Cách để Giới thiệu diễn giả khách mời

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Phần giới thiệu có thể làm nên hoặc phá hỏng một bài phát biểu. Diễn giả khách mời dựa vào phần giới thiệu thú vị của bạn để thu hút khán giả. Một phần giới thiệu tốt cần có sự nghiên cứu về phẩm chất của diễn giả. Hãy viết bài phát biểu để giải thích những gì mà khán giả sẽ nhận được khi họ lắng nghe. Bằng cách ghi nhớ bài giới thiệu và nhiệt tình trình bày, bạn có thể làm cho bất cứ diễn giả khách mời nào cũng trở nên tuyệt vời.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nghiên cứu về diễn giả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi diễn giả xem họ muốn bạn nói những gì.
    Trong hầu hết trường hợp, diễn giả sẽ chuẩn bị và đưa phần giới thiệu cho bạn. Cho dù họ không chuẩn bị, họ có thể cung cấp thông tin để bạn sử dụng. Nếu không gặp được diễn giả, hãy nói chuyện với những người quen biết họ, chẳng hạn như người quen chung hoặc đồng nghiệp của họ.[1]
    • Nếu diễn giả cung cấp phần giới thiệu, bạn hãy sử dụng nó. Bạn nên đọc qua vài lần và chuẩn bị để trình bày thật sinh động và nhiệt tình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu chủ đề mà diễn giả sẽ nói.
    Bạn có thể đặt câu hỏi để biết trọng tâm của bài phát biểu. Diễn giả hoặc người tổ chức sự kiện có thể nói cho bạn biết. Bằng cách này, bạn sẽ có thể trau chuốt bài phát biểu nhằm giới thiệu chủ đề của diễn giả. Phần giới thiệu cần đưa ra thông tin chính xác mà khán giả có thể muốn nghe.[2]
    • Ví dụ, bài phát biểu sẽ nói về việc động viên các cô gái trẻ học lập trình máy tính. Bạn không nên dành thời gian để giải thích cách mà diễn giả có thể hướng dẫn những kỹ năng này cho người trưởng thành.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tra cứu thông tin tiểu sử của diễn giả.
    Hãy nghiên cứu thông tin của diễn giả trên mạng. Các bài báo, cuộc phỏng vấn, và trang web có liên quan đến diễn giả sẽ cung cấp thông tin này. Bạn có thể gõ tên của họ vào thanh tìm kiếm và chọn lọc các chi tiết có liên quan đến bài phát biểu. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy những dữ kiện đặc sắc phù hợp cho phần giới thiệu.[3]
    • Chẳng hạn như, tiểu sử của một giáo sư trên trang web của trường có thể cung cấp thông tin cho bạn rằng, “Cô Nhung đã sử dụng nghiên cứu khoa học của mình để nhận dạng 10 loài chim mới”. Hãy cố gắng tìm thông tin có liên quan đến đề tài mà họ sẽ trình bày.
    • Các bài báo và cuộc phỏng vấn cũng sẽ cung cấp những sự thật cơ bản có ích, chẳng hạn như “Cô Nhung đã dành mùa hè vừa rồi để xây dựng trường học ở châu Phi”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh sử dụng thông tin nhạy cảm hoặc gây lúng túng mà không có sự đồng ý.
    Hãy nhớ rằng phần giới thiệu của bạn nhằm đề cao diễn giả. Các vấn đề như rắc rối pháp lý, vấn đề sức khoẻ, hoặc trục trặc gia đình đều phức tạp. Chúng làm mất thời gian và tạo hình ảnh tiêu cực. Sẽ không phù hợp khi đề cập đến sự chỉ trích công khai hoặc tranh cãi mà những người khác đã nhận định về diễn giả. Nói về gia đình của họ cũng không phải là một ý hay.
    • Luôn xin phép diễn giả trước khi bạn sử dụng những chi tiết này. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể giải thích vì sao nó quan trọng với phần giới thiệu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm những bài phát biểu khác mà diễn giả đã thực hiện.
    Khi bạn tìm thấy một bài phát biểu, hãy đặc biệt chú ý đến phần giới thiệu. Hãy tìm bất kỳ chi tiết nào về diễn giả mà bạn có thể sử dụng. Đọc bài phát biểu thành tiếng và tìm những phần được viết tốt. Bạn có thể phỏng theo những phần này để cải thiện phần giới thiệu của mình.[4]
    • Đừng sử dụng bài phát biểu của diễn giả để viết phần giới thiệu của bạn. Có lẽ lần này họ sẽ trình bày một bài phát biểu khác, vì thế bạn sẽ tạo ra sự mong đợi nhầm lẫn cho khán giả.
    • Hãy cẩn thận nếu bạn đang sử dụng thông tin từ bài phát biểu khác vì nó là tài liệu có bản quyền và không thể được dùng mà không có sự đồng ý của diễn giả.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bao gồm một chi tiết bất ngờ nếu nó phù hợp với phần giới thiệu.
    Bạn có thể tìm một chi tiết giúp định nghĩa tính cách của diễn giả nhưng ít được biết đến. Chi tiết đó cũng có thể là thông tin được chia sẻ giữa bạn và diễn giả. Một chi tiết bất ngờ thú vị không làm giảm trọng tâm của bài phát biểu. Trong nhiều trường hợp, nó có thể được dùng để chọc cười khán giả hoặc tôn vinh phẩm chất con người của diễn giả.[5]
    • Ví dụ, bạn đã gặp diễn giả khi làm việc ở trung tâm nhận nuôi chó. Hãy giới thiệu mối liên hệ này khi bắt đầu bài phát biểu. Kết thúc bằng việc khẳng định, “Tôi biết cô Nhung sẽ tạo cảm hứng cho bạn làm việc tốt hơn với các nữ sinh- cũng như chú chó của bạn”.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Phát âm đúng tên của diễn giả.
    Đảm bảo rằng bạn tìm hiểu cách phát âm đúng. Bạn có thể tìm nó trên mạng. Nếu không thể, hãy liên hệ với diễn giả, bất cứ ai mà họ biết, hoặc nhà tổ chức sự kiện. Cách phát âm sai làm cho phần giới thiệu của bạn có vẻ không chuyên nghiệp. Nó gây bối rối và ảnh hưởng xấu đến uy tín của cả bạn lẫn diễn giả.[6]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Kiểm tra mọi chức danh nào của diễn giả.
    Việc giới thiệu diễn giả bằng chức danh phù hợp thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng thêm uy tín cho họ. Hãy giới thiệu một bác sĩ là Bác sĩ A. Hãy giới thiệu một thẩm phán là Thẩm phán A. Có thể diễn giả có các chức danh mà bạn không biết, chẳng hạn như Sir hoặc Dame dành cho ai đó được phong tước vị bởi hoàng gia Anh.[7]
    • Diễn giả có thể nói cho bạn biết cách mà bạn nên giới thiệu họ. Thông tin này cũng có thể được tìm thấy trên mạng hoặc từ những người khác.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Viết phần giới thiệu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giới hạn phần giới thiệu dài dưới 3 phút.
    Hãy nhớ rằng việc của bạn là giới thiệu diễn giả. Phần giới thiệu không nên chiếm nhiều thời gian của sự kiện. Một vài đoạn văn ngắn là đủ. Thời gian này đủ để đề cập đến phẩm chất của diễn giả và thu hút sự quan tâm của khán giả.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giải thích trình độ chuyên môn của diễn giả.
    Mục tiêu của phần giới thiệu là để giải thích vì sao diễn giả được chọn để diễn thuyết. Những thông tin uy tín có liên quan sẽ được nói ở đây. Hãy làm nổi bật sự chuyên nghiệp của diễn giả về đề tài. Các ví dụ về trình độ chuyên môn bao gồm tác phẩm đã xuất bản, kinh nghiệm làm việc và câu chuyện thành công. Hãy cho khán giả thấy diễn giả là người có uy tín nhưng chọn các thông tin ngắn gọn và có liên quan.[9]
    • Nếu diễn giả sẽ trình bày về chủ đề cải thiện làm việc nhóm, hãy nói rằng diễn giả đã thay đổi môi trường làm việc ở một vài công ty Fortune 500.
    • Nếu bài phát biểu nói về đan len tại nhà, bạn không cần liệt kê tất cả bằng cấp, giải thưởng, hoặc kinh nghiệm làm việc tại Fortune 500.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói cho khán giả biết những gì mà họ sẽ nhận được khi lắng nghe.
    Nhiệm vụ của bạn là thu hút sự chú ý của khán giả. Để làm điều này, hãy nói rằng khán giả sẽ nhận được nhiều điều từ bài phát biểu. Các kiến thức nên có liên quan đến sự kiện diễn thuyết. Ví dụ, nếu chủ đề của bài phát biểu là nói chuyện trước đám đông, khán giả muốn biết họ có thể học được những gì cho cuộc sống của mình.[10]
    • Chẳng hạn bạn có thể nói, “Hôm nay, anh Sơn sẽ chứng minh rằng bất cứ ai cũng có thể phát biểu một cách lôi cuốn và một chút lo lắng không phải lúc nào cũng là tin xấu”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bao gồm một câu chuyện cá nhân ngắn nếu có.
    Khả năng là bạn được chọn để phát biểu vì bạn đã có tương tác với diễn giả. Bạn không cần phải biết rõ về diễn giả để làm điều này. Khi diễn giả tỏ ra thân thiết với bạn, khán giả sẽ nhận ra. Họ sẽ quan tâm đến bạn và muốn nghe bài phát biểu.
    • Bạn có thể nói rằng, “Cách đây 20 năm, tôi gặp một người đàn ông và anh ấy đã thách thức tôi để trở nên tốt đẹp hơn. Anh ấy đã trở thành một người bạn tốt”.
    • Bạn cũng có thể đưa ra một câu chuyện ngắn, chẳng hạn như “Tôi đã nghe anh Sơn phát biểu ở Miami và nó làm tôi cảm động”, hoặc, “Bác sĩ Sơn đã chia sẻ ý tưởng của mình với tôi vào sáng nay và tôi cam đoan rằng các bạn cũng sẽ thích”.
    • Hãy thận trọng, không phóng đại vì nó có thể làm tăng sự mong đợi dành cho diễn giả. Nó có thể làm giảm sự tự tin của diễn giả nếu bạn khoe khoang quá nhiều.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hạn chế hài hước.
    Các câu chuyện hài hước làm mất thời gian và thường gây lúng túng hoặc không liên quan đến bài phát biểu. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng có hiệu quả. Bạn sẽ cần cân nhắc khi dùng đến sự hài hước. Trong một vài trường hợp như sau một sự kiện buồn hoặc mệt mỏi, khán giả cần cười vui vẻ.[11]
    • Chẳng hạn bạn có thể nói, “Anh Sơn đã tạo cảm hứng cho tôi mạnh dạn đóng một cái tủ. Nó đã long ra chỉ sau 5 phút/ Và khi tôi đã nghe bài phát biểu của anh ấy thêm lần nữa, tôi đã học được nhiều điều đến mức có thể mở cả cửa hàng bán tủ”.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giới thiệu tên của diễn giả sau cùng.
    Lời cuối cùng là để vỗ tay tán thưởng. Hãy viết bài phát biểu hướng tới mục tiêu đó. Đây là lúc khán giả cần thể hiện sự nhiệt tình dành cho diễn giả. Nó là phần duy nhất của bài phát biểu để bạn giới thiệu tên và chức danh của diễn giả.[12]
    • Ví dụ, hãy nói, “Xin cùng tôi chào đón Bác sĩ Sơn!”
    • Bạn cũng có thể đưa ra chủ đề của bài phát biểu nếu cần thiết. Điều này có ích trong những sự kiện lớn, khi mà mọi người đến từ những địa điểm khác nhau hoặc có những diễn giả khác.
    • Bạn cũng có thể giới thiệu diễn giả vào phần mở đầu của bài phát biểu và nhắc lại tên của họ trong suốt phần giới thiệu. Điều này giúp tạo ra sự quen thuộc với khán giả.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đọc bài phát biểu thành tiếng.
    Hoàn thành bài phát biểu của bạn, sau đó hãy đọc lại. Hãy nghe xem nó như thế nào. Giọng điệu của bài giới thiệu nên thích hợp với hội trường. Hãy thay đổi, bỏ bớt những chi tiết hoặc từ không cần thiết. Bạn cũng có thể thử bấm giờ. Một bài phát biểu tốt sẽ nghe có vẻ trôi chảy mà không dài dòng.[13]
    • Suy nghĩ xem bạn sẽ phản hồi với phần giới thiệu như thế nào nếu mình là khán giả.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Trình bày bài phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hành phần giới thiệu.
    Một phần giới thiệu tốt nên được chuẩn bị cẩn thận. Hãy dành thời gian tập dượt trước khi trình bày. Việc phải phụ thuộc vào các ghi chú trên sân khấu sẽ khiến khản giả phân tâm. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhớ các từ ngữ và có thể nói một cách tự nhiên. Phần giới thiệu của bạn phải trôi chảy và nhiệt tình. Bạn có thể tập giới thiệu bằng nhiều cách, chẳng hạn như tự ghi âm hoặc nói trước những người quen.[14]
    • Khi nỗi sợ sân khấu là vấn đề, hãy thử học thuộc lòng phần giới thiệu khi nhìn vào gương. Một khi bạn cảm thấy thoải mái, hãy diễn tập trước gia đình và bạn bè.
    • Ghi âm phần giới thiệu là cách đơn giản để nghe lại những gì mình nói khi ở một mình. Hãy nghe lại và tìm bất cứ chỗ nào cần cải thiện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thỉnh thoảng diễn tập giới thiệu trước khi lên sân khấu.
    Khi đợi đến lượt của mình, bạn có thể xem lại bài giới thiệu. Tập một vài lần thì được, nhưng tránh tạo áp lực cho bản thân với nhiều lần diễn tập và ghi nhớ. Hãy để bản thân cảm thấy an tâm từ việc luyện tập và sự nhiệt tình dành cho diễn giả. Nó sẽ giúp phần giới thiệu không nghe như đọc theo kịch bản.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giới thiệu bản thân khi bạn bắt đầu.
    Việc giới thiệu tên và chức danh của bạn sẽ có ích nếu ai đó trong khán phòng không quen biết bạn. Hãy nói ngắn gọn để bạn có thể hoàn thành phần còn lại của bài giới thiệu. Hãy nhớ rằng bạn đang giới thiệu diễn giả, vì thế không cần phải giải thích dài dòng rằng bạn là ai. Nếu ai đó đã giới thiệu bạn trước đó, bạn có thể bỏ qua điều này.
    • Hãy nói, “Xin chào quý vị khán giá. Tôi là Nguyễn Hưng và tôi là người tổ chức sự kiện này”.
    • Khi mọi người đã quen biết bạn, chẳng hạn như bạn là giáo viên giới thiệu diễn giả phát biểu trước lớp học, bạn không cần phải làm điều này.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thể hiện sự nhiệt tình khi nói.
    Vì đã thực hành, bạn sẽ sẵn sàng đọc phần giới thiệu với sự nhiệt tình. Hãy duy trì mức năng lượng cao. Đứng thẳng người. Tăng cường năng lượng khi bạn đọc phần giới thiệu bằng cách tăng thêm một chút âm lượng và sự tự tin. Hãy nhớ xem bạn muốn phần giới thiệu như thế nào nếu bạn là khán giả. Bạn sẽ muốn nó truyền cảm hứng để chú ý đến diễn giả.[15]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói to và rõ.
    Nhiều người phát biểu trở nên lo lắng hoặc quá háo hức. Họ nói quá nhanh đến mức không nghe rõ. Bạn nên bình tĩnh lại. Điều này đảm bảo rằng khán giả có thể nghe rõ mọi phần giới thiệu của bạn. Bạn nên nhận ra rằng mỗi từ ngữ đều to rõ và có thể tiếp cận những người ở cuối khán phòng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dẫn dắt tiếng vỗ tay.
    Khi nói đến phần cuối, hãy đứng yên chỗ của bạn. Nhấn mạnh những lời cuối cùng. Hãy là người đầu tiên vỗ tay. Là một người giới thiệu, bạn đang hỗ trợ cho diễn giả. Khán giả sẽ làm theo sự dẫn dắt của bạn, và đối với một diễn giả, không gì tệ hại hơn so với tiếng vỗ tay yếu ớt.[16]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Quay người về phía diễn giả khi họ bước lên.
    Bạn nên xoay người về phía họ, bàn chân hướng về ho và nhìn vào mắt họ. Dành cho diễn giả một nụ cười chân thành. Hãy đứng yên chỗ của bạn và tiếp tục vỗ tay cho đến khi họ đến gần bạn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Bắt tay diễn giả.
    Bắt tay là một cử chỉ tích cực. Khán giả sẽ để ý điều đó. Nó là cách chào thân thiện cho thấy mối quan hệ giữa bạn và diễn giả. Tiếp tục nhìn diễn giả cho tới khi họ đến chỗ của bạn trên sân khấu. Hãy bắt tay của họ và sau đó tự tin bước đi rời khỏi sân khấu.[17]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Xin phép sự đồng ý của diễn giả về phần giới thiệu mà bạn đã viết.
  • Quên đi những câu rập khuôn, chẳng hạn như “Người này không cần phải giới thiệu”. Thay vào đó, bạn nên tập trung làm cho phần giới thiệu độc đáo và sống động.
  • Yêu cầu diễn giả duyệt lại phần giới thiệu được cung cấp nếu bạn cảm thấy nó không phù hợp với khán giả.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Deb DiSandro
Cùng viết bởi:
Chủ sở hữu Speak Up On Purpose
Bài viết này đã được cùng viết bởi Deb DiSandro. Deb DiSandro là chủ sở hữu của Speak Up On Purpose, một tổ chức chuyên cải thiện và giảng dạy về thuyết trình trước công chúng. Deb có hơn 30 năm kinh nghiệm làm diễn giả quốc gia và đã thuyết trình tại Hội nghị Nhà văn Erma Bombeck và Hội nhà báo quốc gia. Cô đã được trao giải Thành viên Hiệp hội Diễn giả Quốc gia của năm 2007 và có bài đăng tại Writer's Digest, Daily Herald, Women's Day và Better Homes & Gardens. Bài viết này đã được xem 9.936 lần.
Trang này đã được đọc 9.936 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo