Cách để Công nhận cảm xúc của người khác

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Công nhận cảm xúc bao gồm nhận biết cảm xúc của ai đó và công nhận tầm quan trọng của chúng. Trong một mối quan hệ lành mạnh, điều quan trọng là bạn phải biết công nhận cảm xúc của đối phương khi họ đau buồn. Hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe và đáp lại bằng những câu đơn giản. Từ đó, cố gắng đồng cảm với họ hết sức có thể. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải đồng tình với cảm xúc hay lựa chọn của đối phương mới nhận thức được cảm xúc thật sự của họ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Lắng nghe và phản hồi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Son Talks to Dad.png
    1
    Đáp lại bằng lời nói để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Sự công nhận bắt đầu từ khả năng lắng nghe căn bản. Điều quan trọng là bạn biết đáp lại bằng câu ngắn để thể hiện mình đang lắng nghe. Hãy “Đúng”, “Ừ” và “Tôi hiểu” khi đối phương đang nói để họ cảm thấy bản thân được lắng nghe.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Teens Flirt in Cafeteria.png
    2
    Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Hãy nhìn họ và xoay đầu hoặc cả cơ thể về phía đối phương khi họ nói. Bạn cũng có thể dừng việc đang làm lại. Hãy thể hiện rằng bạn đang chú ý và ở bên họ.
    • Nếu đang bạn làm gì đó khi người ấy nói (như gấp quần áo hay nấu ăn), bạn có thể thỉnh thoảng nhìn vào đối phương và sử dụng một số dấu hiệu khác thể hiện sự chú ý. Giao tiếp mắt cũng là một cách hay.
    • Nếu ngôn ngữ cơ thể bị giới hạn bởi khuyết tật nào đó, vẫn có cách để bạn thể hiện sự lắng nghe. Hãy thử điều chỉnh theo nhu cầu (như nhúc nhích một ngón tay trong khi nhìn vào cằm họ) hoặc giải thích rằng dù ngôn ngữ cơ thể khác biệt, bạn vẫn đang lắng nghe họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Father Comforts Crying Teen.png
    3
    Ở bên họ. Một hình thức cơ bản nhất của sự công nhận đó là ở bên họ, cho dù cảm xúc của họ khác biệt hay không dễ chịu. Hãy bỏ qua sự bất tiện của bản thân và hoàn toàn tập trung vào việc ở cạnh đối phương. Sau đây là một số cách thể hiện sự lắng nghe:
    • Nắm tay họ
    • Nhìn trực tiếp vào họ
    • Ngồi bên hoặc xoa lưng họ
    • Nói rằng "Có tôi đây"
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Excited Child Talks to Adult.png
    4
    Phản ứng với tâm trạng chung và mức năng lượng của họ. Nếu ai đó đang hào hứng, thì bạn cũng hãy vui vẻ và hào hứng với họ. Nếu họ buồn, hãy đồng cảm. Nếu họ lo lắng, hãy an ủi và thấu hiểu. Bạn có thể phản chiếu lại mức năng lượng và đáp lại tâm trạng của họ, để đối phương cảm thấy được thấu hiểu.
    • Ví dụ, nếu người bạn thân đang hào hứng về buổi hẹn đầu tiên với ai đó, thì cậu ấy sẽ rất cảm kích nếu bạn cũng hứng khởi và thể hiện niềm vui. Mặt khác, nếu cậu ta đang băn khoăn, thì sự hào hứng của bạn sẽ khiến bạn mình bị ngộp. Điều quan trọng là phải biết đọc cảm xúc một người xem mức năng lượng và nhiệt huyết của họ ở mức nào.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Man in Blue Asks Question.png
    5
    Đặt câu hỏi để làm sáng tỏ. Khi đối phương đã bày tỏ xong phần họ, thì bạn có thể đặt câu hỏi để thêm sáng tỏ. Điều này giúp đối phương được phân tích cảm xúc và suy nghĩ của mình theo cách họ cảm thấy bản thân được lắng nghe.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể nói kiểu: "Vậy thì, điều đó khiế cậu thấy thế nào?" hoặc "Cậu nghĩ gì về chuyện đó?"
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Relaxed Person in Pink Talking.png
    6
    Lặp lại lời họ nói. Sau khi đối phương bày tỏ xong cảm xúc và suy nghĩ, bạn có thể lặp lại lời của họ. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng điều này giúp công nhận suy nghĩ của họ bằng cách cách cho thấy bạn có lắng nghe và thấu hiểu. Bạn có thể thử những cách nói sau:[3]
    • "Vậy là cậu buồn vì bị giáo sư cảnh cáo đúng không?"
    • "Wow, trông cậu đang rất hào hứng đấy!"
    • "Chắc mọi thứ khó khăn với cậu lắm."
    • "Tớ hiểu thế này có đúng không nhé. Cậu cảm thấy tổn thương vì em tớ nhái giọng cậu mà tớ không nhắc nhở nó đúng không?"
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Man Consoles Teen Boy.png
    7
    Nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn. Bạn có thể có nhiều thứ để bàn về cảm xúc và suy nghĩ của ai đó. Cho dù cái nhìn của bạn có ích cho họ, thì khi ai đó đang bày tỏ, bạn cũng nên cố gắng lắng nghe trước.Tránh xen ngang hay ngắt lời cho đến khi đối phương nói xong.[4]
    • Tránh đưa ra lời khuyên vào thời điểm này, bởi vì nó sẽ khiến đối phương thấy lời khuyên của bạn hời hợt hoặc bạn chưa hiểu cảm xúc của họ. Thay vào đó, hãy tập trung lắng nghe và ở bên họ. Đối phương có thể sẽ tự ngộ ra vấn đề của mình chỉ nhờ có bạn ngồi đó và lắng nghe họ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thấu cảm với đối phương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Parent Asks Friend Question.png
    1
    Giúp họ lý giải cảm xúc. Sau khi đối phương bày tỏ tâm tình, hãy xem liệu bạn có thể giúp họ lý giải một chút về cảm xúc của họ và lý do đằng sau những cảm xúc đó. Ví dụ, bạn có thể nói: "Tôi có thể tưởng tượng rằng bạn đang cảm thấy khá tổn thương?". Điều này cho thấy cảm xúc của họ quan trọng và bạn đang cố gắng hiểu họ.[5]
    • Nếu bạn đoán đúng, họ có thể đáp lại "đúng vậy, và…" và phân tích kỹ hơn về cảm xúc của họ. Nếu bạn đoán sai, họ có thể trả lời "không phải, thật ra…" và giải thích kỹ hơn về cảm xúc của họ. Dù là trường hợp nào, bạn cũng đã cho họ cơ hội phân tích và xử lý tình hình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Concerned Young Woman Talks to Man.png
    2
    Gợi nhắc một trải nghiệm tương tự bạn từng có. Nếu có thể, hãy cho người đó thấy bạn thấy hiểu bằng cách liên hệ một trải nghiệm tương tự. Sau đó quay lại đề cập cảm xúc của bạn và cho đối phương thấy bạn hiểu cảm giác của họ. Điều này khiến người ấy cảm thấy được công nhận.[6]
    • Ví dụ, nếu một người bạn không được mời đi nghỉ mát cùng chị mình, bạn có thể nói "Ừ, cô đơn là cảm giác không mấy dễ chịu. Anh chị em họ tớ tổ chức đi cắm trại hằng năm và tớ không bao giờ được mời. Tớ thấy buồn và thất vọng vì bị cho ra rìa. Tớ hoàn toàn hiểu vì sau cậu buồn thế khi không được mời đi tiệc của bà chị. Bị bỏ rơi không vui xíu nào".
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Worried Adult with Upset Child.png
    3
    Bình thường hóa phản ứng của họ. Nếu chưa trải qua tình cảnh tương tự, bạn vẫn có thể công nhận cảm xúc của đối phương. Bạn có thể chia sẻ kiểu: "Tôi nghĩ đa số mọi người trong hoàn cảnh đó cũng sẽ cảm thấy như bạn". Điều này sẽ cho họ thấy phản ứng của họ là hợp lý và họ có quyền trải qua những cảm xúc hiện tại. Hãy thử một số cách nói sau:[7]
    • "Bạn buồn bực vì muỗi tiêm ngừa cúm cũng phải thôi. Không ai thấy nó dễ chịu cả."
    • "Đương nhiên cậu có quyền lo lắng về việc đề nghị thăng chức. Mấy việc này ai cũng sợ cả mà."
    • "Chà, chẳng trách cậu không muốn đi chơi hôm nay."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Big Sister Helps Stressed Little Sister.png
    4
    Nhận thức về quá khứ của đối phương. Bạn cũng có thể giúp người đó bằng cách nhận thức được cách mà quá khứ của người ấy ảnh hưởng đến cảm xúc của họ. Điều này đặc biệt có ích khi đối phương đang lo lắng về việc liệu họ có phi lý và thiếu sáng suốt không. Cho dù người ấy có đang hành xử hơi quá thì bạn vẫn nên giúp họ hiểu rằng họ được phép có những cảm xúc như vậy. Bạn có thể nói: [8]
    • "Qua cách My đối xử với cậu, tớ hoàn toàn hiểu vì sao cậu muốn tạm thời nghỉ yêu đương. Cậu cần phải hồi phục nhiều mà."
    • "Sau lần chơi tàu lượn siêu tốc trước, tớ hiểu vì sao cậu lại ngần ngại. Cậu muốn đi chơi đu quay nhẹ nhàng thôi không?"
    • "Nhớ lại chuyện cậu bị chó cắn năm ngoái, tớ hiểu vì sao con chó hàng xóm lại khiến cậu lo lắng."
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tránh những phản ứng không mang tính công nhận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dad Talks At Daughter.png
    1
    Đừng sửa suy nghĩ của người khác. Đừng bao giờ cố điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của người khác, nhất là khi họ đang đau buồn. Nếu ai đó đang thiếu lý trí, ta có xu hướng cố gắng lôi kéo họ ra khỏi tình trạng đó. Tuy nhiên, điều đó có thể xem là bạn đang phủ định cảm xúc người khác.[9]
    • Ví dụ, đừng nói "Điều đó không đáng để giận đâu". Cũng ổn thôi nếu bạn không đồng tình với phản ứng của ai đó, công nhận cảm xúc không có nghĩa là đồng tình với nó. Đó chỉ đơn giản là nhận thức cảm xúc của người khác. Thay vì phủ nhận, bạn có thể nói: "Tớ hiểu vì sao cậu giận dữ như vậy" hoặc "Trông cậu khá bực bội nhỉ".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Jewish Guy Says No 2.png
    2
    Đừng đưa lời khuyên không ai cần. Đa phần, khi người ta kể cho bạn nghe về vấn đề của họ, họ chỉ muốn được lắng nghe thôi. Trước khi mở miệng nói "cứ kệ đi" hay "tích cực lên", bạn nên dừng lại một chút. Hãy lắng nghe thật kỹ những gì người ấy nói, tập trung thấu cảm trước. Họ cần được xử lý mớ cảm xúc của mình đầu tiên.
    • Nếu muốn giúp đỡ, bạn nên biết lắng nghe trước. Sau đó, hỏi xem họ có cần giúp đỡ gì không.
    • Nếu chưa chắc, bạn nên hỏi thử "Bạn đến gặp tôi để xin lời khuyên hay chỉ cần người tâm sự thôi?"
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Awkward Conversation in Bathroom.png
    3
    Đảm bảo sử dụng phương thức công nhận đúng đắn. Nên nhớ, bạn không thể lúc nào cũng công nhận cảm xúc của người khác được. Nên hãy chọn cách phù hợp nhất tùy hoàn cảnh. Ví dụ, nếu không thể thấu cảm được với họ, thì đừng cố đưa ra phép so sánh. Thay vào đó, hãy dùng một số cách chung chung hơn.[10]
    • Ví dụ, một người bạn đang căng thẳng vì vụ ly dị. Đừng cố đồng cảm với họ nếu bạn chưa từng ly hôn bằng cách nói về cuộc chia tay của bạn. Thay vào đó, hãy dùng cách nói chung chung. Ví dụ, "Cảm giác của cậu là hoàn toàn hiểu được. Ly hôn là chuyện khó khăn đối với đa số con người".
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Sad Girl Constantly Told No.png
    4
    Tránh đổ lỗi. Không bao giờ đổ lỗi cho ai đó về cảm xúc của họ, nhất là khi họ đang buồn khổ. Đổ lỗi chỉ cho thấy bạn đang phủ nhận cảm xúc đối phương. Hãy tránh những cách đáp lại sau:[11]
    • "Than vãn cũng không khiến mọi chuyện tốt hơn đâu. Mạnh mẽ lên và đối mặt đi".
    • "Em đang phải ứng thái quá đấy".
    • "Vậy là em quyết định giận dỗi bạn thân mình. Làm vậy có tác dụng gì không?"
    • "Ờ, có lẽ anh ta sẽ không đối xử với cậu như vậy nếu cậu không mặc cái váy ngắn đó."
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Crying Child Told to Stop.png
    5
    Đừng cố "phủi sạch" cảm xúc của đối phương. Phủi sạch có nghĩa là gạt bỏ mọi cảm xúc không dễ chịu và vờ như chúng không tồn tại.[12] Sau đây là các ví dụ:[13]
    • "Ôi, chuyện có gì đâu mà".
    • "Có gì to tát đâu".
    • "Tích cực lên".
    • "Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó. Đừng lo".
    • "Mạnh mẽ lên".
    • "Nhìn vào mặt tốt của vấn đề đi".
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Guy Speaks Nicely to Autistic Girl.png
    6
    Đừng cố sửa chữa cảm xúc của họ. Đôi khi con người cố gắng khuyên giải người mình yêu thương vì không muốn họ cứ buồn khổ mãi. Cho dù đó là ý tốt, nhưng về lâu dài lại không giúp họ thấy ổn hơn mà chỉ khiến họ thấy bản thân có lỗi vì đã không vui lên được dù bạn đã cố gắng an ủi.[14]
    • Nếu muốn giúp đỡ, bạn nên thử lắng nghe toàn bộ câu chuyện và công nhận cảm xúc của họ. Sau đó hỏi họ cần phương cách giúp đỡ nào hoặc cùng nhau suy nghĩ hướng giải quyết.
    • Nếu họ mở lòng cho bạn giúp đỡ giải pháp, thì hãy đảm bảo không sai bảo họ. Ví dụ, thay vì nói "Cậu nên quên anh ta đi", thì hãy thử "Nếu là tớ, tớ sẽ cố quên đi người không muốn đồng hành với mình mà tập trung vào những điều quan trọng khác trong đời". Điều này cho phép họ được lựa chọn có muốn làm theo cách của bạn hay không.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy nhớ rằng giúp đỡ người khác xử lý cảm xúc của họ là chuyện cực kỳ có ích. Cho dù bạn không thể giải quyết vấn đề của họ, bạn cũng đã giúp họ rất nhiều bằng cách lắng nghe và công nhận cảm xúc của họ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 2.843 lần.
Trang này đã được đọc 2.843 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo