiếc chuồng của mình bằng giọng nhẹ nhàng, khích lệ mỗi khi chó tiến lại gần nó.[9]
    • Hãy để cửa chuồng mở và thỉnh thoảng thả đồ ăn vào chuồng. Mới đầu bạn hãy để đồ ăn ở gần của chuồng và dần dần cho vào sâu bên trong.[10]
    • Hãy để chó tự khám phá chuồng bất cứ khi nào nó muốn; mở cửa chuồng để chó cảm thấy đó là chỗ nó có thể tự do ra vào.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bắt đầu cho chó ăn trong chuồng.
    Khi chó đã thoải mái và quen với việc đi vào chuồng thì bạn có thể bắt đầu cho chó ăn ở trong đó. Điều này sẽ giúp chó coi việc đi vào chuồng là một phần của các hoạt động sinh hoạt thường ngày.[12]
    • Đóng cửa chuồng trong khi chó ăn cơm. Khi mới thực hiện bước này, bạn nên mở cửa chuồng ra ngay khi chó ăn xong để không khiến nó hoảng sợ rồi dần dần tăng thời gian đóng của chuồng lên sau mỗi vài ngày khoảng từ một đến hai phút.[13]
    • Nếu chó bắt đều rên rỉ, kêu hoặc sủa thì bạn cũng đừng thả nó ra ngay. Hãy đợi cho đến khi nó không làm loạn lên nữa thì hãy mở cửa. Nếu bạn mở cửa ngay lúc chó còn đang sủa thì nó sẽ nghĩ rằng chỉ cần sủa thật lực là có thể ra ngoài bất cứ khi nào nó muốn.[14]
    • Khi chó đã thoải mái với việc ở trong chuồng khoảng nửa giờ đồng hồ mà không xảy ra vấn đề gì thì bạn có thể bắt đầu nhốt nó trong chuồng khi có việc cần ra khỏi nhà một lúc và bạn cũng có thể cân nhắc việc nhốt chó trong chuồng vào ban đêm. Chuẩn bị tinh thần là có thể sẽ mất tới vài tuần thì chó mới quen với việc ở trong chuồng một mình.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bắt đầu nhốt chó trong chuồng đều đặn.
    Khi chó có vẻ thoải mái với việc ở trong chuồng một mình trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn có thể bắt đầu nhốt nó trong chuồng khi cần ra khỏi nhà. Tốt nhất là bạn nên nhốt chó khi đã sẵn sàng ra khỏi nhà, nếu không thì chó có thể sẽ lo lắng và không hiểu sao nó lại bị nhốt trong chuồng trong khi bạn vẫn ở nhà.[16]
    • Nhớ cho chó ra ngoài đi vệ sinh trước khi nhốt nó vào chuồng. Nếu không cho chó đủ thời gian ở ngoài thì nhiều khả năng chó sẽ đi vệ sinh ra chuồng khi bạn vắng nhà.[17]
    • Không sử dụng chiếc chuồng như một hình phạt với chó. Bạn không nên để chó liên hệ chiếc chuồng với việc bị la mắng hay trách phạt. Chỉ cần tiếp tục cho chó ăn ở trong chuồng và chỉ dùng chuồng vào mục đích huấn luyện (chẳng hạn như ngăn không cho chó quậy phá khi bạn vắng nhà) thì chó sẽ chỉ hình thành mối liên hệ tích cực với chiếc chuồng.[18]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Xử lý khi chó đi vệ sinh trong nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không trách phạt chó vì chuyện này.
    Chắc chắn là thỉnh thoảng sự cố chó đi vệ sinh ra nhà vẫn sẽ xảy ra, ngay cả khi bạn đã huấn luyện nó đi vệ sinh đúng chỗ thành công. Sự cố này có thể xảy ra thường xuyên trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, chó không cố ý làm vậy và dần dần nó sẽ học được cách sửa đổi hành vi này.
    • KHÔNG la mắng chó hoặc dúi mặt nó vào bãi chất thải khi nó đi ra nhà. Việc này không giúp chó học được gì từ lỗi sai của nó mà còn khiến nó sợ bạn. Hãy bình tĩnh đối mặt với sự cố và kiên nhẫn với thú cưng của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Can thiệp khi phát hiện ra chó đi vệ sinh trong nhà.
    Bất cứ khi nào bạn phát hiện ra chó đang đi tiểu trong nhà hãy tạo ra một tiếng động mạnh, chẳng hạn như vỗ tay hoặc hét lớn “ra ngoài” để khiến chó giật mình. Sau đó, hãy đưa chó ra ngoài và khen ngợi khi chó đi tiểu ở ngoài.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dọn dẹp chất thải của chó.
    Loài chó có khứu giác rất nhạy bén và chúng có thể sẽ nghĩ nơi mình đi bậy ra là một chỗ được phép đi vệ sinh nếu mùi chất thải không được dọn dẹp sạch sẽ. Điều này có thể trở thành một vấn đề thực sự, đặc biệt là với chó con.[20] Bạn hãy dùng nước tẩy rửa có chứa enzym để loại bỏ sạch mùi chất thải khi chó đi vệ sinh ở trong nhà.[21]
    • Nếu có sân thì bạn có thể lợi dụng lúc chó lỡ đi vệ sinh trong nhà để huấn luyện nó. Mỗi khi dọn dẹp chất thải của chó trong nhà, bạn hãy mang khăn giấy dùng để thấm nước tiểu của chó ra chỗ đi vệ sinh quy định của nó, để khăn giấy trên mặt đất và đặt một viên đá hoặc cành cây lên để cố định. Khi chó ngửi thấy mùi nước tiểu của nó trên khăn giấy thì nó sẽ hình thành một liên kết chắc chắn giữa việc giải quyết nỗi buồn và đi ra ngoài. Khi chó đã hiểu được điều này và bắt đầu đi vệ sinh ở ngoài thì bạn có thể vứt chỗ khăn giấy bẩn đó đi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết những vấn đề tiềm ẩn.
    Nếu chó vẫn tiếp tục đi vệ sinh trong nhà thì có thể nó đang gặp phải một vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý nào đó. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định xem chó của mình có gặp các vấn đề dưới đây không:
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Với một số chú chó thì việc huấn luyện có thể mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên bạn có thể huấn luyện một chú chó ở bất kỳ độ tuổi nào cách đi vệ sinh đúng chỗ. Hãy kiên nhẫn và khuyến khích/khen ngợi những hành vi tốt của chó.
  • Nếu chó vẫn đi vệ sinh trong nhà thì bạn nên cho nó ra ngoài nhiều hơn. Nếu nó không đi vệ sinh sau khi đi dạo khoảng 10 phút trở lên thì bạn có thể đưa nó vào trong nhà nhưng không tháo dây dắt. Sau đó lại đưa chó ra ngoài đi dạo sau khoảng 10-15 phút. Hãy lặp lại quá trình này cho đến khi chó đi vệ sinh ở ngoài.
  • Nếu phát hiện chó đi vệ sinh quanh nhà thì có khả năng là bạn chưa giám sát nó đúng cách.
  • Nếu chó đi vệ sinh ở trong chuồng thì có thể chuồng của nó quá rộng hoặc bạn chưa chó nó ra ngoài đủ thường xuyên.
  • Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu bạn nghĩ ngờ chó có vấn đề về sức khỏe dẫn đến việc đi tiểu hoặc đi tiêu quá mức. Nếu các lo ngại về sức khỏe được loại bỏ thì bạn nên đưa chó đến gặp chuyên gia huấn luyện hoặc chuyên gia về hành vi động vật để khắc phục vấn đề này.
  1. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  2. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  3. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  4. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  5. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  6. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  7. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  8. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
  9. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/crate_training.html?referrer=https://www.google.com/
  10. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/housetraining_puppies.html?referrer=https://www.google.com/
  11. http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/housetraining_puppies.html?referrer=https://www.google.com/
  12. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-puppy
  13. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
  14. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
  15. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
  16. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
  17. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: David Levin
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi David Levin. David Levin là chủ sở hữu của Citizen Hound, một công ty cung cấp dịch vụ dẫn chó đi dạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn 9 năm kinh nghiệm huấn luyện và dẫn chó đi dạo, công ty của David đã được Beast of the Bay bầu chọn là “Best Dog Walker SF” trong các năm 2019, 2018 và 2017. Citizen Hound cũng được SF Examiner xếp hạng là công ty dẫn chó đi dạo #1 và được xếp vào Danh sách A trong các năm 2017, 2016, 2015. Citizen Hound tự hào về dịch vụ khách hàng, kỹ năng chăm sóc và uy tín của mình. Bài viết này đã được xem 1.047 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 1.047 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo