Cách để Chăm sóc chuột con

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù chuột nhà bạn mới sinh hay vô tình thấy một đàn chuột con mất mẹ thì việc chăm sóc cho những chú chuột mới sinh nhỏ bé và yếu ớt này cũng là một nhiệm vụ tương đối khó khăn. Chuột con cần được chăm sóc đúng cách trong khoảng một vài giờ sau sinh thì mới có thể sống sót, nên bạn cần nhanh chóng nếu gặp một bầy chuột con bị bỏ rơi.[1]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giúp chuột mẹ chăm sóc chuột con

Tải về bản PDF
  1. 1
    Quan sát chuột mẹ sát xao xem nó có hung hăng hay vụng về không. Nếu chuột con ở cùng mẹ thì chuột mẹ sẽ có nhiệm vụ chăm sóc chúng. Tuy nhiên, chuột cái thường khá vụng trong việc chăm sóc con, chúng có thể bỏ cả đàn và thậm chí là ăn một vài con non.
    • Nếu chuột mẹ ngừng cho con bú hoặc ăn con của mình thì bạn hãy chuyển nó ra một chuồng khác.
    • Nếu chuột mẹ tỏ ra hung hăng hoặc không chăm sóc cho chuột con, bạn sẽ cần cho chuột con ăn và tự mình chăm sóc chúng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gửi chuột con bị bỏ rơi cho chuột mẹ khác nuôi.
    Nếu bạn có thể tìm được một chuột mẹ khác cũng đang nuôi con thì có thể nó sẽ nhận nuôi đàn chuột bị bỏ rơi như con của mình.[2] Đây là lựa chọn tối ưu nhất cả về mặt tâm lý và thể chất cho đàn chuột con, tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt là khi chuột con đã quá 1,5 tuần tuổi.
    • Nhanh chóng tìm mẹ nuôi cho bầy chuột ở cửa hàng thú cưng hoặc ở cơ sở nhân giống chuột.
    • Lấy lót ổ ở chuồng của chuột mẹ mới cọ vào đám chuột con để chúng quen với mùi của chuột mẹ.
    • Đặt chuột con vào chuồng của chuột mẹ.
    • Quan sát để phát hiện dấu hiệu hung hăng, kêu nhiều hoặc chuột mẹ bỏ con.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Theo dõi chuột con để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiêu chảy và mất nước.
    Dù được mẹ ruột hay mẹ nuôi chăm sóc thì chuột con vẫn có thể gặp các vấn đề như tiêu chảy và mất nước.[3] Tình trạng mất nước do tiêu chảy có thể khiến chuột con tử vong nếu không được điều trị.
    • Bụng căng, ngủ li bì và có dịch tiết màu vàng ở hậu môn là các biểu hiện chuột bị tiêu chảy.[4]
    • Thay thế sữa chuột mẹ hoặc sữa công thức bằng nước bù điện giải cho trẻ sơ sinh.
    • Đưa chuột đến bác sĩ thú y kiểm tra để đảm bảo chúng được khỏe mạnh.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Cho chuột con ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị sữa công thức cho chuột.
    Ở cửa hàng thú cưng có rất nhiều loại sữa công thức cho động vật cho bạn chọn, chẳng hạn như sữa bột cho mèo Kitten Milk Replacer hay sữa cho chó con Esbilac.[5] Hoặc bạn có thể dùng sữa công thức Enfamil (loại không chứa sắt) hoặc Soyalac cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chuột uống sữa dê nguyên chất.
    • Làm ấm sữa công thức hoặc sữa trước khi cho chuột ăn, không dùng sữa công thức quá nóng hoặc lạnh.
    • Sữa bột công thức cần được pha với nước với tỉ lệ thích hợp theo hướng dẫn trên vỏ hộp.
    • Chuột con cần được ủ ấm trước khi cho ăn, nếu không, chúng sẽ không thể tiêu hóa sữa công thức đúng cách. Nếu tình trạng này xảy ra, sữa công thức sẽ lên men trong bụng chuột và khiến chúng bị tiêu chảy. Bạn có thể ủ ấm chuột con bằng cách đặt tấm sưởi điện bật chế độ thấp dưới chuồng của chúng.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng một ống tiêm nhỏ, bình sữa nhỏ hoặc dây hút nước để cho chuột ăn.
    Bạn cũng có thể dùng lọ nhỏ mắt. Nếu dùng ống tiêm hoặc bình sữa, bạn sẽ hút sữa vào ống hoặc đổ sữa vào bình để chuẩn bị cho chuột ăn. Nếu dùng dây hút nước thì bạn chỉ cần nhúng dây vào sữa cho đến khi thấy sữa nhỏ giọt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bơm một ít sữa vào miệng chuột.
    Bạn hãy cẩn thận đừng đẩy ống tiêm hoặc bóp bình sữa mạnh quá. Nếu thấy sữa sủi ra từ mũi chuột, hãy ngừng cho chuột ăn ngay lập tức.[7]. Bữa ăn sẽ kết thúc khi bụng chuột đã no và căng tròn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho chuột ăn thường xuyên.
    Chuột con từ 0-1 tuần tuổi cần cho ăn 6-8 lần một ngày; chuột con từ 1-2 tuần tuổi ăn 5-6 lần một ngày; chuột con từ 2-3 tuần ăn 4 lần một ngày và khi được 4 tuần tuổi thì chúng chỉ cần ăn 3 lần một ngày.[8] Căn mỗi lần cho chuột ăn cách nhau khoảng một vài giờ. Bạn cũng sẽ cần cho chuột ăn vào ban đêm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kích thích chuột để chúng đi vệ sinh sau khi ăn.
    [9] Hãy dùng một miếng bông gòn hoặc ngón tay của bạn và nhẹ nhàng cọ vào vùng kín của chúng. Chuột sẽ thải ra một chút chất lỏng, tuy nhiên nếu bị thiếu nước thì chúng sẽ không tè. Bạn sẽ cọ đến khi chuột đi tè xong.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cai sữa cho chuột sau 3-4 tuần.
    [10] Những ngày đầu mới cai sữa, bạn hãy cho chuột một chút một chút cám viên ẩm; bạn sẽ xịt nước lên cám viên cho chúng mềm ra và đặt vào chỗ chuột dễ tiếp cận.
    • Chuột con sẽ nhanh chóng ra nhấm nháp chỗ cám.
    • Khi chuột con có vẻ khỏe hơn, bạn có thể cho chúng ăn cám viên thường xuyên.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cho chuột ăn cám viên phù hợp cùng nước uống sau khi cai sữa.
    Bạn có thể mua cám cho chuột ở cửa hàng thú cưng, dạng khối hay dạng viên đều được. Hãy chọn loại cám viên có thành phần 16% đạm, 18% chất xơ và ít hơn 4% chất béo để sức khỏe của chuột được đảm bảo.[11]
    • Bạn sẽ không cần làm ẩm cám khi chuột đã cai sữa xong.
    • Bạn có thể cho chuột ăn táo tàu, chuối, bông cải xanh và các loại thức ăn khác, tuy nhiên nhớ rằng dạ dày của chuột rất nhỏ và chúng không nên ăn quá nhiều.
    • Chuột con thường uống 3-7ml nước một ngày.[12] Bạn hãy treo một bình nước cho động vật nhỏ trong chuồng chuột và tiếp nước thường xuyên.
    • Trước khi cai sữa, chuột sẽ nhận đủ lượng nước từ sữa. Khi bắt đầu ăn thức ăn khô thì chúng sẽ cần uống nước từ bình.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tạo môi trường sống phù hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lồng chuột cần bảo đảm ít nhất 0,3 m2 diện tích cho mỗi chú chuột.
    Lượng diện tích này rất cần thiết ngay cả khi chuột chưa hoàn toàn trưởng thành. Ở hiệu thú cưng có bán rất nhiều chuồng với đủ các kích cỡ, bạn nhớ chọn chiếc đủ rộng rãi cho chuột.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn loại chuồng phù hợp.
    Chuồng cho chuột không được có chỗ hở mà chuột có thể thoát ra ngoài và nên dùng loại sàn kín (không có nan hoặc dây). Chuồng bằng nhựa thường sẽ bị hư hỏng khi cọ rửa nên bạn nên chọn chuồng bằng kim loại, chuồng kính hoặc bể nuôi cá có thể cọ rửa nhiều mà vẫn bền.
    • Chuột rất giỏi gặm nhấm, nên bạn cần chọn chuồng không có chỗ nhô ra hoặc có nan/dây mà chuột có thể gặm được.
    • Làm chỗ trú ẩn cho chuột, chẳng hạn như những hộp nhỏ hoặc ống bằng bìa các tông.
    • Dùng hộp các tông làm chuồng cho chuột mới sinh chỉ là một giải pháp tạm thời, vì chuột sẽ rất nhanh chóng học được cách cắn rách hộp và thoát ra ngoài.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cung cấp lót ổ sạch sẽ trong chuồng chuột.
    Bạn có thể dùng vỏ bào, mùn cưa hoặc giấy cũ để lót chuồng cho chuột.[13] Tránh dùng vỏ bào cây tuyết tùng và cây thông. Làm sạch lớp lót chuồng ngay khi chúng bị bẩn, thường là khoảng 2 lần một ngày và khử trùng toàn bộ chuồng sau mỗi 3-4 tuần.[14]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì nhiệt độ chuồng trong khoảng 24°C đến 32°C.
    Chuột sẽ ấm và thoải mái trong khoảng nhiệt độ này. Bạn có thể dùng máy sưởi hoặc điều hòa trong nhà để kiểm soát nhiệt độ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy thể hiện sự quan tâm và yêu thương bằng cách bế chuột lên nhẹ nhàng. Không nắm chặt chúng!
  • Đưa cá thể chuột đã chết ra khỏi lồng vì chúng có thể mang trên mình bệnh truyền nhiễm có thể lây lan ra cả đàn.
  • Không làm phiền chuột mẹ và tổ của nó. Chuột mẹ rất dễ kiệt sức và trở nên hung hăng do bản năng bảo vệ con.
  • Đưa chuột con đi khám thú y càng sớm càng tốt.

Cảnh báo

  • Đừng bao giờ cầm đuôi chuột để xách chúng lên.
  • Hãy đảm bảo chuột con không bị mèo hoặc chó đe dọa.

Những thứ bạn cần

  • Sữa công thức
  • Đồng hồ báo thức
  • Tấm sưởi điện
  • Bát sạch
  • Bình nhỏ
  • Cọ vẽ mềm nhỏ
  • Tăm bông/bông gòn
  • Nước bù điện giải (cho trẻ sơ sinh)
  • Bể nuôi
  • Giấy vệ sinh
  • Khăn lau mềm
  • Khăn giấy mềm
  • Lịch theo dõi ngày
  • Sữa dê nguyên chất/nhà làm
  • Khăn sạch
  • Sữa công thức cho mèo con (pha với lượng nước cất gấp đôi)
  • Nước cất

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 26.348 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 26.348 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo