Cách để Chữa trị Nôn mửa ngay tại Nhà

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nôn là tình trạng rất phổ biến mà hầu như ai cũng có lúc trải qua. Có nhiều nguyên nhân gây nôn, từ đau dạ dày và ngộ độc thực phẩm đến ăn quá độ, ngửi phải mùi quá nồng hoặc do thai nghén. Dù có khó chịu, nhưng tình trạng này thường chấm dứt trong vòng 24 giờ mà không cần phải chăm sóc y tế. Nếu bản thân bạn, con bạn hoặc người thân bị nôn, bạn có thể thực hiện một số việc để giảm nhẹ các triệu chứng và giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nếu bị nôn không khỏi sau 24 tiếng, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Cung cấp nước và dưỡng chất cho cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống 8-10 cốc nước để phòng tránh mất nước.
    Nôn có thể làm mất nước nhanh chóng, vì vậy bạn cần cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống 8-10 cốc nước trong cả ngày. Giữ thói quen ngày thường và cứ 15 phút lại uống nước khi bị nôn nhiều. Tuy nhiên, uống quá nhanh có thể gây nôn nhiều hơn, vì vậy bạn chỉ nên uống từng ngụm nhỏ thay vì uống ừng ực.[1]
    • Nước lạnh sẽ giúp làm dịu dạ dày hơn nước ấm hoặc nóng. Bạn nên để nước hoặc nước ép quả trong tủ lạnh cho mát trước khi uống.
    • Nếu nước trắng khiến bạn buồn nôn, hãy thử vắt chanh vào nước để thêm hương vị.[2]
    • Đôi khi các thức uống có đường như soda có thể dễ chịu hơn cho dạ dày. Bạn có thể thử uống một ít nước ngọt hương gừng nếu thấy buồn nôn khi uống nước trắng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mút một viên đá nếu bạn không giữ được các chất lỏng trong dạ dày.
    Đôi khi các thức uống có thể gây nôn nhiều hơn. Đá viên sẽ tan chảy từ từ trong miệng giúp cung cấp nước cho cơ thể mà không kích thích buồn nôn thêm.[3]
    • Đừng nhai đá để tránh hại răng và nuốt quá nhiều nước cùng lúc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nước thể thao nếu bạn đã nôn trong thời gian dài.
    Nếu bạn đã nôn nhiểu giờ liền, cơ thể bạn thường sẽ thiếu hụt các chất điện giải, kali và các dưỡng chất khác. Bạn cần bù lại các chất này bằng cách thay nước lọc bằng nước thể thao một thời gian. Các loại nước thể thao cung cấp các chất điện giải, giúp bạn tránh bị mất nước thêm.[4]
    • Các sản phẩm như Pedialyte cũng rất tốt trong việc bù các chất dinh dưỡng.
    • Tuân theo nguyên tắc như khi uống nước lọc. Nhớ dùng nước lạnh và uống từ từ để tránh làm đầy dạ dày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn thức ăn nhạt để tránh bị nôn thêm.
    Bạn cần bù lại nhiều dưỡng chất đã mất do nôn, nhưng hãy cẩn thận với những thứ ăn vào để tránh buồn nôn. Thức ăn nhạt là tốt nhất. Bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây và cơm là các thức ăn phù hợp. Chuối và sốt táo cũng là các lựa chọn tốt vì chúng thường không làm khó chịu dạ dày. Bạn nên cố gắng ăn khi có thể để bù lại các chất dinh dưỡng đã mất.[5]
    • Các thức ăn lỏng như súp và nước hầm thịt cũng tốt vì chúng cung cấp nước cho cơ thể.
    • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị, thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào và đồ ngọt. Các sản phẩm từ sữa cũng gây buồn nôn nhiều hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn từng bữa nhỏ để tránh quá no.
    Thức ăn trong dạ dày quá nhiều có thể kích thích buồn nôn và nôn thêm. Bạn nên ăn từng bữa ăn nhỏ trong cả ngày thay vì ăn no. Ăn chậm rãi, và đừng cố ăn quá nhiều một lúc.[6]
    • Cố gắng chia thành 5 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
    • Ngay cả khi không muốn ăn, bạn cũng nên cố ăn một chút để ngăn ngừa nảy sinh các vấn đề khác do thiếu dinh dưỡng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Giảm buồn nôn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngồi yên và đừng di chuyển nhiều để ngăn ngừa nôn.
    Cảm giác buồn nôn sẽ càng tệ hơn nếu bạn di chuyển nhiều. Hãy ngồi hoặc nằm ở nơi yên tĩnh và ở yên một chỗ. Cơn buồn nôn có thể sẽ hết sau khi bạn ngồi một lúc.[7]
    • Đừng nằm ngửa nếu bạn gặp khó khăn khi ngồi dậy. Thay vào đó, bạn nên nằm nghiêng để phòng khi bị nôn.
    • Bạn có thể buồn nôn nhiều hơn khi xem tivi hoặc nhìn vào các màn hình khác. Hãy thử tắt tivi trong khi nghỉ ngơi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngồi yên 2 tiếng sau khi ăn.
    Việc đi lại sau khi ăn có thể khiến bạn buồn nôn và kích thích nôn. Hãy ngồi thẳng và ở yên một chỗ trong khi hệ tiêu hoá đang làm việc. Sau 2 tiếng, thức ăn sẽ di chuyển ra khỏi dạ dày.[8]
    • Không nằm sau khi ăn trong vòng tối thiểu 2 tiếng. Tư thế nằm có thể khiến bạn buồn nôn nhiều hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh các mùi hương mạnh.
    Bạn sẽ rất nhạy cảm với mùi khi đang buồn nôn và có thể bị nôn nhiều hơn nếu xung quanh có các mùi hương mạnh. Hãy cố gắng tránh các thức ăn và sản phẩm có mùi nồng cho đến khi ngừng nôn và hết buồn nôn.[9]
    • Nếu mùi thức ăn là yếu tố kích thích, bạn nên nhờ người khác nấu ăn. Tình trạng này rất phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ.
    • Đừng ăn các thức ăn có mùi đặc trưng như cá.
    • Các mùi mạnh khác như khói thuốc lá và nước hoa cũng có thể kích thích nôn ở một số người.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngừng uống tất cả các loại thuốc cho đến khi cơn buồn nôn đã qua.
    Thuốc có thể kích thích dạ dày và gây nôn. Hơn nữa, nếu bạn nôn khi vừa uống thuốc xong thì cơ thể cũng không thể hấp thụ được, và bạn sẽ mất một liều thuốc. Hãy đợi hết buồn nôn mới uống thuốc, dù là thuốc viên hay thuốc nước.[10]
    • Nếu phải uống thuốc đúng giờ trong ngày, bạn hãy gọi cho bác sĩ và hỏi xem nên làm gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hít thở không khí trong lành để giảm cảm giác buồn nôn.
    Không khí tù đọng và ngột ngạt có thể khiến cơn buồn nôn tồi tệ thêm. Bạn hãy thử ngồi ngoài trời một lúc hoặc lại gần cửa sổ mở khi ở trong nhà. Nếu vẫn còn đủ sức, bạn cũng có thể đi dạo một quãng ngắn.[11]
    • Nếu đi dạo, bạn nên đi chậm rãi và tránh đung đưa tới lui. Động tác này có thể khiến các triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng đi quá xa nhà.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập thở có kiểm soát để thư giãn.
    Đôi khi cơn buồn nôn làm tăng nhịp tim và nhịp thở, từ đó có thể dẫn tới nôn nhiều hơn. Phương pháp kiểm soát hơi thở có thể giảm căng thẳng và làm dịu cảm giác buồn nôn. Hãy ngồi ở nơi yên tĩnh, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở. Hít vào một hơi dài, nín lại vài giây và từ từ thở ra. Cách thở này sẽ giúp bạn giảm lo âu và có thể chế ngự cơn nôn.[12]
    • Bài tập hít thở có kiểm soát kèm với một số phương pháp thư giãn khác như thiền còn giúp bạn bình tĩnh hơn.
    • Cố gắng tránh các hoạt động làm tăng nhịp thở, chẳng hạn như tập thể dục. Dù đã cảm thấy khá hơn, bạn cũng vẫn nên chờ khoảng một ngày sau mới nên tập lại.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Sử dụng các liệu pháp thay thế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bổ sung gừng vào thức ăn và nước uống.
    Gừng rất hữu ích trong việc chống buồn nôn và nôn. Gừng tươi có hiệu quả nhất, vì nhiều sản phẩm thương mại không chứa nhiều gừng. Bạn hãy thử tìm ít gừng tươi, nạo ra và cho vào thức uống hoặc nêm vào món ăn để làm dịu cảm giác buồn nôn.[13]
    • Nước ngọt hương gừng cũng giúp bạn đỡ buồn nôn, nhưng trong đó không chứa nhiều gừng tự nhiên.
    • Bạn có thể tự pha trà gừng, nhưng nhớ là thức uống nóng có thể khiến bạn buồn nôn hơn. Bạn có thể thêm đá vào trà cho lạnh trước khi uống để làm dịu dạ dày.
    • Liều lượng tối đa của viên uống bổ sung gừng là 4 g ( khoảng ¾ thìa cà phê). Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, liều tối đa là 1 g mỗi ngày.
    • Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc chống đông máu kê toa. Nếu đang uống thuốc chống đông máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng liệu pháp bấm huyệt để giảm buồn nôn.
    Bấm huyệt là kỹ thuật tác động lên các huyệt nhất định trên cơ thể bằng cách ấn nhẹ. Huyệt P6 (huyệt nội quan) ở mặt trong cổ tay khi được kích thích có thể giúp chế ngự cơn buồn nôn và nôn.[14] Giơ bàn tay lên sao cho lòng bàn tay hướng về phía người và các ngón tay hướng lên trên. Đặt 3 ngón tay của bàn tay kia theo chiều ngang lên cổ tay. Dùng ngón tay cái sờ cổ tay tại điểm ngay bên dưới ngón trỏ. Ấn vào điểm này trong 2-3 phút và day tròn. Lặp lại thao tác bấm huyệt với cổ tay kia.[15]
    • Bạn cũng có thể dùng vòng đeo tay bấm huyệt, còn gọi là vòng đeo tay chống say tàu xe, chẳng hạn như Sea-band® hay ReliefBand®. Các sản phẩm này có bán tại các hiệu thuốc hoặc trên mạng.
    • Vòng đeo tay bấm huyệt đặc biệt hữu ích trong những chuyến đi nếu bạn bị say tàu xe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng liệu pháp hương thơm với hương bạc hà để át các mùi khác.
    Đây là liệu pháp hít hương thơm chiết xuất từ thảo mộc, đặc biệt là bạc hà có tác dụng giảm buồn nôn. Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bạc hà lên miếng gạc sạch và hít vào. Nó sẽ giúp bạn làm dịu các triệu chứng và át các mùi khó chịu mà có thể khiến bạn buồn nôn hơn.[16]
    • Các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp hương thơm có kết quả không thống nhất, nhưng nếu bạn muốn thử thì liệu pháp này cũng không hại gì.
    • Ngậm kẹo bạc hà cũng là một cách hiệu quả. Ít ra thì nó cũng có hương vị dễ chịu trong miệng và giúp bạn đỡ nghĩ đến nôn.
    • Liệu pháp này an toàn cho phụ nữ mang thai.
    • Không xoa tinh dầu lên da. Tinh dầu xoa trực tiếp lên da có thể khiến bạn bị rát da hoặc dị ứng.[17]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tìm phương pháp điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ nếu bạn không ngừng nôn sau 12 tiếng.
    Hầu hết các trường hợp nôn sẽ giảm trong vòng tối đa 1 ngày. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn đã thử nhiều liệu pháp khác nhau mà vẫn nôn quá 12 tiếng, vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.[18]
    • Trẻ em dưới 2 tuổi cần được đưa đến bác sĩ nếu trẻ không ngừng nôn sau 12 tiếng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm sự chăm sóc y tế nếu có dấu hệu mất nước.
    Tình trạng nôn liên tục sẽ làm mất các chất dịch trong cơ thể và dẫn đến mất nước. Hơn nữa, khi buồn nôn và nôn, bạn có thể khó uống đủ lượng nước cần thiết, và điều này cũng dẫn đến mất nước. Nếu không được điều trị, tình trạng mất nước có thể rất nguy hiểm. Hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bắt đầu có biểu hiện mất nước.[19]
    • Các triệu chứng mất nước bao gồm: khô miệng, buồn ngủ, nước tiểu ít hoặc sậm màu, đau đầu, da khô, chóng mặt.
    • Nếu bạn không giữ được nước khi uống vào, hãy chú ý theo dõi các triệu chứng mất nước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi cấp cứu nếu bị đau bụng dữ dội hoặc đau ngực.
    Nếu bạn bị đau nhói và dữ dội trong bụng hoặc ngực khi nôn, có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Hãy đếnn phòng cấp cứu càng sớm càng tốt trước khi tình hình trở nên trầm trọng hơn.[20]
    • Cảm giác đau nhói trong ngực có thể báo hiệu một cơn đau tim sắp xảy ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nôn có lẫn máu.
    Nôn liên tục có thể làm thủng hoặc rách niêm mạc dạ dày khiến cho máu xuất hiện trong bã nôn. Ngoài ra còn có các bệnh lý nghiêm trọng khác có thể khiến bạn nôn ra máu. Nếu bạn thấy có máu đỏ hoặc sẫm màu hoặc có thứ gi đó như bã cà phê trong bã nôn, hãy đi cấp cứu càng sớm càng tốt.[21]
    • Tình trạng xuất huyết hoặc thủng dạ dày cần phải được xử lý càng sớm càng tốt . Đừng chần chừ tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy máu trong bã nôn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn sau chấn thương đầu.
    Buồn nôn và nôn là một triệu chứng của chấn động não. Nếu bạn bị va đập đầu và cảm thấy buồn nôn, hãy gọi cho bác sĩ để biết nên làm gì.[22]
    • Đừng đi ngủ ngay cả khi cảm thấy buồn ngủ.
    • Các dấu hiệu khác của chấn động não bao gồm: đau đầu, lú lẫn, chóng mặt, nói líu, ù tai.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không uống nhiều nước khi dạ dày chưa thể xử lý được. Lượng nước quá lớn có thể khiến bạn nôn nặng hơn và tăng nguy cơ mất nước. Hãy uống từng ngụm nhỏ và tăng dần lượng nước sau mỗi 20 phút.
  • Ăn các bữa nhỏ trong cả ngày. Vài chiếc bánh quy hoặc lát bánh mì nướng cũng có thể giúp xoa dịu dạ dày.[23]

Cảnh báo

  • Nếu bạn bị nôn quá 12 tiếng, hãy đến bác sĩ hoặc bệnh viện.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ronn Callada, RN, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên viên điều dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ronn Callada, RN, MS. Ronn Callada, ANP, RN là chuyên viên điều dưỡng của Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York. Ông đã nhận bằng MS của Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Stony Brook năm 2013. Bài viết này đã được xem 110.960 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 110.960 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo