Cách để Chăm chó bị ốm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Nhận biết các triệu chứng của bệnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó.
    Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó. [1]
    • Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ (ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Một số triệu chứng cần bác sĩ chăm sóc ngay lập tức.
    Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương.[2] Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:
    • Hôn mê
    • Chảy máu nhiều
    • Ăn phải chất độc hại
    • Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
    • Gãy xương
    • Khó thở
    • Co giật liên tục trong vòng 1 phút
    • Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
    • Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…)
    • Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
    Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:
    • Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút
    • Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày
    • Sốt
    • Ngủ lịm quá 1 ngày
    • Không ăn quá 1 ngày
    • Khó đại tiện
    • Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động
    • Uống nước quá nhiều
    • Bị phù
    • Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn
    • Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Điều trị bệnh tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.
    Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.
    • Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đảm bảo chó của bạn được uống nước.
    Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày.
    Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.
    • Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.
    • Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.[3]
    • Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy.
    Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm soát phân và nước tiểu của chó.
    Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng.
    • Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi sát sao triệu chứng của chó.
    Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần.
    • Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y.
    Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Hãy dành cho chó của bạn không gian thoải mái

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ chó ở trong nhà.
    Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tạo ổ thoải mái cho chó.
    Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu.
    • Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ cho ngôi nhà yên tĩnh.
    Khi chó bị ốm, bạn hãy hạn chế tiếng động và ánh đèn. Hãy nghĩ về môi trường giống như khi bạn bị ốm. Chó của bạn sẽ cảm ơn bạn về điều đó. Hạn chế khách đến chơi hoặc những tiếng ồn từ máy hút bụi, trẻ em và vô tuyến. Cách này sẽ giúp chó của bạn được nghỉ ngơi như chúng muốn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cách li chú chó bị ốm với những chú chó khác.
    Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Duy trì môi trường an toàn cho chó của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng cho chó ăn thức ăn giống như của người.
    Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng cho chó uống thuốc dành cho người.
    Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân vườn.
    Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự.[5] Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.

Tham khảo

  1. Cahn CM, Line S. The Merck Veterinary Manual. 9th ed. John Wiley & Sons, 2005
  2. Kirk and Bistner’s Handbook of Veterinary Procedures and Emergency Treatment. Eighth Edition. Ford and Mazzaferro. Elsevier, Inc. 2006.
  3. Blackwell's Five-Minute Veterinary Consult: Canine and Feline. Tilley and Smith. Wiley and Blackwell. 2011
  4. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/foods-are-hazardous-dogs
  5. http://pets.webmd.com/dogs/guide/top-10-dog-poisons

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shawn Riley
Cùng viết bởi:
Shawn Riley
Bài viết này có đồng tác giả là Shawn Riley, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của How.com.vn phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 96.160 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 96.160 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo