Cách để Trồng cây bẫy kẹp (cây bẫy ruồi)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cây bẫy kẹp, còn gọi là cây bẫy ruồi, là một loài cây lạ có xuất xứ từ Mỹ và phát triển mạnh trong môi trường mà hầu hết các loài cây khác đều nhanh chóng tàn lụi. Loài cây ăn thịt có những chiếc lá biết "kẹp" để bẫy côn trùng này đang được trồng ở nhiều nơi. Với một ít kiến thức và chút công chăm sóc nâng niu là bạn sẽ trồng được loài cây kỳ lạ và đẹp đẽ này để trang trí cho bậu cửa sổ hoặc khoảnh sân sau nhà.

Phần 1
Phần 1 của 6:

Mua cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu đôi chút về cây bẫy kẹp trước khi mua.
    Loài cây ăn thịt rất thú vị này có cấu tạo gồm 2 phần –thân cây có chức năng quang hợp như các loài cây thông thường và phiến lá dùng để bắt mồi. Phiến lá là phần “đầu” của cây mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra với hình dạng như chiếc vỏ sò màu xanh có những chiếc “răng” dài dữ tợn. Những chiếc “răng” này thực ra là những sợi lông kích hoạt, báo hiệu cho cây biết là có một con côn trùng ngon ăn đang ở gần đó.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua cây bẫy kẹp ở nhà phân phối có giấy phép.
    Loài cây lấy năng lượng từ protein này được bán rộng rãi đến mức bạn có thể mua được ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán cây cảnh, nhưng nếu bạn muốn có một cây già hơn hoặc có khả năng kháng bệnh tốt hơn, hãy tìm đến các vườn ươm có uy tín.
    • Trên mạng cũng có các trang web chuyên bán loài cây ăn thịt. Mặc dù bạn không thể chọn được chính xác cây bạn thích, nhưng họ sẽ gửi cây đến kèm theo thông tin hướng dẫn chăm sóc cây.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tuyệt đối không lấy cây bẫy kẹp ở nơi hoang dã.
    Cây bẫy kẹp thuộc loài nguy cấp và được pháp luật bảo vệ. Bạn có thể đối mặt với án phạt, thậm chí vào tù nếu phạm luật.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 6:

Chọn đất đáp ứng nhu cầu của cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm chậu trồng cây sâu để rễ cây cắm vào đất.
    Cây bẫy kẹp có rễ tương đối dài, do đó chúng cần được trồng trong chậu sâu. Nói chung, chậu có không gian khoảng 10 cm cho rễ cây là đạt yêu cầu.
    • Chọn chậu cách nhiệt. Rễ cây bẫy kẹp cũng nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, do đó tốt nhất là bạn nên chọn chậu cách nhiệt cho cây. Mặc dù chậu nhựa cũng dùng được, nhưng bạn nên tìm ở các nhà vườn bán cây cảnh để mua chậu trồng cây cách nhiệt.
    • Chọn chậu có khả năng lọc và hấp thụ chất dinh dưỡng và các loại muối có thể có hại cho cây bẫy kẹp. Chậu đất nung không tráng men có các lỗ nhỏ li ti giúp cho rễ cây thở và đóng vai trò như tấm lọc nước.
    • Chậu trồng cây tự tưới nước là loại phù hợp cho cây bẫy kẹp.
    • Tuy nhiên, cây bẫy kẹp cũng không quá kén chậu. Bạn có thể dùng chậu đất nung sâu có một lỗ dưới đáy hoặc dùng xô đục vài lỗ để thoát nước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn đất phù hợp với nhu cầu tự nhiên của cây.
    Trộn rêu than bùn sphagnum và đá trân châu với tỷ lệ bằng nhau. Tuyệt đối không dùng cát biển vì trong cát có các loại muối dinh dưỡng. Đá trân châu là một dạng đá obsidian ngậm nước trông như những viên sỏi nhỏ màu trắng. Đá trân châu giúp giữ ẩm cho cây trồng trong chậu.[2]
    • Là loài thực vật bản địa ở những đầm lầy và các vùng đất ngập nước ở Bắc và Nam Carolina, cây bẫy kẹp ưa môi trường ẩm ướt và đất nghèo dinh dưỡng có tính axit. Độ pH lý tưởng cho cây bẫy kẹp nằm trong khoảng 4.9 đến 5.3 (đa số các loài cây thông thường ưa độ pH trung tính từ 5.8 đến 7.2).
    • Một hỗn hợp khác mà nhiều người trồng cây bẫy kẹp cũng ưa chuộng là 5 phần rêu than bùn sphagnum trộn với 3 phần cát silica và 2 phần đá trân châu. Cát silica giúp làm thoáng khí và hỗ trợ cây phát triển khả năng chống chọi với nhiệt độ và sâu bệnh. Hơn nữa, cả cát silica (cát thạch anh) và đá trân châu đều không giải phóng vào đất các chất dinh dưỡng và khoáng chất không tốt cho loài cây ăn thịt. Rêu than bùn hoặc rêu Sphagnum là loại đất tốt nhất để trồng cây bẫy kẹp.
    • Không sử dụng đất hữu cơ hoặc đất trồng cây thông thường, vì loại đất này sẽ làm cháy rễ và giết chết cây. Tránh bón phân cho cây bẫy kẹp, vì phân bón cũng có thể làm "cháy rễ" khiến cây bị chết. Bạn cũng không nên dùng đất giàu dinh dưỡng như đất Miracle-Grow vì loại phân bón này có chứa phân bón và phân trộn hữu cơ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để cho không khí tươi mát lưu thông liên tục.
    Có thể bạn muốn đặt cây bẫy ruồi trong bể cảnh thuỷ sinh để tăng độ ẩm tương đối trong không khí, nhưng đừng quên mở khe thông gió trong bể để cây có thể sử dụng các kỹ năng của nó dụ những con côn trùng tìm vào và sập bẫy. Côn trùng sống khoẻ mạnh và không mang mầm bệnh là thức ăn tốt nhất cho cây bẫy kẹp.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 6:

Chọn nơi trồng cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt cây bẫy kẹp ở nơi có nhiều nắng mặt trời rọi vào trực tiếp.
    Trong suốt thời kỳ sinh trưởng, cây bẫy kẹp cần được chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày để quang hợp đúng mức và ra hoa, bao gồm 4 tiếng có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
    • Nhớ rằng cây càng nhận được nhiều nắng thì càng khoẻ mạnh.[3]
    • Hầu hết những cây bẫy kẹp sẽ khoe sắc đỏ khi chúng khoẻ mạnh và hài lòng với vị trí mà bạn chọn cho chúng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn một khu vực nhiều ánh sáng trong nhà cách xa các luồng gió.
    Ngoài nhu cầu ánh sáng, cây bẫy kẹp còn cần môi trường có độ ẩm cao và không có gió lùa. Một khu vực có nắng nhưng không có gió lùa trong nhà sẽ là nơi lý tưởng để đặt chậu cây.
    • Bạn hãy quan sát xem ánh nắng chạm đến đâu trong nhà vào buổi sáng và buổi chiều.
    • Nếu định đặt cây bẫy kẹp trong nhà, bạn nên chọn cửa sổ hướng đông, hướng tây hoặc hướng nam. Nhớ rằng cây cần có tối thiểu 4 tiếng nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày.
    • Bạn cũng có thể trồng cây bẫy kẹp trong bể cảnh thuỷ sinh có lỗ thông khí với đèn trồng cây hoặc đèn huỳnh quang ở gần đó. Càng ở gần ánh sáng đèn thì cây càng khoẻ mạnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc trồng cây ngoài trời.
    Bạn cũng có thể trồng cây bẫy kẹp trong vườn giữ ẩm. Nhớ trồng ở nơi có nắng mặt trời trực tiếp và không trồng trên đất giàu dinh dưỡng.
    • Bạn có thể đặt cây bẫy kẹp gần nơi có công trình xây dựng hoặc các cây cối chịu được gió lùa để che chắn cho cây.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 6:

Chăm sóc cây trong thời kỳ sinh trưởng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết thời kỳ sinh trưởng của cây.
    Cây bẫy kẹp sẽ đòi hỏi nhiều nước và ánh nắng từ tháng tư đến tháng mười hoặc bất cứ khi nào bạn làm cho cây tưởng là mùa xuân. Thời kỳ sinh trưởng là lúc cây hoạt động tối đa, '‘bắt mồi’', quang hợp và đơm hoa. Hoa có thể khiến cho cây yếu đi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chỉ dùng nước tinh khiết để tưới cây.
    Bạn chỉ nên dùng nước tinh khiết để tưới cây; nước cất, nước khử ion và nước mưa cũng là các lựa chọn thích hợp.
    • Nước lọc thẩm thấu ngược là lựa chọn tốt nhất, vì hầu hết các nguồn khác như nước uống đều đã được bổ sung các khoáng chất để tăng hương vị.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh dùng nước máy nếu có thể.
    Có 3 1ý do khiến nước máy không tốt cho cây bẫy kẹp.
    • Nước máy có chứa những thứ như chlorine, natri và lưu huỳnh (và các hoá chất khác) lâu dần sẽ tích lại trong đất khiến cây bị bệnh và cuối cùng sẽ chết.
    • Hầu hết các nguồn nước máy có độ pH trong khoảng 7.9 đến 8.3.
    • Chất chlorine giết chết phần lớn các vi sinh vật, kể cả các vi sinh vật có ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử nước máy nếu cần thiết.
    Bạn có thể dùng nước máy nếu có thể đo được mức TDS (tổng chất rắn hoà tan) bằng máy đo TDS. Nước phải có số đo TDS dưới 50 ppm mới an toàn cho cây.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cung cấp nước theo nhu cầu của cây.
    Đừng bao giờ để cho đất khô hoàn toàn trong mùa sinh trưởng của cây. Cố gắng duy trì giá thể trồng cây sao cho luôn ẩm (nhưng không ướt sũng). Có 3 cách tưới cây để bạn lựa chọn, mỗi cách có một ưu điểm riêng:
    • Phương pháp đặt chậu cây trong khay nước: Phương pháp này là một trong những phương pháp tưới cây tốt nhất cho cây trong mùa sinh trưởng dưới ánh nắng trực tiếp. Cây phải được trồng trong chậu có lỗ thoát nước dưới đáy. Bạn sẽ đặt chậu vào một chiếc khay đựng nước; giá thể trồng cây sẽ hút nước như sợi bấc, cung cấp lượng nước cần thiết cho cây và và tăng độ ẩm xung quanh chậu cây.
      • Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu chậu cây của bạn tương đối nông (khoảng 13 cm) thì phương pháp này có thể bất lợi, vì rễ cây có thể bị ngâm nước khiến nấm hoặc vi khuẩn phát sinh.
    • Phương pháp tưới từ bên trên: Đây là phương pháp tưới cây phổ biến nhất – tưới hoặc xịt nước vào đất xung quanh cây và chờ cho nước thoát ra dưới đáy chậu. Đất trồng cây phải luôn luôn ẩm nhưng không ướt đẫm. Điều này nghĩa là tưới cây 2 – 5 lần mỗi tháng trong mùa sinh trưởng của cây.
    • Phương pháp dùng chậu đôi: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để trồng cây bẫy kẹp. Đặt chậu trồng cây vào trong một chậu khác lớn hơn. Chiếc chậu bên ngoài đóng vai trò là lớp cách nhiệt bảo vệ cây khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, giúp tăng độ ẩm trong không khí và duy trì độ ẩm. Chỉ rót nước vào chậu bên ngoài bao quanh chậu trồng cây ở giữa.
      • Chậu đất nung có lỗ li ti đặt ở trong sẽ giúp độ ẩm thấm vào và lọc các muối khoáng không có lợi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đảm bảo cây nhận đủ ánh nắng mặt trời.
    Như đã đề cập ở trên, cây bẫy kẹp cần ít nhất 4 tiếng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp mỗi ngày trong suốt mùa sinh trưởng. Bên cạnh việc “ăn” côn trùng, các bẫy kẹp còn phụ thuộc vào quá trình quang hợp để sinh trưởng và khoẻ mạnh.
    • Đặt cây vào vị trí có nắng mặt trời tối thiếu 12 tiếng mỗi ngày.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 6:

Chăm sóc cây trong thời kỳ ngủ đông

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết thời kỳ ngủ đông của cây.
    Từ tháng 10 đến tháng 3, cây bẫy kẹp sẽ trải qua thời kỳ ngủ đông. Trạng thái ngủ đông xảy ra khi cây cây ngừng ra hoa hoặc phát triển. Nhiều cây bẫy kẹp bị chết trong thời kỳ ngủ đông vì chủ nhân của nó vẫn tiếp tục chăm sóc cây như trong thời kỳ sinh trưởng bình thường.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giảm lượng nước tưới cho cây.
    Bạn không nên dùng phương pháp ngâm chậu trồng cây trong khay nước khi cây đang ngủ đông. Hãy tưới nước vào đất. Mặc dù trong thời kỳ sinh trưởng thì cây bẫy kẹp cần nhiều nước, nhưng nhu cầu nước sẽ giảm mạnh trong suốt thời kỳ ngủ đông. Hầu hết các cây bẫy kẹp sẽ chi cần tưới cách 10 -14 ngày một lần.
    • Đất trồng cây cần phải khô hơn nhiều (nhưng không hoàn toàn khô kiệt). Đất ở quanh gốc cây và rễ cây phải còn hơi ẩm và phần đất còn lại phải khô. Tưới cây như những lúc khác, nhớ tưới kỹ.
    • Khi tưới cây, bạn nên tưới vào buổi sáng để cây có thời gian khô bớt trước khi đêm xuống và nhiệt độ hạ thấp.
    • Đừng tưới quá nhiều – chỉ tưới cho cây khi đất xung quanh gốc cây bắt đầu khô. Vi khuẩn và nấm có thể phát sinh nếu bạn tưới quá nhiều.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt cây dưới ánh nắng mặt trời.
    Mặc dù thời kỳ ngủ đông thường được hiểu là thời kỳ bất hoạt của cây, nhưng cây bẫy kẹp thực ra vẫn cần quang hợp trong suốt thời kỳ ngủ đông, do đó cây của bạn vẫn cần ánh sáng.
    • Nếu có thể, bạn hãy đem cây vào nhà và đặt cây dưới ánh sáng đèn mạnh trong thời gian cây ngủ đông.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bảo vệ cây khỏi nhiệt độ băng giá nếu bạn trồng cây ngoài trời.
    Các biện pháp mà bạn nên thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào khí hậu trong vùng và vị trí trồng cây ở trong nhà hay ngoài trời. Đối với cây trồng ngoài trời, bạn có 2 lựa chọn:[4]:
    • Nếu cây được trồng ngoài trời và sống trong vùng khí hậu tương đối ấm áp, nơi có nhiệt độ không bao giờ hạ xuống dưới -1 độ C, bạn có thể để cây ngoài trời quanh năm mà không lo cây bị rét.
    • Nếu cây được trồng ngoài trời trong vùng khí hậu lạnh hơn, nơi thỉnh thoảng có băng giá, bạn nên trồng cây bẫy kẹp trong đất vào mùa đông (chậu cây sẽ hấp thụ nhiệt độ của không khí xung quanh). Trồng cây trong vườn giữ ẩm hoặc trong đất phù hợp với cây bẫy kẹp (xem phần 1). Bạn cũng nên phủ lá cây hoặc lớp phủ lên cây để bảo vệ cho cây trong thời tiết xấu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đem cây vào nhà nếu bạn sống trong vùng lạnh giá.
    Ở nơi có nhiệt độ đóng băng kéo dài, bạn sẽ phải đem cây bẫy kẹp vào nhà trong mùa đông. Đặt cây lên cửa sổ trong phòng không có máy sưởi như nhà để xe hay hàng hiên. Đây là cách tốt nhất để giữ cho cây sống sót qua mùa đông trong nhà khi ngủ đông. Nếu có thể, bạn hãy đặt cây trên bệ cửa sổ hướng nam để cây vẫn có thể tiếp tục quang hợp.
    Quảng cáo
Phần 6
Phần 6 của 6:

Thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không cần cho cây ăn côn trùng.
    Bạn có thể cho cây ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết hoặc bón một lượng rất nhỏ phân bón giàu dinh dưỡng vào đất, hoặc thỉnh thoàng xịt phân bón dạng lỏng cho cây.[5] Những cây bẫy kẹp trồng ngoài trời thường bắt côn trùng, châu chấu (và thỉnh thoảng cả những con vật nhỏ như ếch) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển khoẻ mạnh hơn.
    • Lưu ý rằng những chiếc bẫy của cây đôi khi không khép lại nếu thứ ở bên trong không động đậy. Điều này có nghĩa là bạn nên cho cây ăn mồi sống như ruồi và sâu bột. Một mẹo hữu ích khi cho cây ăn mồi sống là bỏ vào tủ đông vài phút cho con mồi lờ đờ. Mỗi lần bạn chỉ nên cho 1 hoặc 2 chiếc bẫy của cây ăn và chỉ khi cây khoẻ mạnh và cứng cáp.
    • Nếu quyết định cho cây ăn côn trùng đã chết, bạn nên đặt con côn trùng vào bẫy và cứ 20- 30 phút xoa nhẹ chiếc bẫy cho đến khi nó khép kín. Xoa vào bẫy là để cây tưởng rằng con mồi mà nó bắt được đang cựa quậy. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng cần thiết, vì cây bẫy kẹp cũng sử dụng các thụ thể hoá học để khép lá khi nhận thấy có chất dInh dưỡng bên trong bẫy.
    • Không cho cây ăn những thức ăn “lạ” như một mẩu bánh kẹp hoặc bánh bông lan. Hành động này có thể giết chết cây, đặc biệt nếu bạn cho cây ăn thịt, vì cây bẫy kẹp sẽ có phản ứng tiêu cực với chất béo.
      • Chất béo và thịt đang phân huỷ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và có thể làm hại cây bẫy kẹp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tỉa cây.
    Cắt tỉa cây để giúp cây khoẻ mạnh. Các lá chết có thể chặn mất ánh sáng mặt trời rọi xuống các lá non bên dưới vốn đang cần ánh sáng để phát triển. Lá cây sẽ chuyển màu nâu khi tàn – đó là những chiếc lá mà bạn cần phải loại bỏ. Bạn có thể dùng kéo nhỏ cắt bỏ các lá nâu. Nhớ đừng cắt những chiếc lá vẫn còn xanh một phần – những chiếc lá này vẫn còn khả năng quang hợp.
    • Khi lá cây chuyển màu nâu, chúng sẽ yếu đi và rời ra. Thường thì bạn chỉ cần rứt những chiếc lá này khỏi cây. Với các lá dai hơn, bạn có thể dùng kéo cắt vải để cắt. Lưu ý rằng lá cây bẫy kẹp thường tàn cả chùm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trồng lại cây vào chậu khác.
    Nếu bạn thấy cây có vẻ như quá chật chội trong chậu, chia thành ra hai cây (hoặc nhiều hơn), hoặc cây khô quá nhanh thì đã đến lúc phải thay chậu cho cây. Thực hiện việc này tương tự như lúc trồng cây vào chậu ban đầu. Nhờ dùng hỗn hợp đất phù hợp (xem phần 1).[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng không chạm vào những chiếc bẫy của cây.
    Việc kích thích cây khép lại khi trong bẫy không có gì để “ăn” sẽ tiêu tốn năng lượng của cây một cách không cần thiết.
    • Sẽ mất khoảng 2-3 tuần để những chiếc bẫy mở ra lại và sẵn sàng bắt mồi làm thức ăn.
    • Mặc dù có thể xoa nhẹ bên ngoài chiếc bẫy sau khi bạn cho chúng ăn côn trùng, nhưng bạn nên hạn chế sờ vào cây. Đừng bao giờ cho bất cứ thứ gì vào trong bẫy của cây ngoại trừ côn trùng.[7]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Trong vài tuần đầu tiên, bạn đừng đột ngột đem cây ra nơi có ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài. Việc này sẽ giết chết cây.
  • Tuyệt đối không tưới quá nhiều cho cây. Nếu cây bị úng nước, nấm mốc có thể sinh sôi và cây dễ bị chết.
  • Đáng tiếc là, mặc dù thu hút sự tò mò và nhu cầu từ khắp nơi trên thế giới như một loài cây lạ, cây bẫy kẹp (Dionaea muscipula) ở những vùng hoang dã ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ những năm 1980 do mất môi trường sống, công tác cứu hoả và thu hoạch trái phép.
  • Đừng vứt cây đi khi thấy nó đột ngột trông như “sắp chết” trong mùa thu và mùa đông – nó chỉ đang ngủ đông và sẽ hồi phục vào mùa xuân.
  • Cây bẫy kẹp không phải là cây nhiệt đới. Mặc dù nó ưa độ ẩm cao, nhưng nhiệt độ nóng ẩm sẽ khiến cây bị thối rữa và nấm phát sinh.
  • Cây bẫy kẹp không cần ăn nhiều, bạn chỉ nên cho cây ăn khi chúng cần dinh dưỡng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Andrew Carberry, MPH
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hệ thống thực phẩm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrew Carberry, MPH. Andrew Carberry đã làm việc với các khu vườn của trường học và tham gia chương trình từ nông trại đến trường học từ năm 2008. Hiện anh là Cộng tác viên Chương trình tại Winrock International, cụ thể là Nhóm Hệ thống Thực phẩm Dựa trên Cộng đồng. Bài viết này đã được xem 9.245 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 9.245 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo