Cách để Chữa bệnh viêm mắt ở chó

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chó có thể mắc bệnh viêm mắt do virus hoặc vi khuẩn. Khi bị viêm, mắt chó bị ngứa, sưng, đỏ và chảy dịch. Bệnh viêm mắt có thể làm chó bị tổn thương mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. Bạn nên đem chó đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị nhằm ngăn ngừa bệnh trở nặng.[1]

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhờ bác sĩ thú y chẩn đoán

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi bác sĩ thú y về sự khác nhau giữa tình trạng chảy nước mắt và viêm mắt.
    Chảy nước mắt và các triệu chứng khác ở mắt có thể gây khó chịu cho chó, nhưng đó không phải là dấu hiệu rõ rệt của bệnh viêm mắt. Chó của bạn có thể bị chảy nước mắt do dị vật lọt vào mắt, do dị ứng, trầy xước mắt hoặc do một tình trạng gọi là mắt khô. Chó cũng có thể bị tắc lệ đạo, có vết loét hoặc khối u trong mắt hoặc một vấn đề về di truyền như mắt lồi hoặc quặm mi.[2]
    • Cách duy nhất để biết chắc chắn chó của bạn bị viêm mắt là đưa chó đi khám ở phòng khám thú y.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhờ bác sĩ thú y khám mắt cho chó.
    Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo nhiệt độ của chó, đồng thời quan sát chó bước đi và di chuyển quanh phòng khám để xác định liệu chó có vấn đề gì về thị lực do bị viêm mắt không. Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của chó bằng kính soi đáy mắt, một dụng cụ giúp quan sát cấu trúc của mắt chó. Nhờ đó bác sĩ sẽ biết liệu có dị vật, khối u hoặc các bất thường trong mắt chó không.[3]
    • Bác sĩ sẽ khám xung quanh mắt chó để xem có hiện tượng sưng hoặc liệt không. Bác sĩ sau đó cũng sẽ nhìn vào mắt chó để xem lòng trắng có bị đỏ hoặc có bất thường xung quanh cầu mắt không, đồng thời kiểm tra xem dịch tiết ra ở mắt chó có màu hoặc đặc không.
    • Bác sĩ cũng sẽ quan sát xem liệu chó của bạn có chớp mắt bình thường không và có phản ứng với sự chuyển động trước mặt không (chẳng hạn như bàn tay chuyển động về phía chó). Bác sĩ cũng sẽ lưu ý về phản ứng của đồng tử trong mắt chó với ánh sáng và bóng tối để xem có bình thường không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo rằng bác sĩ thú y tiến hành xét nghiệm mắt cho chó.
    Bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để xác nhận bệnh viêm mắt ở chó. Các xét nghiệm này bao gồm:
    • Nhuộm huỳnh quang: Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một băng giấy đã được xử lý hóa chất để xét nghiệm mắt chó. Hóa chất huỳnh quang sẽ chuyển thành màu xanh lá ở những vùng mắt bị tổn thương vì trầy xước hoặc loét.[4]
    • Xét nghiệm Schirmer: Xét nghiệm này sẽ đo lượng nước mắt được sản xuất ra từ mắt chó. Trong xét nghiệm nhanh chóng và dễ dàng này, bác sĩ sẽ đặt que thử lên mắt chó để đo lượng nước mắt được tiết ra. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu lượng nước mắt mà mắt chó tiết ra bình thường hay tăng hoặc giảm đáng kể do viêm mắt.[5]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều trị viêm mắt ở chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng khăn ấm lau dịch tiết ra từ mắt chó.
    Bạn nên lau sạch ghèn tích tụ trên lông quanh mắt bị viêm của chó bằng khăn ấm.
    • Tuy nhiên, bạn không nên dùng khăn lau vào mắt chó, vì khi đó bạn có thể sẽ làm trầy xước cầu mắt và có nguy cơ làm tổn thường mắt của chó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa mắt chó bằng dung dịch muối.
    Dung dịch muối có thể giúp rửa mắt và giảm kích ứng trong mắt chó. Bạn có thể dùng lọ nhỏ mắt để nhỏ dung dịch vào mắt chó 3-4 lần một ngày.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho chó dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa.
    Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc kháng sinh để trị viêm mắt cho chó. Thuốc kháng sinh có thể ở dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ mà bạn sẽ nhỏ vào mắt chó 3-4 lần một ngày.
    • Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh uống, và bạn sẽ phải cho chó uống thuốc qua thức ăn.
    • Khi nhỏ thuốc hoặc bôi thuốc mỡ cho chó, bạn hãy tuân theo các bước sau:
      • Nhờ người giữ chó đứng yên.
      • Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng.
      • Mở mi mắt chó và giữ yên.
      • Tiếp cận từ phía sau mắt để chó khỏi quay đi.
      • Tránh chạm đầu ống thuốc hoặc tuýp thuốc vào bề mặt của mắt chó.
      • Cho chó chớp mắt để phân phối đều thuốc mỡ.
      • Lặp lại thao tác trên theo chỉ định trong toa bác sĩ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đeo phễu đeo cổ cho chó nếu chó cứ cố gãi hoặc quào vào mắt.
    Điều quan trọng là bạn phải bảo vệ mắt chó khỏi bị trầy xước hoặc cọ xát. Nếu chó của bạn cố gắng dùng móng dụi mắt hoặc dụi mắt vào các bề mặt khác, có thể bạn nên đeo phễu đeo cổ (còn gọi là vòng cổ Elizabeth) để ngăn không cho chó khiến mắt bị tổn thương thêm.
    • Bạn cũng nên không cho phép chó thò đầu ra khỏi cửa sổ xe khi xe đang chạy, vì côn trùng và sạn đất có thể lọt vào mắt bị viêm của chó khiến mắt chó bị kích ứng thêm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh để chó tiếp xúc với môi trường bụi bặm.
    Bạn nên cố gắng không để cho chó ở trong phòng hoặc những khu vực đầy bụi trong khi chờ mắt bị viêm lành lại. Bạn cũng không nên cho chó đi chơi ở những nơi có nhiều bụi để ngăn ngừa bệnh viêm mắt ở chó.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ray Spragley, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 6.098 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 6.098 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo