Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cho dù bạn gặp ai đó lần đầu hay muốn bắt chuyện với người quen, việc chào hỏi họ trước là cách tạo tiền đề cho cuộc trò chuyện. Khi bạn gặp người lạ hoặc nếu bạn đang trong bối cảnh chuyên nghiệp, hãy nhớ chào hỏi một cách trang trọng để bạn trông lịch sự và dễ mến hơn. Nếu quen biết với người đối diện, bạn có thể dùng những câu chào hỏi thân thiện vì hai người đều biết nhau. Bên cạnh việc nói lời chào hỏi, bạn còn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể cởi mở để đem đến sự thoải mái cho người đối diện.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chào hỏi thân thiện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói “Chào” hay “Hế-lô” để chào hỏi ngắn gọn.
    Khi muốn bắt chuyện xã giao với ai đó không quá thân thiết, bạn sẽ nói “Chào anh/chị/em/bạn” vì lời chào này có vẻ trang trọng hơn. Bạn có thể nói “Hế lô” nếu thân với người đó. Sau khi nói lời chào, bạn chỉ việc tiếp tục trò chuyện để có nhiều thời gian trao đổi. Nếu không có thời gian cho cuộc trò chuyện dài, bạn vẫn nên nói lời chào để không bị xem như là bất lịch sự hoặc phớt lờ người khác.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào chị Mai” hoặc “Hế-lô Thanh”.
    • Hoặc, bạn sẽ nói “hế-nhô”, mặc dù từ này nghe có vẻ kỳ quặc hoặc giống tiếng lóng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử chào bạn bè thân thiết bằng cách nói “Ê”.
    Bạn có thể chào ngắn gọn hoặc kéo dài âm “ê” để lời chào nghe ấn tượng hơn. Hãy thử nói “Ê” kèm theo tên của người đó để thu hút sự chú ý của họ khi bạn muốn họ lắng nghe.[2]
    • Ví dụ, bạn sẽ nói “Ê, Đức! Đến đây xem này!”
    • Nếu thân thiết với người đó, bạn có thể thay tên của họ bằng cách gọi khác, chẳng hạn như “nhóc” hoặc “nhỏ”.

    Lưu ý: Không dùng “Ê” khi trò chuyện với cha mẹ, giáo viên hoặc giảng viên vì đây là cách nói thiếu tôn trọng.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói “Lâu rồi không gặp” nếu đã lâu bạn không gặp người đó.
    Thêm điều này vào cuối lời chào để người đó biết bạn rất vui khi gặp lại họ. Nhắc đến khoảng thời gian hai người không gặp nhau để có thể hỏi thăm tình hình của nhau trong cuộc trò chuyện.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Ê nhóc, lâu rồi không gặp! Cũng mấy tháng rồi đấy”.
    • Hoặc, bạn sẽ nói “Lâu lắm rồi chưa gặp bạn”, “Suốt thời gian qua cậu trốn đi đâu đấy?” hay “Bao lâu rồi chúng ta chưa gặp nhau nhỉ?”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi “Khỏe không?”
    hoặc “Dạo này thế nào?” để tiếp tục cuộc trò chuyện. Nếu bạn có thời gian để hỏi thăm hoặc trò chuyện với người đó, hãy hỏi xem tình hình của họ thế nào. Có thể người đó sẽ trả lời “Cũng ổn” hoặc chia sẻ thêm nhiều thông tin khác. Nếu muốn tiếp tục cuộc trò chuyện, họ cũng sẽ hỏi bạn điều tương tự. Hãy chú tâm lắng nghe để bạn có thể phản hồi một cách chân thành.[4]
    • Ví dụ, một lời chào đầy đủ có thể là “Chào Sơn! Lâu rồi không gặp. Dạo này cậu thế nào?”
    • Bạn cũng có thể nói “Ổn không?” hoặc “Tình hình thế nào rồi?” vì đây đều là những lời hỏi thăm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tập nói lời chào trang trọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói “Chào” kèm theo tên của người đó để chào hỏi nhanh gọn.
    Nếu bạn không thân thiết với người đó hoặc nếu họ là bậc tiền bối, bạn sẽ dùng danh xưng kèm theo tên (hoặc kèm theo họ nếu đó là người nước ngoài). Với người thân quen đồng trang lứa, bạn chỉ cần gọi tên của họ. Nói bằng giọng lịch sự và thân thiện khi chào hỏi để người đối diện cảm thấy được chào đón.[5]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào ông Johnson” hoặc “Chào chị Nga”.

    Lưu ý: Đối với người nước ngoài, trong lần đầu gặp gỡ bạn có thể gọi họ là “sir” (ông) hoặc “madam” (bà) thay vì gọi tên để nói lời chào trang trọng.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói “Chào buổi sáng/trưa/tối” tùy thuộc vào thời điểm trong ngày.
    Nếu bạn gặp ai đó trước buổi trưa, hãy nói “Chào buổi sáng”. Thời điểm từ trưa đến khoảng 5-6 giờ chiều, bạn sẽ nói “Chào buổi trưa”. Nếu bạn trò chuyện với ai đó sau 6 giờ tối, hãy nói “Chào buổi tối” để chào họ một cách lịch sự.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào cô Mai buổi sáng” hoặc “Chào Lan buổi tối”.
    • Nếu chọn lời chào này, bạn không cần phải nói thêm “Xin chào” vì nghe rất thừa thãi.
    • Khi chào bằng tiếng Anh vào buổi tối, bạn không nên nói “Good night” vì đây là lời chào trước khi tạm biệt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giới thiệu bản thân sau khi nói lời chào nếu người đó chưa biết về bạn.
    Nói lời chào với người đối diện trước khi giới thiệu bản thân. Tiếp theo, giới thiệu bản thân và tên đầy đủ của bạn cho người đó biết. Nói rõ ràng để họ có thể nghe được tên của bạn và không bị bối rối.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào bạn, mình tên Nam” hoặc “Chào cô Lan buổi sáng. Cháu tên là Mai”.
    • Khi gặp cấp trên ở nơi làm việc, bạn cũng có thể đề cập chức vụ của mình khi nói lời chào. Ví dụ, bạn sẽ nói “Chào anh, em là Khoa, nhân viên kinh doanh ở đây ạ”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nói “Rất vui được gặp bạn” trong lần đầu tiên gặp ai đó.
    Sau khi bạn chào và giới thiệu bản thân, hãy lịch sự nói rằng bạn rất vui khi được gặp họ. Mỉm cười và nhìn vào mắt người đối diện để bày tỏ sự chân thành trong khi chào. Nói bằng giọng lịch sự và nghiêm chỉnh là cách giúp bạn thể hiện sự chân thật.[8]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào buổi sáng, ông James. Tôi tên là Khoa. Rất vui được gặp ông”.
    • Nếu bạn muốn tăng thêm sự trang trọng và chuyên nghiệp, hãy nói “Hân hạnh được gặp ông”.
    • Trong trường hợp bạn đã gặp họ trước đó, bạn có thể nói “Rất vui khi được gặp lại bạn”.
    • Nếu người đó không nói tên hoặc ai đó giới thiệu bạn với họ, bạn sẽ nói “Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ tên của bạn. Bạn có thể lặp lại không?”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi “Mọi việc của bạn thế nào?”
    nếu bạn muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Nếu người đó có nhã hứng trò chuyện với bạn, hãy thử hỏi thăm xem mọi việc của họ thế nào. Có thể người đó sẽ trả lời ngắn gọn trước khi chuyển sang chủ đề khác, hoặc họ sẽ tiếp tục nói chuyện phiếm. Bạn cần hồi đáp mọi câu hỏi hoặc bình luận mà người đó đưa ra để cuộc trò chuyện không xuất phát từ một phía.[9]
    • Khi chào bằng tiếng Anh, bạn có thể dùng câu “How do you do?” để hỏi thăm một cách trang trọng.
    • Dùng câu “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” khi chào hỏi người khác trong bối cảnh công việc.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kết hợp thêm ngôn ngữ cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhìn vào mắt người đối diện và mỉm cười khi chào họ.
    Cố gắng nhìn vào mắt người đó ngay khi bạn gặp họ hoặc khi người khác giới thiệu bạn với họ để bạn có thể dễ dàng kết nối với họ. Mỉm cười sau vài giây nhìn vào mắt họ để thể hiện sự thành thật. Trong suốt cuộc trò chuyện, bạn vẫn sẽ tiếp tục nhìn vào mắt họ để tập trung và tránh bị xao lãng.[10]
    • Trong một số nền văn hóa, việc nhìn vào mắt người đối diện được cho là không phải phép. Bạn cần tìm hiểu phong tục địa phương để biết điều gì là lịch sự. Việc nhìn vào mắt nhau là bình thường và được ưa thích trong văn hóa của các nước nói tiếng Anh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bắt tay khi bạn chào ai đó.
    Đưa tay phải ra khi bạn chào hoặc gặp ai đó để họ có thể bắt tay bạn. Nắm tay họ nhưng không quá chặt đến mức khiến họ bị đau hoặc cảm thấy không thoải mái. Giữ tay họ và đưa lên xuống khoảng 2-3 giây trước khi thả tay.[11]
    • Tuy nhiên, bắt tay không phải là hành động được chấp nhận trong một số nền văn hóa, nên bạn cần tìm hiểu thông tin trước khi bắt tay ai đó.

    Lời khuyên: Tránh bắt tay bằng tay trái vì nhiều người thuận tay phải và họ bị bối rối khi phải dùng tay trái.[12]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vẫy tay khi chào ai đó từ xa.
    Đưa bàn tay lên gần đầu và di chuyển nhẹ nhàng sang hai bên để chào người đó. Bạn cũng có thể thử nhanh chóng nắm tay lại và mở ra để chào như một cách vẫy tay. Nếu bạn cần thu hút sự chú ý của người khác từ xa hoặc thể hiện sự hào hứng khi gặp ai đó, hãy thử đưa tay lên phía trên đầu và đung đưa cả cánh tay.[13]
    • Vẫy tay cũng là một cách chào hỏi người khác khi bạn không có thời gian để trò chuyện với họ hoặc nếu bạn chỉ đi ngang qua họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử chào thân thiện bằng cách dùng nắm tay của bạn chạm vào nắm tay của người kia.
    Bạn sẽ nắm tay lại và đưa tay về phía người đó. Nhẹ nhàng chạm nắm tay của bạn vào phía trước nắm tay của người đó, rồi hạ tay xuống. Cẩn thận để không đấm mạnh vào tay họ, kẻo bạn sẽ khiến họ bị đau.[14]
    • Hành động này an toàn hơn bắt tay vì vi khuẩn thường lây lan qua lòng bàn tay.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ôm nếu bạn thân thiết với người đó.
    Mở rộng hai cánh tay khi bạn đến gần người đó để xem họ có làm điều tương tự không. Nếu họ cũng sẵn sàng để ôm, bạn chỉ việc choàng tay quanh người họ và ôm chặt. Sau vài giây, hãy thả tay và lùi một hoặc hai bước để bạn có thể trò chuyện với họ.[15]
    • Tránh ôm quá lâu, kẻo bạn sẽ khiến người đó cảm thấy không thoải mái.
    • Đừng cố ôm ai đó khi họ không thoải mái.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc dù bạn nên chào hỏi trang trọng trong lần đầu tiên gặp ai đó, nhưng bạn có thể chuyển sang chào hỏi thân thiện khi đã cảm thấy thoải mái hơn với họ.

Cảnh báo

  • Việc chào hỏi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và nền văn hóa. Những gì được chấp nhận ở nơi này có thể sẽ không phù hợp ở nơi khác. Hãy luôn kiểm tra phong tục địa phương để biết điều gì là lịch sự tại nơi đó.
  • Đừng cố ôm hoặc chào hỏi ai đó khi họ cảm thấy không thoải mái.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 23.446 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 23.446 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo