Cách để Chăm sóc cây lưỡi hổ (cây rắn)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cây lưỡi hổ (tên khoa học là Sansevieria) là loài cây có lá cứng, dài và bản rộng. Nhờ có tính thích nghi cao và sức chịu đựng tốt, loài cây này thường được chọn làm cây trồng trong nhà. Những chiếc lá rộng của cây có tác dụng hút chất độc và cacbon điôxít, đồng thời nhả ô xy để thanh lọc không khí trong phòng. Dù là loài cây cứng cáp, cây lưỡi hổ cũng cần được chăm sóc để phát triển tốt. Nếu bạn chọn được cây khoẻ mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho cây và bảo dưỡng đúng cách, cây lưỡi hổ của bạn sẽ sống rất lâu và tươi tốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thay chậu cho cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm cây có lá màu xanh đậm để đảm bảo cây khoẻ mạnh.
    Màu lá xanh đậm của cây lưỡi hổ cho biết là cây khoẻ mạnh và có đủ dinh dưỡng. Những chiếc lá ngả vàng ngoài rìa hoặc lá màu nhạt và mềm có thể báo hiệu là cây đang sắp tàn. Bạn nên đợi cho đến khi cây khỏe lại mới trồng vào chậu khác để cây có thời gian thích nghi với môi trường mới và vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp.[1]
    • Cây lưỡi hổ màu nhạt cũng không hẳn là sắp chết. Có thể là cây chỉ cần được tưới nước, và với một chút công chăm sóc là bạn có thể giúp nó hồi sinh!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn chậu trồng cây làm bằng vật liệu xốp.
    Cây lưỡi hổ rất dễ bị thối rễ, nhất là nếu bị úng nước quá lâu. Chọn chậu có độ thoát nước tốt, chẳng hạn như chậu đất nung hoặc một vật liệu xốp khác để giảm nguy cơ thối rễ cây.[2]
    • Các vật liệu xốp bao gồm đất nung, đất sét, gỗ xẻ, bột giấy và các vật liệu tự nhiên khác cho phép độ ẩm thoát ra.
    • Nếu bạn muốn dùng chậu cây trang trí không có lỗ thoát nước, hãy trồng cây vào một chậu trồng cây bằng nhựa, sau đó đặt chậu cây vào trong chậu trang trí.

    Lời khuyên: Nếu định trồng cây lưỡi hổ ngoài trời, bạn nên chọn chậu trồng cây có màu tối để hấp thụ nhiệt tốt, nhất là khi bạn sống trong vùng có khí hậu lạnh.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn đất trồng cây có độ thoát nước tốt.
    Cây lưỡi hổ không cần nhiều nước, hơn nữa rễ cây sẽ bị hư tổn nếu bị ngâm trong đất ướt. Để tạo độ thoát nước tốt và bộ rễ cây khoẻ mạnh, bạn cần chọn đất trồng cây dễ thoát nước, thậm chí hỗn hợp trồng cây không có đất. Đặt cây lưỡi hổ vào chậu và lấp đất đủ để cây đứng vững vàng trong chậu.[3]
    • Nhiều loại đất trồng cây bán ở các cửa hàng làm vườn có khả năng kiểm soát độ ẩm và cải thiện độ thoát nước. Bạn hãy kiểm tra bao bì để biết thông tin về hỗn hợp đất trong đó.
    • Bạn cũng có thể dùng các giá thể trồng cây không có đất như đá vermiculite, rêu than bùn và đá trân châu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nắm vào gốc lá và kéo cây ra khỏi chậu cũ.
    Khi bắt đầu trồng lại cây, bạn có thể cầm cây bằng cách nắm chặt gốc lá, nơi tiếp giáp với mặt đất. Nhẹ nhàng trượt cây ra khỏi chậu.[4]
    • Đừng giũ đất khỏi rễ cây.
    • Đừng lôi hoặc giật cây ra khỏi chậu. Nếu làm vậy, bạn có thể rứt mất lá ra khỏi rễ và làm chết cây.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt cây vào chậu mới và lấp đất lên phủ kín rễ.
    Chuyển cây vào chậu mới và cho đất hoặc hỗn hợp không có đất vào, đủ để giữ cho cây đứng thẳng. Cho thêm hỗn hợp đất nếu cây bị ngả về một bên thành chậu hoặc ngả nghiêng trong chậu.[5]
    • Giữ cây đứng thẳng trong khi đổ đất vào chậu.
    • Nén đất xuống bằng cách dùng tay vỗ xuống đất để giữ cho cây đứng chắc.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tạo môi trường thuận lợi cho cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt cây lưỡi hổ dưới ánh nắng gián tiếp.
    Cây lưỡi hổ là cây cứng cáp, có sức chịu đựng cao và có thể chịu được ánh nắng toàn phần cũng như ánh sáng rất yếu. Tuy nhiên, cây phát triển mạnh nhất dưới ánh nắng gián tiếp; đó là lý do vì sao cây lưỡi hổ lại là cây trồng trong nhà tuyệt vời.[6]
    • Nơi có ánh nắng gián tiếp có thể là vị trí gần cửa sổ hướng đông, ở giữa phòng hoặc góc phòng không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào qua cửa sổ.
    • Cây lưỡi hổ thích ánh sáng tự nhiên, do đó bạn nên tránh đặt cây trong phòng không có cửa sổ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì nhiệt độ trong khoảng 13 -29 độ.
    Cây lưỡi hổ ưa nhiệt độ ấm, nhưng nhiệt độ cao hơn 29 độ C có thể gây nguy hiểm cho cây và làm héo cây. Loài cây này cũng dễ hư tổn trong nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp hơn 10 độ C có thể làm chết rễ cây.[7]
    • Sự thay đổi nhiệt độ nói chung không ảnh hưởng đến cây lưỡi hổ, miễn là nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp với cây.

    Lời khuyên: Sương giá đặc biệt có hại với cây lưỡi hổ. Nếu bạn định trồng cây ngoài trời, hãy nhớ đem cây vào nhà trước mùa đông giá!

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không đặt cây lưỡi hổ ở nơi mà trẻ nhỏ và vật nuôi với tới.
    Cây lưỡi hổ có độc tính thấp nhưng có thể gây đau, buồn nôn, nôn và tiêu chảy khi nuốt phải. Thú cưng và trẻ nhỏ có nguy cơ ăn phải lá cây, do đó bạn hãy nhớ đặt cây lưỡi hổ ở ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.[8]
    • Một chiếc kệ treo tường hoặc ghế đẩu có thể giúp kê cao chậu cây ngoài tầm với.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Bảo dưỡng cây lưỡi hổ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tưới nước cho cây khi 2,5 cm lớp đất mặt đã khô.
    Cây lưỡi hổ không cần nhiều nước, đó là một trong những lý do vì sao chúng lại dễ chăm sóc. Thực tế là bạn thường dễ mắc lỗi tưới quá nhiều nước khiến cây có nguy cơ bị thối rễ. Để an toàn, bạn chỉ nên tưới cây khi lớp đất mặt đã khô hẳn. Kiểm tra đất bằng cách chọc tay vào đất xem có ẩm không.[9]
    • Tưới đủ nước để đất ướt đẫm nhưng không quá nhiều đến mức đọng trong chậu cây. Lượng nước thừa sẽ phải chảy ra khỏi chậu.

    Lời khuyên: Nếu bạn dùng hỗn hợp không chứa đất để trồng cây lưỡi hổ, hãy tưới cây mỗi tuần một lần.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bón phân vài tuần một lần trong mùa xuân và mùa hè.
    Cây lưỡi hổ không cần nhiều phân bón, nhưng chúng sẽ phát triển mạnh hơn nếu được bón phân trong mùa sinh trưởng vào mùa xuân và hè. Dùng phân bón cơ bản dành cho cây trồng trong nhà để bón cho cây cách vài tuần một lần hoặc sau mỗi hai lần tưới.[10]
    • Kiểm tra bao bì phân bón để sử dụng đúng liều lượng và phương pháp.
    • Đừng bao giờ bón phân khi cây đang ngủ đông mà thường xảy ra trong những tháng mùa đông.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xoay chậu cây hàng tuần để tất cả các lá cây nhận được ánh sáng đồng đều.
    Để đảm bảo cây lưỡi hổ của bạn mọc đều và tất cả các lá cây đều nhận được đủ ánh nắng mặt trời, mỗi tuần bạn hãy xoay chậu cây ¼ vòng. Biện pháp này cũng giúp cây mọc thẳng thay vì ngả về một hướng.[11]
    • Một cách dễ dàng để nhớ điều này là xoay chậu cây mỗi khi tưới cây.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh cắt tỉa cây lưỡi hổ.
    Không như những cây trồng trong nhà khác, việc cắt tỉa cây không kích thích cây đâm chồi. Cây lưỡi hổ mọc rất chậm, do đó những lần cắt tỉa làm tổn thương cây thực ra sẽ chỉ làm chậm sự phát triển của cây trong thời gian cây hồi phục.[12]
    • Nếu muốn duy trì cây lưỡi hổ ở độ cao hoặc kích thước nhất định, bạn chỉ nên cắt tỉa ít để cây được khoẻ mạnh. Việc cắt tỉa cây nhiều lần sẽ làm tổn thương cây và có thể giết chết cây.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Để ý đến sâu bọ trên cây.
    Rệp sáp và nhện đỏ là các loài dịch hại chủ yếu thích ăn và sống trên cây lưỡi hổ. Mỗi khi tưới nước cho cây, bạn nên kiểm tra lá cây để tìm sâu bọ.[13]
    • Bạn có thể loại bỏ rệp sáp bằng cách nhỏ một giọt cồn nhỏ lên chúng.
    • Rửa lá cây bằng giẻ và nước ấm để loại bỏ nhện đỏ.
    • Sâu bọ có thể là một dấu hiệu cho biết cây của bạn không khoẻ mạnh. Việc phục hồi sức khoẻ của cây sẽ thường ngăn ngừa được sâu bọ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Melinda Meservy
Cùng viết bởi:
Chuyên gia thực vật
Bài viết này đã được cùng viết bởi Melinda Meservy. Melinda Meservy là chuyên gia về thực vật và chủ sở hữu của Thyme and Place, một cửa hàng chuyên cung cấp các loại cây cảnh và quà tặng tại Thành phố Salt Lake, Utah. Trước khi bắt đầu kinh doanh riêng, Melinda làm việc trong lĩnh vực cải tiến quy trình và hoạt động kinh doanh và phân tích dữ liệu. Melinda lấy bằng cử nhân lịch sử tại Đại học Utah, được đào tạo về các phương pháp lean và agile và đã được cấp chứng chỉ cố vấn viên chuyên nghiệp. Thyme and Place cung cấp cây cảnh và chậu trồng cây trang trí trong nhà, dụng cụ làm vườn và tư vấn về các loại cây phù hợp với không gian và lối sống của bạn. Bài viết này đã được xem 26.491 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 26.491 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo