Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một chú thỏ cưng nuôi trong nhà có thể mua vui cho gia đình bạn. Tuy nhiên, loài vật này cũng cần được chăm sóc cẩn thận không kém gì chó mèo. Thỏ thường có tuổi thọ từ 8 đến 12 năm, do đó chúng đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm lâu dài.[1] Có một số quy tắc cần tuân theo và một số thứ cần chuẩn bị trước khi bạn quyết định nuôi một chú thỏ. Khi đã sẵn sàng mọi thứ, bạn có thể học cách chăm sóc một chú thỏ trong nhà.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Mua vật dụng cho thỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua chuồng đủ rộng để chú thỏ của bạn di chuyển thoải mái.
    Mặc dù thỏ sẽ ở bên ngoài chuồng trong phần lớn thời gian, nhưng nó cũng cần có một nơi trú ẩn an toàn. Đó là nơi thỏ ngủ ban đêm và cũng là nơi nó lui về khi cảm thấy nguy hiểm hoặc bị quấy rầy.[2]
    • Bạn có thể mua chuồng thỏ rộng rãi, thậm chí hàng rào quây dành cho chó. Chỉ cần chú thỏ của bạn cảm thấy an toàn khi ở trong đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua vật liệu lót chuồng để rải dưới đáy chuồng.
    Vật liệu lót chuồng có nhiều loại. Bạn có thể thử dùng các loại khác nhau xem thỏ của bạn thích loại nào nhất. Các lựa chọn phổ biến là giấy xé, rơm và cỏ khô. Tránh dùng vỏ bào vì thỏ có thể hít phải.[3]
    • Nếu có dùng vỏ bào, bạn đừng dùng vỏ bào gỗ thông, gỗ tuyết tùng và các loại gỗ có hương thơm khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị hộp vệ sinh cho thỏ.
    Thỏ sống trong nhà cần có hộp để đi vệ sinh. Không có một mẫu hộp vệ sinh nào hoàn hảo cho mọi con thỏ. Chú thỏ của bạn có thể thích loại hộp có mái che, và chiều cao thành hộp cũng có thể khác nhau, vì có hộp thì quá cao, hộp thì quá thấp đối với nó. Ban đầu bạn có thể dùng hộp cát vệ sinh của mèo có kích cỡ đủ rộng để thỏ có thể xoay xở thoải mái.[4]
    • Cân nhắc chuẩn bị vài chiếc hộp để chú thỏ của bạn có thể chạy khắp nhà mà không cần phải đến tận đầu kia của căn nhà để giải quyết nhu cầu.
    • Vật liệu dùng trong hộp vệ sinh cũng có thể thay đổi tuỳ vào ý thích của thỏ. Bạn nên thử dùng vài loại khác nhau. Các loại vật liệu phổ biến bao gồm: cát vệ sinh silica của mèo, giấy xé, vỏ bào (trừ vỏ bào gỗ thông hoặc tuyết tùng), rơm và cỏ khô.
    • Đảm bảo vật liệu dùng trong hộp vệ sinh không vón cục và không làm từ đất sét. Những thứ này có thể gây hại cho thỏ khi nó nuốt phải hoặc hít vào.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua bát đựng thức ăn bằng gốm nặng.
    Thỏ cũng cần có bát ăn của nó. Bạn cần chọn bát có chất liệu nặng, chẳng hạn như bát gốm. Như vậy chiếc bát sẽ luôn đứng vững, vì thỏ thường có thói quen lật đổ bát ăn.[5]
    • Ngoài ra bát ăn của thỏ cũng phải có thành đủ cao để thức ăn không rơi ra ngoài và đủ thấp để thỏ có thể thò đầu vào ăn dễ dàng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị chai nước hoặc bát đựng nước.
    Chai nước thường có bán kèm với chuồng, nhưng mua thêm vài chai nữa cũng là ý hay. Cho thỏ uống nước trong bát thì tự nhiên hơn, nhưng bát nước có thể bị lật đổ chứ không được gắn cố định như chai nước.[6]
    • Chai nước có thể khiến thỏ khó chịu. Nếu thấy thỏ không thích chai nước, bạn hãy đổi sang dùng bát gốm nặng để đựng nước cho thỏ uống.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cung cấp nhiều cỏ khô cho thỏ ăn.
    Thức ăn tốt nhất của thỏ là cỏ tươi hoặc cỏ khô, loại thức ăn thích hợp cho đường ruột của thỏ. Lý tưởng nhất, bạn nên cho thỏ ăn phần lớn là cỏ khô xanh còn tươi. Quan trọng là phải dùng loại cỏ khô chất lượng. Với hầu hết các giống thỏ, cỏ khô timothy là tốt nhất.[7]
    • Cỏ khô sẽ cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hoá của thỏ hoạt động tốt.
    • Bạn cũng có thể dùng cỏ khô lót hộp vệ sinh cho thỏ.
    • Cỏ khô cũng giúp thỏ có chỗ để đào bới. Thỏ cực kỳ thích đào bới đám cỏ khô, đặc biệt khi bạn giấu món khoái khẩu của thỏ trong đó, chẳng hạn như các mẩu táo hoặc hạt ngũ cốc ăn sáng Cheerios. Bạn cũng có thể dùng giấy xé để làm chỗ đào bới cho thỏ. [8]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cho thỏ ăn thức ăn viên, hoa quả và rau xanh thêm vào cỏ khô.
    Bổ sung chế độ ăn cho thỏ bằng thức ăn viên, hoa quả và rau. Các loại rau phổ biến bao gồm: bông cải xanh, cải bẹ trắng, lá cà rốt, lá củ cải, rau mùi, cả rổ, cải mầm Brussel, cải xoăn, bắp cải và các loại rau xanh khác.[9]
    • Tránh để thức ăn viên cho thỏ ăn cả ngày, vì nó có thể làm cho thỏ thừa cân và không khoẻ mạnh. Bạn cũng không nên cho thỏ ăn thức ăn có màu sắc sặc sỡ, các loại quả hạch, hạt và hoa quả trộn lẫn trong đó. Những loại thức ăn này thường có nhiều đường và carbohydrate.
    • Nếu bạn không chắc nên cho thỏ ăn những loại rau nào, hãy hỏi bác sĩ thú y hoặc người gây giống thỏ để xin lời khuyên.
    • Tránh bổ sung vitamin vào chế độ ăn của thỏ. Những chú thỏ khoẻ mạnh thực sự không cần đến vitamin bổ sung.
    • Không như nhiều người nghĩ, việc cho thỏ ăn quá nhiều cà rốt có thể rất hại cho thỏ. Thỏ thích ăn cà rốt như một món ăn khoái khẩu, nhưng bạn không nên cho nó ăn cà rốt hàng ngày. Cho ăn hàng tuần thì được.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cung cấp đồ chơi và các trò tiêu khiển khác cho thỏ.
    Cũng như mọi loài vật cưng khác, chú thỏ của bạn cần có đồ chơi để tiêu khiển. Hãy mua nhiều loại đồ chơi cho thỏ, chẳng hạn như đồ chơi gặm nhấm hoặc các đường hầm mà thỏ có thể chui vào. Bạn có thể tự làm đồ chơi cho thỏ bằng hộp các-tông khoét lỗ vừa với kích thước của thỏ.[10]
    • Một món đồ chơi gặm nhấm cho thỏ là một cành cây gỗ táo chưa qua xử lý. Đảm bảo cành cây phải sạch và chưa xử lý trước khi cho thỏ chơi.
    • Nếu dùng loại cây khác, bạn nhớ chọn loài cây không độc và phơi khô ít nhất 6 tháng, ngoại trừ gỗ táo là không cần phơi khô, chỉ cần đảm bảo sạch và chưa qua xử lý.
    • Bạn nên chọn đồ chơi có nhiều công dụng. Mỗi chú thỏ lại có một sở thích khác nhau về đồ chơi.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Chọn thỏ để nuôi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đảm bảo bạn có thời gian và sức lực để chăm sóc một chú thỏ.
    Thỏ cưng không phải là loài vật ít cần chăm sóc. Chúng đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian, tiền bạc và công chăm sóc không kém gì chó hay mèo. Thỏ cần có bát nước uống, thức ăn chất lượng cao, hộp vệ sinh, và chúng cũng cần vận động nhiều không kém gì loài chó. Ngoài ra, chúng cũng cần được bạn quan tâm hàng ngày.[11]
    • Loài vật này có cá tính riêng và cần được chăm sóc đặc biệt. Hãy cân nhắc nuôi loài vật nào ít cần chăm sóc hơn nếu không có đủ thời gian và tiền bạc để nuôi một chú thỏ cưng.
    • Bạn nên dành ra mỗi ngày ít nhất 3 tiếng chơi với thỏ ở ngoài chuồng, ngoài ra có thể còn phải cộng thêm thời gian khi nó ở trong chuồng nữa. Thỏ sẽ cảm thấy cô đơn và trầm cảm nếu không được tương tác với con người mỗi ngày.
    • Nếu không thể dành cho chú thỏ của mình từng ấy thời gian mỗi ngày, bạn nên cân nhắc nuôi thêm một chú thỏ nữa. Nhớ cho thỏ ở riêng trước khi cho chúng làm quen với nhau đúng cách để chúng kết bạn. Loài thỏ không thích chia sẻ không gian, trừ khi chúng có sự gắn kết đặc biệt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quyết định giống thỏ mà bạn muốn nuôi.
    Có nhiều yếu tố cần tính đến khi chọn một chú thỏ về nuôi. Nghĩ xem bạn thích loại thỏ nào cụ thể hay bạn muốn nuôi giống thỏ thuần chủng nào đó. Có nhiều giống thỏ với kích thước và màu sắc cũng như tính khí khác nhau. Bạn cũng cần quyết định cả giới tính và độ tuổi của thỏ muốn nuôi.[12]
    • Tìm hiểu tất cả các giống thỏ nểu bạn không chắc mình muốn nuôi giống nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến các trung tâm cứu hộ, tiệm thú cưng và những nơi gây giống để chọn một chú thỏ.
    Tuỳ vào loại thỏ, có thể bạn cần đến những nơi khác nhau. Nếu không quan tâm nhiều đến yếu tố cụ thể nào, bạn có thể đến các trung tâm cứu hộ động vật để chọn một chú thỏ ở đó. Thỏ ở các trung tâm cứu hộ còn có lợi nữa là chúng đã qua độ tuổi “dậy thì” phiền phức và thường đã được triệt sản.[13]
    • Bạn cũng có thể mua thỏ ở tiệm thú cưng. Chất lượng thỏ ở những nơi này có thể khác nhau, do đó bạn nên tìm các tiệm có thú cưng được chăm sóc tốt và nhân viên hiểu biết.
    • Nếu định mua một giống thỏ đặc biệt, bạn có thể tìm những người gây giống thỏ muốn nuôi. Bạn cũng nên tìm hiểu về giống thỏ đó. Những chú thỏ này thường thân thiện hơn khi bạn đem về nuôi vì chúng đã quen với người từ khi mới sinh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát xem thỏ con tương tác với thỏ bố mẹ và những con thỏ khác như thế nào.
    Nếu định mua thỏ con về nuôi, bạn cần làm theo một số hướng dẫn cụ thể.
    • Nếu bạn nhận thấy có điều bất thường, hãy hỏi chủ nuôi thỏ bố mẹ về tính khí của chúng. Thỏ mẹ có thể phản ứng khác thường vì bạn là người lạ hoặc vì bạn đang ở gần lũ con của nó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn một chú thỏ con thân thiện nếu bạn muốn nuôi thỏ con.
    Khi đến chọn thỏ, bạn hãy quan sát kích thước, màu sắc, tính tình và thể trạng của thỏ bố mẹ. Quan sát cả lũ thỏ con xem nó phản ứng với bạn như thế nào. Đừng chọn con thỏ nép sát vào thỏ mẹ dù bạn cảm thấy tội nghiệp nó, vì những con thỏ như vậy thường sẽ không thân thiện khi lớn lên. Hãy chọn chú thỏ con lót tót lại gần bạn và hít ngửi bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra sức khoẻ của thỏ con và chú ý các đặc điểm sau đây:[14]
    • Mắt sạch, sáng, không có ghèn, dịch tiết hoặc các dị vật trong mắt hoặc gần mắt.
    • Tai sạch, không bị tắc vì ráy tai và không có mùi hôi.
    • Lông sạch sẽ, không rối và không hôi.
    • Không có ve, bọ chét hoặc các động vật ký sinh khác trên da.
    • Vùng lông quanh hậu môn không bị dính cục hoặc ướt, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thỏ có vấn đề về sức khoẻ.
    • Lanh lợi, hoạt bát, nhưng không nhảy nhót loạn xạ hoặc run rẩy.
    • Không biểu hiện các dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như hắt xì, chảy nước mũi, rụng lông hoặc có vấn đề về răng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nuôi thỏ trưởng thành nếu bạn muốn yên tâm về tính tình của nó.
    Đến trung tâm cứu hộ để tìm một chú thỏ trưởng thành về nuôi. Dù đến nơi nào để chọn thỏ, bạn cũng nên xem tất cả những con thỏ trưởng thành ở đó. Quan sát lũ thỏ để đảm bảo chúng vui vẻ và lanh lợi. Tránh chọn những con thỏ trông khó chịu hoặc hung hăng. Bạn cũng cần chọn chú thỏ khoẻ mạnh.[15]
    • Thỏ trưởng thành khoẻ mạnh cũng có các đặc điểm tương tự như thỏ con khoẻ mạnh. Kiểm tra mọi dấu hiệu bên ngoài cho biết về sức khoẻ của thỏ, bao gồm mắt, tai và lông.
    • Trại cứu hộ động vật là nơi rất phù hợp để nhận nuôi thỏ trưởng thành. Thỏ ở những nơi này thường đã được thiến hoặc triệt sản. Hơn nữa, khi nhận nuôi thỏ ở trại cứu hộ là bạn cũng cho chú thỏ một mái ấm.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chọn chú thỏ mà bạn thích nhất.
    Khi đã kiểm tra sức khoẻ tổng thể của những con thỏ, bạn có thể chọn chú thỏ mình thích. Đảm bảo bạn có thời gian thong thả để chọn. Chú thỏ sẽ sống với bạn đến 8 năm nữa, thế nên bạn cần tìm một chú thỏ hợp ý. Thử chơi đùa với nó xem nó có hợp với bạn không. Để ý xem chú thỏ có thích bạn không.[16]
    • Nhớ rằng chú thỏ có thể hơi nhút nhát và sợ sệt lúc ban đầu vì lạ. Bạn chỉ cần kiểm tra dấu hiệu chung về tính khí và mức độ thân thiện của nó.
    • Khi đã tìm được một chú thỏ ưng ý, bạn hãy hỏi thêm một số điều cần biết trước khi đem nó về nhà, bao gồm thói quen ăn uống của thỏ, chuồng thỏ và hộp vệ sinh.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Tạo mối gắn kết với thỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi thỏ cẩn thận sau khi đem về nhà.
    Khi mới đem thỏ về nhà, bạn cần theo dõi xem nó tương tác như thế nào với môi trường xung quanh. Chú ý nơi thỏ đi vệ sinh, thái độ của nó với những thành viên khác trong nhà, phản ứng với đồ chơi, những món đồ chơi nó thích và không thích, và phản ứng của nó với căn phòng.[17]
    • Đừng lo nếu thỏ chỉ ngồi trong góc, ăn và nằm ngủ khi bạn mới đem nó về. Đừng làm phiền nó. Chú thỏ của bạn chỉ đang thích nghi với môi trường mới.
    • Trong vài ngày đầu, bạn nên để thỏ trong chuồng. Dành thời gian mỗi ngày ngồi cạnh chuồng thỏ và nói chuyện với nó bằng giọng dịu dàng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thả thỏ ra ngoài chuồng để nó khám phá.
    Khi chú thỏ có vẻ như đã quen với bạn, bạn có thể cho nó ra ngoài chuồng. Đóng tất cả các cửa ra vào của căn phòng. Nếu có lối đi nào không có cửa, bạn hãy tạm chắn lại, sau đó thả thỏ ra khỏi chuồng. Đừng nhấc thỏ ra; bạn chỉ cần mở cửa chuồng và chờ nó tự nhảy ra.[18]
    • Ngồi giữa phòng và khe khẽ làm việc gì đó, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc viết lách.
    • Chuẩn bị sẵn một ít rau để cho thỏ ăn nếu nó tò mò đến gần bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho phép thỏ tương tác với bạn.
    Khi chú thỏ nhảy ra khỏi chuồng, bạn hãy để yên cho nó tự chạy nhảy xung quanh. Đừng cố gọi nó đến và đừng di chuyển quá nhiều. Cuối cùng chú thỏ cũng sẽ nhảy đến gần bạn, tò mò quan sát xem bạn là ai và đang làm gì. Khi thỏ đến gần, bạn hãy để cho nó hít hơi bạn, sau đó cho thỏ một mẩu rau cỡ bằng móng tay cái.[19]
    • Nếu thấy chú thỏ có vẻ cảnh giác, bạn hãy ngồi yên và nói chuyện khe khẽ với nó. Đừng cử động đột ngột kẻo nó sợ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chờ thỏ đến gần bạn.
    Nếu chú thỏ do dự một chút và chầm chậm tiến đến gần, bạn hãy chờ nó. Nếu nó đến gần nhưng không lấy rau, bạn chỉ cần đặt rau xuống sàn và tiếp tục làm việc của mình. Cứ lờ đi cho đến khi nó đến lấy thức ăn. Để yên cho chú thỏ của bạn thưởng thức món rau bạn đem đến cho nó.[20]
    • Sau khi thỏ ăn hết mẩu rau đầu tiên, bạn hãy cho nó thêm một mẩu nhỏ nữa. Nếu nó lại đến ăn, bạn cứ ngồi yên và nói chuyện dịu dàng với nó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Vuốt ve thỏ khi nó ăn xong.
    Khi chú thỏ đến bên bạn và ăn, bạn có thể chầm chậm vuốt đầu nó sau khi nó ăn xong. Nếu thỏ đứng yên hoặc hạ thấp đầu xuống, hãy tiếp tục vuốt ve nó. Nếu nó rụt lại hoặc bỏ chạy, bạn hãy dừng lại và quay trở lại việc của mình. Bạn phải chờ nó đến gần lần nữa và thử lại.[21]
    • Nếu bị thỏ cắn, bạn hãy kêu to lên. Như vậy chú thỏ của bạn sẽ biết là nó đã làm bạn đau.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiếp tục thử cho dù ban đầu thỏ không chịu.
    Nếu gặp khó khăn khi làm thân với thỏ, bạn cũng đừng bỏ cuộc! Cứ tiếp tục luân phiên cho thỏ ăn một mẩu rau nhỏ, vuốt ve nó và lờ nó đi. Nếu nó đến gần bạn, hãy thử cho nó ăn lần nữa. Nếu thỏ giụi đầu vào bạn thì nghĩa là nó muốn bạn quan tâm. Hãy vuốt ve thỏ khi nó làm vậy.
    • Làm đi làm lại như vậy vài ngày một lần cho đến khi bạn tạo được mối gắn kết với chú thỏ cưng mới của bạn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Giữ cho thỏ khoẻ mạnh và an toàn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một bác sĩ thú y có kinh nghiệm chăm sóc thỏ.
    Khi nuôi thỏ, bạn cần một bác sĩ thú y đáp ứng được nhu cầu chăm sóc mà thỏ có thể cần đến. Hãy tìm một bác sĩ có kinh nghiệm với thỏ và các động vật nhỏ, vì việc chăm sóc thỏ khác với chăm sóc cho hoặc mèo. Khi đem thỏ về, bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y kiểm tra đê đảm bảo là nó khoẻ mạnh.[22]
    • Đưa thỏ đi khám định kỳ, cũng như mọi loài thú cưng khác.
    • Điều này sẽ giúp mọi việc dễ dàng hơn nếu bạn cần đưa thỏ đi cấp cứu, vì bác sĩ đã biết rõ chú thỏ của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bế thỏ đúng cách.
    Đảm bảo mọi người trong nhà biết cách nhấc thỏ lên sao cho đúng. Để nhấc thỏ lên, bạn hãy dùng một cánh tay ôm dọc theo mình thỏ, một tay đặt dưới mông thỏ. Khi nhấc thỏ lên, hãy để thỏ dựa vào bên sườn bạn cho chắc chắn hơn.[23]
    • Thỏ có thể giãy giụa khi sợ hãi. Chúng có thể cố gắng thoát ra khỏi những thứ mà chúng cảm thấy đáng sợ. Thỏ có thể tự làm gãy lưng và thường dẫn đến tình trạng tê liệt nguy hiểm đến tính mạng nếu bị nhấc lên không đúng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dọn dẹp nhà cửa để thỏ được an toàn.
    Trước khi đem thỏ về, bạn cần dọn dẹp những thứ có thể gây hại cho thỏ khi nó chạy nhảy quanh nhà. Thỏ có thể gặm dây điện nếu nó trông thấy. Đảm bảo dây điện, dây cáp máy tính và mọi loại cáp khác phải được bọc kín hoặc không tiếp cận được. Mua cáp nhựa hoặc ống nhựa để bọc dây điện cho gọn gàng.[24]
    • Bạn cũng có thể luồn dây điện hoặc cáp đằng sau đồ nội thất hoặc gắn dọc theo tường ngoài tầm với của thỏ.
    • Đừng bao giờ luồn dây điện hoặc cáp bên dưới thảm trải sàn. Điều này có thể gây hoả hoạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh vuốt ve nựng nịu thỏ quá nhiều.
    Dù có vẻ ngoài trông như những quả bông đáng yêu, thỏ lại không thích được ôm ấp hoặc âu yếm quá nhiều. Thực ra thỏ thường sợ bị ôm, nhất là khi bạn cúi xuống và cố nhấc nó lên. Thỏ vốn là con mồi trong tự nhiên, do đó động tác của bạn gợi lên nỗi sợ bản năng của thỏ khi bị diều hâu hoặc các loài chim khác săn bắt.[25]
    • Một số ít con thỏ cũng chịu cho bạn vuốt ve một lúc lâu, nhưng hầu hết đều chỉ thích được âu yếm một chút. Cũng có khi thỏ còn gặm tay bạn khi bạn ngừng lại.
    • Mỗi cá thể có một phản ứng khác nhau. Bạn hãy dựa vào cá tính của thỏ và tìm cách phù hợp nhất để tiếp cận và bế thỏ lên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dạy trẻ em trong nhà cách tương tác với thỏ.
    Lũ trẻ có thể làm thỏ sợ, nhất là những trẻ nghịch ngợm. Thỏ sẽ có cảm giác như bị động vật săn mồi tấn công nếu có trẻ con hò hét ồn ào xung quanh. Bạn đừng bao giờ cho trẻ đuổi theo thỏ quanh nhà hoặc cố nhấc thỏ lên sau khi đuổi theo nó. Thỏ sẽ hoảng sợ và có thể sẽ quẫy đạp.[26]
    • Nhiều trẻ em không nhẹ nhàng và có thể làm thỏ đau khi âu yếm nó. Hãy dạy trẻ nhẹ tay với thỏ và nói chuyện nhỏ giọng khi ở gần thỏ. Không mua thỏ cho trẻ em dưới 5 tuổi.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu định nuôi một thỏ cái và thỏ đực cùng lúc, bạn cần phải triệt sản cho chúng. Nhớ rằng ngay cả thỏ sinh cùng lứa cũng có thể giao phối với nhau. Ngoài ra, thỏ cái có thể trưởng thành về giới tính khi được 5 tháng tuổi. Nếu bạn không thiến thỏ đực, nó sẽ xịt nước tiểu khắp nơi và sẽ cố giao phối với mọi giống thỏ khác.
  • Kiểm tra răng thỏ mỗi tháng một lần. Răng thỏ có thể bị lệch lạc và cần phải mài bớt, Nếu thấy răng thỏ mọc lệch, thỏ chảy nước dãi nhiều hoặc có vấn đề khi ăn, bạn nên đem thỏ đến bác sĩ thú y.
  • Giữ cho thỏ không bị quá nóng. Thỏ luôn mang trên mình bộ lông, do đó chúng sẽ dễ chịu hơn ở nơi mát mẻ.
  • Đừng bao giờ doạ thỏ, vì chúng có thể bị đau tim dẫn đến tử vong.
  • Đảm bảo nhà bạn phải an toàn cho thỏ trước khi đem thỏ về.
  • Chỉ cho thỏ ăn 1 thìa canh thức ăn phần thưởng mỗi ngày; nếu không, chúng có thể bị bệnh do có quá nhiều đường trong cơ thể.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jamie Freyer, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jamie Freyer, DVM. Bác sĩ Jamie Freyer là bác sĩ thú y được cấp phép tại Washington. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và lĩnh vực lâm sàng, cô ấy chuyên về dược và phẫu thuật thú ý, hành vi của động vật và di truyền học động vật. Bác sĩ Freyer có bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học sự sống của Đại học Portland và bằng bác sĩ thú y của Đại học bang Oregon. Bài viết này đã được xem 47.716 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 47.716 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo