Cách để Chọn một chú cún trong đàn chó con

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn quyết định từ nay gia đình mình sẽ có thêm một thành viên mới – một chú cún làm bầu bạn trong nhà. Bạn đã nghiên cứu về các giống chó để chọn một chú chó phù hợp với nếp sống của mình và tìm được người gây giống chó có uy tín[1] vừa đón một lứa chó con mới ra đời. Giờ thì bạn cần chọn một chú cún trong đàn, bước cuối cùng để tìm được chú chó như ý. Hãy nhớ rằng không có cách thử hoàn hảo nào để chọn được con tốt nhất trong một đàn. Thay vào đó, bạn cần tập trung tìm chú cún phù hợp với bạn và gia đình.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đến thăm đàn chó con

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cố gắng tìm mua chó con từ người gây giống chó thay vì mua ở tiệm thú cưng.
    Bạn có thể dễ dàng bị quyến rũ vì vẻ ngoài dễ thương của một bé cún trong tiệm thú cưng và muốn đem em ấy về nhà ngay, nhưng sẽ khá là rủi ro nếu bạn mua chó con kiểu này. Hầu hết chó con bán ở tiệm thú cưng thường ở riêng trong từng lồng kính nhỏ, thế nên bạn không có dịp để quan sát chú chó tương tác với bạn đồng lứa như thế nào. Như vậy bạn sẽ rất khó đánh giá tính cách và hành vi của chú cún.[2]
    • Đa phần chó con bán ở tiệm thú cưng đều đươc cai sữa quá sớm, do đó chúng không có cơ hội để học cách hành xử từ chó mẹ hoặc anh chị em cùng lứa. Một chú cún được cai sữa khi được 5-6 tuần tuổi và đem đến tiệm thú cưng sẽ không nhận được sự dạy dỗ của chó mẹ hoặc của người gây giống có kinh nghiệm. Nếu không có sự chỉ dẫn này, rất có thể chú cún sẽ trở nên sợ sệt hoặc hung hăng thay vì gắn bó với con người.
    • Bạn cũng nên hiểu rằng chó con bán ở tiệm thường được sinh ra trong trại gây giống chó (chó lớn bị nhốt trong chuồng suốt đời!) trong điều kiện tồi tệ. Đừng mua những chú cún này nếu bạn muốn chấm dứt thực trạng khủng khiếp này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hẹn với người gây giống chó để đến thăm đàn chó con ngay sau khi chúng sinh ra.
    Bạn không muốn chọn một chú cún trong đàn chó đã được bán hết một nửa đúng không nào?. Những chú chó con tốt nhất thường sẽ được chọn mua trước, vì vậy bạn nên cố gắng thu xếp một cuộc hẹn đến xem đàn chó ngay khi chúng ra đời.[3] Mặc dù người gây giống thường sẽ chỉ cho bạn đến thăm chó con khi chúng được 7-8 tuần tuổi, nhưng tốt nhất là bạn nên làm người đầu tiên trong danh sách khách hàng đến xem.
    • Rủ thêm một người tinh tường nhất trong nhà hoặc người nào đó mà bạn tin tưởng đi cùng. Như vậy, bạn sẽ có thêm ý kiến để tham khảo khi chọn chú cún, vì đây là một quyết định quan trọng trong đời.
    • Trước khi đàn chó con ra đời, bạn nên giữ liên lạc với người gây giống chó. Họ sẽ thường xuyên báo cho bạn biết tình trạng của chó mẹ và ngày dự sinh của đàn chó con.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không mua chó con trong lứa đẻ đầu tiên của chó mẹ.
    Hỏi người gây giống chó về chó mẹ của đàn chó con. Lý tưởng nhất, bạn nên chọn một chú cún trong lứa đẻ thứ ba của chó mẹ với cùng một chó bố. Như vậy bạn có thể an tâm là chó mẹ đã từng sinh được những chú chó con khỏe mạnh với cùng một chó bố.
    • Chó mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính nết của chó con. Chó cái giống không tốt thường sẽ sinh ra đàn chó con yếu ớt, ngay cả khi được phối giống với chó đực khỏe mạnh. Vì vậy, quan trọng là bạn phải dành thời gian đến xem chó mẹ trước khi đàn chó con sinh ra và nói chuyện với người gây giống về sức khỏe của chó mẹ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với người bán về sức khỏe của lứa chó con.
    Một người gây giống chó giỏi sẽ nắm rõ về sức khỏe và hành vi của đàn chó con. Họ cũng sẽ tự tin về sức khỏe của chó mẹ và cho phép bạn tương tác với cả chó mẹ và đàn chó con khi bạn đến xem.[4]
    • Khi đã tìm được người gây giống chó có uy tín và đến thăm cơ sở của họ, có lẽ bạn đã có quan hệ tốt với họ. Nếu vậy, bạn có thể tin tưởng nhờ người gây giống chó thu hẹp phạm vi lựa chọn. Họ là người chứng kiến lũ chó con lớn lên nên sẽ biết con nào chiếm ưu thế hoặc bướng bỉnh, con nào nhút nhát hoặc nghịch ngợm.
    • Khi đến xem chó con, bạn đừng ngại hỏi ý kiến của người bán về đàn chó. Tuy nhiên, bạn cũng cần tự mình kiểm tra các chú cún để xác nhận về sức khỏe và tính nết của chúng.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Kiểm tra hành vi và thái độ của chó con

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát cả đàn chó con.
    Để ý xem các chú chó con tương tác với nhau như thế nào. Có lẽ bạn muốn chọn một chú cún năng động và vui vẻ, nhưng bạn cũng cần tránh chọn chú chó hay bắt nạt hoặc quá nhút nhát giữa đàn chó con.[5]
    • Đảm bảo rằng những chú cún có thái độ thân thiện, tò mò và tin tưởng khi ở trong đàn hoặc ở bên cạnh bạn. Chúng sẽ xúm đến quanh chân bạn, dứt dây giầy của bạn, sà vào lòng bạn và chằm chằm nhìn bạn. Thậm chí chúng còn bắt đầu chơi đùa với bạn và/hoặc vật lộn với nhau.
    • Nếu đàn chó cùng lứa có bốn con mà có ba con chạy trốn hoặc sủa bạn với thái độ cảnh giác, có lẽ là bạn sẽ không chọn được chú chó nào vừa ý trong đàn này. Chú chó còn lại tuy không sợ sệt hoặc hung hăng thì cũng quá rụt rè. Tính nhút nhát và đa nghi có thể nằm trong gien di truyền, và điều này dẫn đến tính cách chống đối xã hội khi chú chó lớn lên.
    • Đừng nghe người bán cười xòa và gạt đi khi nói đến tính nết hung hăng hoặc rụt rè của chó con. Nếu những chú chó con quá dữ hoặc quá nhát thì đó là dấu hiệu cho thấy người gây giống không làm tốt công việc của họ. Họ phải giao tiếp với những chú cún để chúng cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh con người.
    • Tránh mua chú cún to nhất hoặc nhỏ nhất trong đàn. Thay vào đó, bạn nên xem xét số lượng chó con trong một lứa. Nói chung, càng có nhiều chó con trong một lứa thì chúng càng khỏe mạnh.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định xem kiểu tính cách nào của chó con là phù hợp với bạn.
    Nghĩ xem bạn muốn tìm một chú cún có tính nết như thế nào. Bạn và gia đình bạn thích một chú cún quấn quýt và sốt sắng làm vừa lòng chủ, hay chú cún phải có tính độc lập hơn? Trao đổi với người bán về kiểu tính cách của đàn chó. Chó con có nhiều kiểu tính cách, bao gồm:[7]
    • Thống trị: Một chú chó con có tính thống trị thoạt nhìn có vẻ như thích giao tiếp và tương tác. Tuy nhiên, bạn nên chú ý xem nó có tranh đồ chơi của những chú cún khác hoặc đùa nghịch thô bạo không. Chú cún cũng có thể tìm cách trèo ra ngoài cũi hoặc nhảy lên lưng những con khác trong đàn. Đây là dấu hiệu của tính quyết đoán, thông minh và mạnh mẽ, nhưng tính hay bắt nạt của nó có thể không phù hợp với cuộc sống của bạn. Bạn sẽ cần nhiều thời gian để thử thách và chăm sóc chú cún này. Vì vậy, nếu bạn luôn bận rộn với công việc hoặc có nhiều áp lực trong cuộc sống, một chú cún có tính thống trị có thể không phù hợp với gia đình bạn.
    • Nổi loạn: Những bé cún kiểu này rất sáng dạ, thích vui đùa và quấn quýt. Chúng có thể nghịch ngợm và tràn đầy năng lượng như kiểu chó thống trị nhưng nhạy cảm hơn và không hung hăng bằng. Những chú cún nổi loạn sẽ rất đáng yêu mà không ương ngạnh, thế nên chúng rất phù hợp với chủ nhân có tính năng động hoặc gia đình có trẻ em lớn.
    • Tư duy độc lập: Kiểu chó con này rất vui vẻ và thích giao tiếp, nhưng chúng cũng thích ngồi một chỗ hoặc chơi đồ chơi một mình. Những chú chó này phù hợp với ngôi nhà bình lặng và êm ả, thường là với người lớn tuổi hoặc gia đình không có trẻ em.
    • Hăm hở chiều lòng chủ: Những chú chó này có biểu hiện rất rõ ràng. Xét cho cùng, ai mà chẳng muốn có một chú cún luôn hăng hái và nồng nhiệt ở bên mình chứ? Tuy nhiên, bạn phải là một người chủ thẳng thắn và cương quyết nếu muốn nuôi chúng. Những chú chó có tính cách này cần được dạy dỗ và dùng biện pháp củng cố nhiều, nhưng với phương pháp huấn luyện và kỷ luật tốt, một chú chó luôn sốt sắng làm hài lòng chủ sẽ rất hợp tác. Chúng sẽ là những người bạn tuyệt vời của cả gia đình.
    • Bình thản: Những chú cún có tính cách này có thể không tinh nhanh bằng anh chị em cùng lứa, nhưng chúng biết cân bằng rất tốt giữa việc chơi đùa, tương tác và ngủ. Chúng sẽ rất hợp với những người chủ thoải mái, dễ chịu. Hãy tìm một chú cún như vậy nếu bạn nhận thấy tính cách này khớp với giống nòi của chúng và bạn mong muốn tạo bầu không khí ấm cúng cho trẻ nhỏ.
    • Rụt rè: Những chú cún này không có tính tự tôn mạnh mẽ khi sinh ra. Chúng có thể bò sát đất để đến gần bạn, hoặc uốn cong lưng với vẻ phục tùng. Bản tính dịu dàng bẽn lẽn của chúng có thể khiến bạn mềm lòng, nhưng một chú chó nhút nhát đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để khuyến khích lòng tự tôn và giúp nó thoải mái khi ở giữa những người khác. Chúng thích hợp với những người chủ sống độc thân có nhiều thời gian huấn luyện và chăm sóc hơn là với một gia đình có trẻ nhỏ.
    • Đừng quên rằng giống chó thường ảnh hưởng đến tính cách của chúng. Bạn hãy trao đổi với người bán về tính nết của chú cún để nắm được tính cách của chú chó tương ứng với từng giống chó như thế nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát từng chú chó con trong đàn.
    Tập trung tìm một chú cún không quá nhắng nhít nhưng cũng không quá nhút nhát. Dù có lẽ bạn đã dự định nuôi một chú chó có tính cách nào đó, nhưng hầu hết các gia đình sẽ phù hợp nhất với một chú cún không quá đòi hỏi hoặc quá hiền lành. Hãy tìm một bé cún thân thiện, chừng mực, không gầm gừ hoặc cắn. Bạn nên chọn chú chó tự tin tiến đến gần bạn với vẻ đĩnh đạc, vểnh tai và vẫy đuôi một cách hào hứng.[8]
    • Đừng cố tự thuyết phục mình rằng bạn có thể giúp một chú cún con rụt rè bước ra khỏi vỏ ốc cùa nó. Nếu tính nhút nhát là do gien di truyền, chú cún con cũng trở thành chú chó nhút nhát khi lớn lên. Một chú chó sợ sệt có thể rất khó hòa đồng, thậm chí còn đớp bạn khi nó giật mình hoặc khó chịu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tương tác lần lượt với từng chú cún một.
    Khi đã thu hẹp được phạm vi lựa chọn trong vài bé cún vừa ý, bạn hãy đề nghị người bán cho bạn tương tác với từng con một.
    • Bế từng chú cún lên, ôm ấp và nựng nịu nó. Nếu chú cún phản ứng bằng cách kêu ré lên hoặc vùng vẫy thì đó không phải là dấu hiệu tốt. Có thể bạn gặp phải chú chó con khó tính hoặc sợ sệt khi được bế lên. Sẽ khá hơn nếu chú cún ban đầu chống cự một chút nhưng sau đó bình tĩnh lại ngay và nhìn vào bạn. Một mẹo thử rất hay là bế chú cún lên; nếu nó liền lăn ngửa người ra thì đó là dấu hiệu tuyệt vời.
    • Chạm vào bàn chân, miệng và tai chó để đánh giá phản ứng của chúng. Một chú chó con đã quen tiếp xúc từ bé sẽ không khó chịu khi bị chạm vào những bộ phận này.
    • Ngồi hoặc quỳ trên mặt đất và gọi chú cún đến gần. Búng ngón tay hoặc vỗ xuống đất để thu hút sự chú ý của nó. Nếu chú chó nhanh nhảu chạy lại thì nghĩa là nó có thể có mối gắn kết mạnh mẽ với con người.
    • Nếu chú cún bị phân tâm và không chạy lại phía bạn ngay, có thể là nó có tính độc lập. Nếu chú chó không hề chạy lại với bạn, có lẽ là chú chó đó khó gắn kết với con người.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Kiểm tra sức khỏe của chó con

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát từng chú chó con bằng mắt.
    Chó con phải mũm mĩm dễ thương nhưng không béo, và tuyệt đối không được gầy gò. Ngay cả các giống chó có thân hình thon gọn như chó săn Greyhound hoặc Whippet lúc nhỏ cũng hơi tròn trĩnh cho đến khi chúng được khoảng 4 tháng tuổi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra mắt, tai, nướu, răng và vùng đuôi của chó.
    Một chú chó con khỏe mạnh sẽ có mắt trong, sáng, không có ghèn hoặc chảy nước mắt. Chú chó cũng phải có tai, nướu và răng sạch sẽ.[9]
    • Bộ lông của chó cũng phải bóng mượt và không có vết bẩn hoặc sạn đất trên thân mình hoặc vùng đuôi.
    • Xung quanh bộ phận sinh dục của chó phải sạch, không có mủ hoặc phân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử khả năng nghe và nhìn của chó con.
    Khi đã thu hẹp sự lựa chọn chỉ còn một trong hai chú cún, bạn hãy làm hai phép thử để đảm bảo chúng có thính giác và thị giác tốt.[10]
    • Để thử khả năng thính giác: Vỗ tay đằng sau đầu chó và đảm bảo là chú cún có phản ứng. Bạn cũng có thể giậm chân ở phía sau hoặc thả chùm chìa khóa gần chỗ chú cún. Nhớ rằng sẽ rất khó để chỉ ra chú chó bị điếc giữa một đàn chó trong hàng rào quây, vì vậy bạn phải thực hiện phép thử này khi chú cún ở riêng một mình.
    • Để thử khả năng thị giác: Lăn một quả bóng trong tầm nhìn của chú cún và để ý xem nó có phản ứng bằng cách chạy lại gần và chơi với quả bóng không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý đến hơi thở và dáng đi của chó.
    Chó con có hơi thở êm, không ho và hắt xì nhiều. Mũi chó cũng phải sạch, không có gỉ mũi hoặc nước nhầy xung quanh.
    • Quan trọng là bạn phải quan sát kỹ để chắc chắn rằng chú cún có dáng đi và chạy bình thường mà không khập khiễng hay có vẻ cứng nhắc hoặc đau đớn. Như vậy nghĩa là chú chó không gặp vấn đề gì ở hông hoặc các khớp vốn có thể phát triển thành vấn đề lớn khi chúng trưởng thành.[11]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử khả năng điều khiển hàm của chó con.
    Thực hiện phép thử này bằng cách cho cún gặm bàn tay bạn. Khi cảm thấy chú chó gặm mạnh, bạn hãy kêu ré lên “Oái!” và quan sát phản ứng của nó. Nếu chú cún đang phấn khích, có thể bạn cần lặp lại phép thử. Để ý xem chú chó có hiểu được phản ứng đau đớn của bạn và tỏ ra sợ hãi hoặc lo lắng thay vì phấn khích không.[12]
    • Nếu chú cún nhận ra phản ứng của bạn, ngừng một chút rồi lại tiếp tục gặm tay bạn thì cũng không có gì đáng lo. Đây là phản ứng bình thường của chó con.
    • Những chú chó con có phản ứng tốt khi thấy đối phương tỏ ra đau đớn thường có khả năng điều khiển hàm tốt khi lớn lên. Như vậy có nghĩa là chúng có thể chơi vật lộn với nhau mà không gây thương tích. Khả năng này cũng sẽ giúp chúng nhẹ nhàng hơn khi lấy thức ăn từ tay chủ hoặc chơi đùa với chủ.
    • Chú chó con có phản ứng khi thấy bạn tỏ vẻ đau cũng thường biết vâng lời hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đưa cún cưng của bạn đến bác sĩ thú y sau khi về nhà được vài ngày.
    Đem theo giấy chứng nhận tiêm phòng và tẩy giun cũng như các hồ sơ y tế khác. Người gây giống chó sẽ cung cấp các giấy tờ này khi giao chó cho bạn.[13]
    • Trao đổi với bác sĩ thú y về cách chăm sóc chó con.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Lên kế hoạch...
    Lên kế hoạch giữ chú cún ở trong nhà cho đến khi nó được 12-16 tuần tuổi, ngoại trừ những lần đi khám thú y. Chó con thừa hưởng kháng thể phòng bệnh từ chó mẹ, nhưng sẽ có một giai đoạn chúng không được miễn dịch khi đã lớn hơn mà chưa được tiêm phòng đầy đủ. Vì vậy, trước khi chó con được 16 tuần tuổi, bạn nên giữ chú cún ở trong nhà, trừ những lần đi khám thú y.[14]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chọn một chú cún trong đàn chó con chỉ là bước khởi đầu trong hành trình nuôi và chăm sóc chó. Việc chăm sóc chó con sao cho đúng sẽ là một bước lớn tiếp theo. Bạn hãy trao đổi với người gây giống chó về vai trò và trách nhiệm của một người chủ tốt và tìm những lời khuyên và mẹo hay về việc nuôi chó. Hãy giữ liên lạc với bác sĩ thú y và đừng ngần ngại hỏi khi có bất cứ thắc mắc nào trong việc chăm sóc chó con.
  • Nhớ quan sát cách tương tác của chú cún với cả gia đình bạn chứ không phải chỉ với một người.
  • Đừng bao giờ mua chó con mà không thấy có chó mẹ ở đó, đừng nghe người bán viện cớ rằng chó mẹ rất hung dữ, đang ở phòng khám thú y hoặc đang đi dạo, v.v… Có thể là chú chó con đó có nguồn gốc từ trại chuyên gây giống chó.
  • Người gây giống chó thường sẽ cho bạn biết hiệu thức ăn của chó con đang ăn để giúp cho quá trình chuyển tiếp về nhà bạn diễn ra suôn sẻ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 22 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.645 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 5.645 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo