Cách để Dạy chó không cắn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cắn là một hành vi bình thường của chó con. Hành vi này đặc biệt phổ biến trong giai đoạn chúng đang tìm kiếm vị trí của mình trong gia đình bạn hoặc đang mọc răng. Tuy nhiên, hành vi này cần được ngăn chặn để không phát triển thành thói quen khi chó trưởng thành. Khi đã lớn, hành vi cắn của chó sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý bằng biện pháp cứng rắn khác với khi dạy dỗ chó con. Chó cắn có thể gây ra nhiều tổn thương cho con người tùy thuộc vào tình huống và kích cỡ của chúng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Dạy chó con không cắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá xem hành vi cắn của chó con có bình thường hay không.
    Vì còn nhỏ nên chó con không ngừng tìm kiếm vị trí của mình trong đàn hoặc trong gia đình mới. Cắn là một cách tuyệt vời để chúng tìm hiểu về ranh giới của mình. Khi cắn một thứ gì đó, phản ứng nhận được sẽ cho chúng biết rất nhiều về những gì chúng được và không được làm.
    • Chó con thích nô đùa và nghịch ngợm. Chúng thường coi bàn tay hoặc các ngón tay của con người là những món đồ chơi lớn nếu ở trong tầm với. Chó con cũng rất hay dùng miệng khi chơi đùa nên khá chắc rằng phản ứng đầu tiên của chúng với bàn tay hoặc ngón tay của con người trong khi chơi đùa là cắn!
    • Chó con cũng sẽ rất khó chịu khi mọc răng. Để giúp lợi đỡ đau, chúng sẽ ra sức cắn đồ vật, có thể là đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì có thể cắn được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không khuyến khích hành vi cắn khi chơi đùa.
    Bạn không nên chơi trò vẫy tay trước mặt hoặc vỗ tay xuống sàn trước mặt chó, đồng thời tránh những trò khơi dậy bạo lực, chẳng hạn như trò kéo co. Những trò này sẽ rất dễ dụ chó dùng miệng cắn.
    • Khi chó con cắn bạn, dù là khi chơi đùa hay vì chó đang mọc răng thì bạn hãy lập tức rút tay hoặc ngón tay ra khỏi miệng chó và hét to “A”. Dù bạn rất muốn kêu to “Không!” hoặc “Cún hư!”, nhưng tốt nhất là đừng nên nói gì cả.
    • Nói chung là bạn có nói gì thì chó con cũng chỉ quan tâm đến việc là bạn đang nói chuyện với nó thôi. Nói chuyện có nghĩa là bạn đang quan tâm đến nó và có thể chính điều này sẽ khuyến khích chó tiếp tục hành vi đã gây được sự chú ý của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bắt chước phản ứng của những chú chó khác trong bầy khi bị chó con cắn.
    Khi chó con còn rất nhỏ, vẫn sống chung với mẹ và đàn của mình, chúng sẽ học được cách nhận biết khi nào mình cắn quá đau thông qua phản ứng nhận được. Đôi khi chó mẹ sẽ gừ nó, hoặc nếu nó cắn anh chị em của mình quá mạnh thì phản ứng thường thấy là chúng sẽ kêu thật to và lập tức ngừng chơi. Qua quá trình này, chó con sẽ học được thế nào là quá trớn và quá mạnh. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc tương tự như vậy khi dạy chó con không được cắn.
    • Hãy khoanh tay và quay đi, phớt lờ chó con khoảng 5-10 giây. Đôi khi, bạn nên rời khỏi phòng. Phản ứng như vậy sau khi bị cắn sẽ cho chó con thấy rằng nếu nó cắn bạn thì hết vui và hết giờ chơi luôn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tiếp tục chơi khi chó con đã bình tĩnh lại lại.
    Bạn có thể tiếp tục cưng nựng nó. Nếu chó con vẫn tiếp tục cắn, bạn hãy phớt lờ nó lần nữa bằng việc ngừng tất cả các trò chơi và rời khỏi phòng nếu cần. Làm vậy sẽ khiến chó con nhận ra rằng nó sẽ không được chú ý nếu tiếp tục hành vi của mình .
    • Nếu chó con đang mọc răng, bạn hãy cho chúng một món đồ chơi nhai phù hợp để khuyến khích thói quen nhai và cắn lành mạnh. Ngay cả khi chó không mọc răng thì bạn cũng có thể áp dụng cách này, hãy chỉ cho chó con biết những thứ nào chúng được phép cắn. Cũng giống như khi dạy cho chó những hành vi mới, bạn phải luôn luôn nhất quán thì mới thu được kết quả nhất quán.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy lưu ý thái độ và ngôn ngữ cơ thể khi huấn luyện chó con.
    Việc thể hiện thái độ và ngôn ngữ cơ thể khác nhau với chó con có thể củng cố hành vi tốt hoặc khuyến khích hành vi xấu. Ví dụ, nhìn hoặc nói chuyện với chó khi chúng sủa để thu hút sự chú ý của bạn là một hành động sẽ khuyến khích hành vi không tốt. Ngược lại, nếu chú ý hoặc nói chuyện với chó con khi chúng bình tĩnh và chơi đùa đúng chừng mực sẽ giúp củng cố hành vi tốt. Nếu bạn làm tốt điều này, chúng sẽ tôn trọng và ngưỡng mộ bạn. Dần dần, chúng sẽ học được rằng dù có muốn cắn bạn thế nào thì bạn cũng không phải là món đồ chơi mà chúng được phép cắn.[1]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lưu ý những...
    Lưu ý những dấu hiệu cảnh báo trước khi chó cắn, những dấu hiệu này thường biểu hiện trước khi hành vi này xảy ra. Đôi khi những biểu hiện này rất mơ hồ và khó nhận biết nếu bạn không tinh ý. Chúng có thể xuất hiện trước nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm trước khi chó thực sự cắn người, chẳng hạn như những chú chó phải chịu nhiều tổn thương khi còn nhỏ hoặc bị ngược đãi trong một thời gian dài có thể sẽ bất ngờ quay ra cắn người.
    • Một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể nhận thấy ở chó trước khi nó cắn người bao gồm, nhưng không giới hạn là đứng dậy và đi xa chỗ một người, quay đầu khỏi ai đó, nhìn bạn một cách van nài hoặc ngáp khi ai đó đến gần chúng.
    • Những dấu hiệu rõ ràng hơn bao gồm, nhưng không hạn chế là dựng tai, dựng đứng lông cổ hoặc lưng, nhe răng, nhìn thẳng vào mắt đối phương, gầm gừ và sủa.[2]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dạy chó không được cắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định chó cắn có phải do sợ hãi không.
    Một trong những lý do chó hay cắn người phổ biến nhất là do chúng sợ hãi. Sự sợ hãi này không nhất thiết là bắt nguồn từ sự ngược đãi hay phải sống trong môi trường bạo lực mà bản thân nỗi sợ có thể nảy sinh do chó ít được tiếp xúc với bên ngoài trong giai đoạn phát triển từ chó con thành chó trưởng thành[3]
    • Tất nhiên, chó nhà bạn sẽ thoải mái và thân thiện với bạn và người trong gia đình, tuy nhiên đó là vì phần lớn thời gian chúng đều ở gần bạn. Người hoặc những con thú khác đến và đi không thường xuyên sẽ khiến chó sợ hãi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định những nguyên nhân khác.
    Có rất nhiều nguyên nhân khác khiến chó muốn cắn người. Có thể kể đến các nguyên nhân như khuynh hướng bảo vệ, cảm giác đau đớn, động cơ săn mồi, bản năng làm mẹ hoặc đơn giản là bản năng của giống nòi.[4]
    • Khuynh hướng bảo vệ được kích hoạt trong nhiều trường hợp như khi chó muốn bảo vệ bạn, bảo vệ đồ ăn thức uống, không gian riêng tư, đồ chơi hoặc phần thưởng yêu thích của chúng.
    • Hành vi cắn do đau thường xảy ra khi chó không muốn người khác chạm vào do nhiều lý do. Có thể chúng đã già và bị đau khớp, bị thương hoặc bị người khác vô ý giẫm phải.
    • Động cơ săn mồi thường được kích thích bởi bất cứ thứ gì khiến chó muốn đuổi theo, chẳng hạn như người đi bộ trên đường, người đi xe đạp, xe ô tô hoặc các loài động vật khác.
    • Bản năng làm mẹ của tất cả chó mẹ mới sinh nào cũng có lúc rất dữ dội và mạnh mẽ. Vậy nên hãy tôn trọng không gian và chỉ tiếp xúc với chó mẹ và chó con khi cần thiết.
    • Những chú chó thuộc giống chó chăn gia súc hoặc xuất thân từ nơi chăn gia súc sẽ dễ làm theo bản năng tự nhiên và quây người hoặc động vật bằng cách cắn hoặc huých vào chân và mắt cá chân của họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng phương pháp làm quen và điều kiện cổ điển để dạy chó không cắn.
    Phương pháp này sẽ giúp chó có cơ hội được tiếp xúc với những tình huống có thể khiến nó sợ hãi, tuy nhiên sự tiếp xúc này chỉ ở mức rất nhỏ và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Trong quá trình tiếp xúc này, bạn có trách nhiệm giữ cho chó luôn ở trong trạng thái vui vẻ. Như vậy thì thay vì tập trung, sợ hãi hay phản ứng với hoàn cảnh xung quanh thì chó sẽ tập trung vào bạn và những phần thưởng hoặc đồ chơi đặc biệt bạn chuẩn bị cho nó. Mục đích chung của phương pháp này là giúp chó hiểu rằng nó có thể giữ thái độ tích cực ngay cả trong các hoàn cảnh lạ lẫm hoặc đáng sợ.
    • Hãy thử nhờ người khác cùng phối hợp với bạn huấn luyện chó. Khi huấn luyện chó với một người “mới và xa lạ”, bạn hãy nhờ người đó phớt lờ tất cả những biểu hiện sợ hãi của chú chó và nhìn vào bạn. Đồng thời, nhờ người đó chuẩn bị một số phần thưởng ngon lành để có thể nhanh chóng và thường xuyên thưởng cho chó, giúp nó chú ý đến mặt tích cực của hoàn cảnh. Lưu ý rằng, nếu người này thưởng cho chó quá chậm, nó sẽ có đủ thời gian để khẳng định rằng nó đang ở trong một hoàn cảnh đáng sợ. Tất nhiên, bạn cũng cần dặn người hỗ trợ mình không được di chuyển quá nhanh hoặc có hành động đe dọa, tạo ra tiếng động lớn hay trêu đùa chó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng phương pháp thay đổi hành vi để dạy chó không cắn.
    Phương pháp thứ hai này được gọi là điều kiện thao tác, liên quan đến việc huấn luyện chó thay thế hành vi sợ hãi bằng hành vi khác thú vị hay thích hợp hơn. Mục đích của phương pháp điều kiện thao tác là chuyển sự chú ý của chó vào bạn bằng cách thực hiện một số lệnh cơ bản, chẳng hạn như đi sát gót chân, ngồi hoặc nằm xuống. Sau khi chó hoàn thành các lệnh này, bạn sẽ thưởng cho nó đồ ăn ngon hoặc sự âu yếm vuốt ve. Quy trình này sẽ giúp chó hình thành mối liên hệ tích cực với những tình huống đáng sợ.
    • Nhớ cố gắng giữ cho chó vui vẻ trong suốt quá trình huấn luyện. Kết thúc huấn luyện và đưa chó ra khỏi tình huống sau mỗi hiệp huấn luyện từ 10-15 phút hoặc trước khi bạn hết phần thưởng cho nó.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng biện pháp củng cố tích cực.
    Phương pháp củng cố tích cực sẽ mang lại hiệu quả lâu dài khi huấn luyện chó con hoặc chó trưởng thành bất kể đối với hành vi nào. Hãy khen ngợi khi chó nhai đúng đồ chơi hoặc khi chơi đùa mà không cắn bạn.
    • Bạn cũng có thể thưởng cho chó những mẩu đồ ăn nhỏ, ít năng lượng khi chúng có hành vi mà bạn mong muốn.
    • Sự nhất quán trong khi huấn luyện cũng rất quan trọng. Hãy cho chó biết rằng bàn tay, ngón tay và ngón chân là những thứ luôn luôn không được phép cắn và khuyến khích khách đến chơi nhà cũng tôn trọng và củng cố giới hạn như vậy với chó con hoặc chó trưởng thành.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hãy nhất quán trong khi huấn luyện.
    Việc dạy chó những lệnh cơ bản bằng phương pháp khen thưởng không chỉ giúp chó thực hiện tốt các lệnh mà còn dạy chúng cách đợi chỉ dẫn của bạn trong nhiều tình huống khác. Điều này giúp hạn chế tình trạng mất kiểm soát và dẫn đến hành vi cắn. Khi chó tiến bộ dần trong quá trình huấn luyện, bạn hãy từ từ cho nó tiếp xúc với nhiều tính huống khác nhau có thể khiến nó sợ hãi và áp dụng các phương pháp nêu trên để chuyển hướng chú ý của chó.
    • Hãy kiên nhẫn, nhất quán và kết thúc mỗi hiệp huấn luyện một cách tích cực. Mỗi chú chó là một cá thể khác nhau và có tốc độ học tập khác nhau. Nếu tận tâm huấn luyện chúng, bạn sẽ ngạc nhiên vì chúng sẽ hình thành mối liên hệ tích cực trong các tình huống đáng sợ rất nhanh chóng. Và tất nhiên điều này sẽ giúp chúng hạn chế cắn hơn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Không trừng phạt bằng bạo lực.
    Bạn tuyệt đối không nên áp dụng trừng phạt bạo lực để điều chỉnh hành vi cắn của chó con hoặc chó trưởng thành. Vỗ hoặc đánh vào mõm có thể khiến chúng hiểu lầm và nghĩ là bạn đang chơi đùa. Điều này cũng sẽ khuyến khích nhiều hành vi cắn không mong muốn hơn. Đánh chó, hoặc quá nghiêm khắc với chúng thường xuyên cũng sẽ khiến chó cắn nhiều hơn. Trừng phạt bằng đòn roi có thể khiến chó bị thương, đồng thời cũng có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa bạn và chúng. Vậy nên, dù trong tình huống nào bạn cũng cần tránh cách kỷ luật này.[7]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cẩn trọng khi huấn luyện chó có hành vi cắn người.
    Nếu bạn rơi vào tình huống chó có thể cắn bạn hoặc ai đó ở gần nó, hãy nhắc nhở bản thân mình và người đó phải giữ bình tĩnh. Loài chó có thể cảm nhận được sự sợ hãi và lo lắng. Đừng la hét hay đá vào nó. Những hành động này có thể khiến chó sợ hãi và hung hăng hơn.[8]
    • Tránh nhìn thẳng vào mắt chó và hướng dẫn những người liên quan đứng ở góc hơi chếch so với chó và trở thành mục tiêu hẹp hơn trong khi vẫn để mắt đến nó. Hành vi này khiến chó biết rằng bạn không phải là mối đe dọa đến không gian hay sự an toàn của nó vào lúc này, đồng thời thể hiện rằng bạn không hề sợ hãi.
    • Khi chó không còn cảm thấy bị đe dọa, chúng thường sẽ hết kích động và tình huống cũng trở nên dễ kiểm soát hơn.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Quyết định khi nào thì cần nhờ chuyên gia.
    Huấn luyện cho chó có tâm lý thoải mái trong tất cả các tình huống là một nhiệm vụ khá khó khăn. Không may là đôi khi thói thích cắn người có thể ăn sâu vào tính cách của chó khiến cho người chủ không thể huấn luyện được. Nếu cảm thấy mình đang thất bại và việc huấn luyện chó không có tiến triển thì bạn nên tham khảo một chuyên gia huấn luyện hoặc chuyên gia hành vi động vật trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đó.
    • Với những trường hợp này, bạn có thể phải cân nhắc các hành động cứng rắn, chẳng hạn như cho chó đến sống ở nơi khác, cho vào trại cứu hộ động vật hoặc tình huống xấu nhất là cho nó an tử.
    • Nhìn chung, chủ điềm tĩnh sẽ giúp chó bộc lộ tính cách điềm tĩnh hơn. Bạn hãy lưu ý điều này khi chơi đùa cùng chó, khi giới thiệu nó với những người mới, địa điểm mới hoặc vật nuôi mới, và khi bạn cho chó ở cạnh mình trên chiếc sofa thoải mái trong phòng khách. Điều này sẽ giúp chó có suy nghĩ ôn hòa và biết rằng nó sẽ được bạn yêu thương nhiều hơn khi bình tĩnh và chơi đùa một cách hoà bình vui vẻ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ty Brown
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ty Brown. Ty Brown là chuyên gia huấn luyện chó và hành vi ở chó, chủ sở hữu của Ty the Dog Guy, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ huấn luyện chó thông qua tài nguyên kỹ thuật số (podcast, trang web và khóa học trực tuyến) cùng với huấn luyện trực tiếp. Ty có hơn 14 năm kinh nghiệm huấn luyện chó, chuyên xử lý hành vi ngỗ ngược ở thú cưng và huấn luyện chó nghiệp vụ. Ty đã tám lần nhận giải “Best of State Award” về huấn luyện chó tại Utah và công việc của anh đã được đăng trên ABC, NBC, CBS, Spike TV và Entrepreneur Magazine. Bài viết này đã được xem 1.177 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 1.177 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo