Cách để Biết Mình Có Thai

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu có thai, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu thai nghén đầu tiên ngay sau khi mang thai. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng có các dấu hiệu này, và ngay cả khi có thì cũng chưa chắc là bạn đã mang thai. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, cách tốt nhất là dùng các phương pháp thử thai hoặc đến bác sĩ để được kiểm tra.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết các triệu chứng ban đầu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghĩ đến lần cuối cùng bạn quan hệ tình dục.
    Bạn chỉ có khả năng mang thai khi giao hợp qua âm đạo. Quan hệ tình dục bằng miệng thì không tính. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ xem bạn có áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn không. Nếu không uống thuốc tránh thai và không dùng bất cứ hình thức tránh thai nào khác (chẳng hạn như màng ngăn âm đạo hoặc bao cao su), bạn sẽ có khả năng mang thai cao hơn nhiều so với khi dùng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.[1]
    • Khoảng 6-10 ngày sau khi giao hợp, trứng được thụ thai mới bắt đầu quá trình làm tổ, và khi đó bạn mới thực sự mang thai. Thời điểm này cũng là lúc cơ thể bắt đầu sản sinh hoóc môn. Kết quả thử thai sẽ chính xác nhất nếu bạn thử thai sau khi trễ kinh.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý hiện tượng trễ kinh.
    Ngừng chu kỳ kinh nguyệt thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai nghén. Nếu bạn đã trễ kinh được một tuần trở lên thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai.[3]
    • Nếu thường theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ dễ dàng xác định kỳ kinh cuối cùng. Nếu không, bạn hãy cố nhớ xem lần cuối bạn có kinh là khi nào. Nếu kỳ kinh cuối cùng đã cách đây hơn một tháng thì có thể là bạn đã có thai.
    • Tuy nhiên, dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đúng, nhất là khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận biết các thay đổi ở ngực.
    Mặc dù bầu vú sẽ dần dần tăng kích thước trong suốt thai kỳ,[4] nhưng bạn cũng có thể nhận biết sự thay đổi ngay từ sớm. Các hoóc môn sẽ thay đổi trong cơ thể khi mang thai, khiến vú có thể sưng và đau. Khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi hoóc môn, tình trạng sưng đau sẽ giảm.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để ý xem bạn có mệt mỏi quá không.
    Thai nghén thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi. Bạn đang mang một mầm sống mới trong mình, và đây là một nhiệm vụ nặng nhọc. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi trong thời kỳ đầu thường là do sự gia tăng hoóc môn progesterone khiến bạn hay buồn ngủ.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý các vấn đề ở dạ dày.
    "Ốm nghén" là một vấn đề phổ biến ở các phụ nữ đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Cách gọi này chỉ tình trạng buồn nôn vào buổi sáng, nhưng nó cũng có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Triệu chứng này thường bắt đầu sau 2 tuần kể từ khi thụ thai và sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ.[7]
    • Trung bình, khoảng 70-80% phụ nữ mang thai trải qua giai đoạn ốm nghén.[8]
    • Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu với một số mùi hoặc thức ăn, đồng thời bắt đầu thèm một số thức ăn khác.[9]
    • Bạn có thể gặp phải các vấn đề khác về tiêu hoá, chẳng hạn như táo bón.[10]
    • Nhiều phụ nữ cho biết khứu giác của họ thính hơn và nhạy hơn với các mùi độc hại như mùi ôi thiu, mùi khói và mùi cơ thể. Sự nhạy cảm này có thể dẫn đến buồn nôn hoặc không.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lưu ý khi bạn đi tiểu nhiều hơn.
    Đi tiểu thường xuyên hơn là một trong các triệu chứng đầu tiên khi bạn có thai. Triệu chứng này cũng như nhiều triệu chứng khác mà bạn sẽ trải qua khi có thai có nguyên nhân từ sự thay đổi hoóc môn.[11]
    • Vào giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi sẽ tạo áp lực lên bàng quang và khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kỳ, đi tiểu thường xuyên thường là do sự thay đổi hoóc môn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Lưu ý hiện tượng xuất huyết khi phôi thai làm tổ.
    Một số phụ nữ có hiện tượng xuất huyết chút ít vào khoảng thời gian bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể nhận thấy một chút máu hoăc dịch tiết màu nâu dưới đáy quần lót. Hiện tượng này có thễ tiếp tục xảy ra trong vài tuần nhưng sẽ ít hơn kinh nguyệt bình thường.[12]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Nhận biết tâm trạng thất thường.
    Sự thay đổi hoóc môn khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn vừa mới vui cười phút trước, phút sau bỗng dưng buồn bã khóc lóc. Không phải ai cũng thay đổi tâm trạng thất thường, nhưng tình trạng này có thể xảy ra. Nếu bạn thấy mình bật khóc chỉ vì đánh rơi chiếc mũ hoặc cáu gắt với người thân thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã có thai.[13]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Để ý hiện tượng chóng mặt.
    Bạn có thể bị chóng mặt vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai, kể cả trong thời kỳ đầu. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguyên nhân thường là do cơ thể đang hình thành các mạch máu mới (khiến huyết áp thay đổi). Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là do hạ đường huyết.[14]
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thử thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua que thử...
    Mua que thử thai tại nhà. Que thử thai tại nhà cho kết quả rất chính xác nếu bạn thử sau khi bị trễ kinh. Bạn có thể mua que thử thai tại hiệu thuốc và các cửa hàng lớn. Que thử thai có bán ở quầy sản phẩm kế hoạch hoá gia đình và vệ sinh phụ nữ.[15] Một số que thử có thể cho kết quả chính xác trước cả khi bạn trễ kinh, nhưng điều này sẽ được ghi rõ trên bao bì.[16]
    • Thử thai vào lúc vừa thức dậy, vì đây là thời điểm thử chính xác nhất. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, nhưng thường thì bạn sẽ nhúng đầu que thử vào nước tiểu, sau đó đặt que lên mặt phẳng.
    • Chờ khoảng 5 phút. Trên hộp đựng sản phẩm sẽ có hướng dẫn cách đọc kết quả. Một số que thử sẽ hiện lên 2 vạch biểu thị có thai, một số que khác hiện lên một vạch màu xanh.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quyết định có nên thử lại nếu kết quả nhận được là âm tính không.
    Trong hầu hết trường hợp, nếu kết quả âm tính thì nghĩa là bạn không có thai. Tuy nhiên, nếu bạn thử thai quá sớm (trước khi trễ kinh) thì kết quả vẫn có thể là âm tính dù bạn có thai. Nếu muốn biết chắc, có thể bạn cần thử lại.[18]
    • Thử thai lại sau ngày mà lẽ ra bạn đã bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến bác sĩ để xác nhận kết quả dương tính.
    Mặc dù các que thử thai tại nhà hiện đại có độ chính xác cao, có lẽ bạn vẫn muốn biết chắc chắn rằng mình có thai. Hơn nữa, nếu có thai, bạn sẽ cần quyết định liệu có giữ thai hoặc muốn bắt đầu chương trình chăm sóc trước khi sinh. Bạn có thể xét nghiệm bảo mật tại trung tâm kế hoạch hóa gia đình hoặc tại phòng khám của bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ sản phụ khoa.[19]
    • Ngay cả khi kết quả thử nước tiểu là dương tính, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu để xác nhận bạn đang mang thai. Sau đó bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thực hiện các bước tiếp theo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định xem bạn có điều kiện để nuôi dưỡng đứa bé không.
    Nếu bất ngờ mang thai ngoài ý muốn, bạn cần phải quyết định có nên giữ thai hay không. Cân nhắc xem bạn có đủ điều kiện về thể chất và tài chính để nuôi con không. Nếu không, liệu bạn có kế hoạch thay đổi như thế nào để chăm sóc cho đứa bé? Nuôi con là một trách nhiệm lớn về tinh thần, thể chất và tài chính. Đành rằng không cha mẹ nào là hoàn hảo, nhưng ít nhất thì bạn cũng phải muốn nhận trách nhiệm nuôi dưỡng một con người.[20]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bạn trai.
    Nghĩ xem bạn có muốn nuôi con cùng với bố của đứa bé không. Mối quan hệ của bạn phải đủ chín chắn để cả hai cùng gánh vác trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ đứa trẻ.[21] Nếu bạn đang cân nhắc cùng nuôi con với bố của đứa bé, hãy bàn bạc với người đó về việc bạn đang mang thai để xem hai bạn sẽ tiến tới như thế nào.
    • Nếu bạn trai của bạn không ở bên cạnh, hãy nói chuyện với người nào đó quan tâm đến bạn, chẳng hạn như bố mẹ hay chị em để có người góp ý kiến.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bắt đầu chương trình chăm sóc trước khi sinh.
    Nếu quyết định giữ đứa bé, bạn hãy tham gia chương trình chăm sóc trước khi sinh.[22] Chương trình này cơ bản là chăm sóc sức khoẻ thai nhi qua các buổi khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ của bạn, bao gồm khám sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh tiểu đường và tình trạng sức khoẻ của thai nhi trong lần khám đầu tiên. Bác sĩ sẽ giúp bạn lên lịch trình cho các lần khám sau.[23]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc xem liệu bạn có muốn chấm dứt thai kỳ không.
    Có thể bạn quyết định không giữ thai, và đó cũng là một phương án. Trong trường hợp này, lựa chọn chính của bạn là phá thai, mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp có thể có tác dụng đến 5 ngày sau khi giao hợp.[24]
    • Tìm cơ sở y tế có thực hiện thủ thuật phá thai. Tuy nhiên, đừng quên rằng nhiều quốc gia và nhiều bang ở Mỹ có luật yêu cầu bác sĩ cung cấp cho bạn các thông tin với ý định ngăn cản bạn phá thai. Đừng để họ lung lạc nếu phá thai là ý muốn của bạn – chỉ có điều bạn nên hiểu rõ về mọi nguy cơ của việc phá thai. Một số bang của Hoa Kỳ yêu cầu phải siêu âm trước khi phá thai. Tùy vào luật của từng bang, có thể bạn phải được phép của cha mẹ nếu bạn dưới 18 tuổi.[25]
    • Hai phương pháp phá thai chính trong ba tháng đầu thai kỳ là phẫu thuật và dùng thuốc. Đừng sợ khi nghe đến từ “phẫu thuật”, vì thực ra không có mổ xẻ gì ở đây. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng kẹp sản khoa để mở cổ tử cung và tiến hành hút thai.[26]
    • Phá thai bằng thuốc tức là bạn sẽ uống thuốc để chấm dứt thai kỳ.[27]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm hiểu việc cho con nuôi.
    Nếu bạn muốn giữ đứa bé nhưng cảm thấy không thể tự nuôi con thì có thể chọn phương án cho đứa bé làm con nuôi. Đây sẽ là một quyết định khó khăn và ràng buộc khi giấy tờ đã được ký. Nếu chọn cách này, bạn hãy tìm hiểu qua sách báo, internet, nói chuyện với bạn bè thân, trao đổi với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý về việc cho nhận con nuôi.[28]
    • Nói chuyện với bố của đứa bé. Nhiều bang ở Hoa Kỳ yêu cầu phải có sự đồng ý của bố đứa trẻ thì việc cho nhận con nuôi mới hợp lệ. Nếu dưới 18 tuổi, bạn cần phải nói chuyện với cha mẹ trước khi quyết định.
    • Quyết định hình thức cho nhận con nuôi. Bạn có thể nhờ một tổ chức trung gian hoặc thuê luật sư để sắp xếp việc cho con nuôi mà không cần tổ chức trung gian.
    • Chọn cha mẹ nuôi cẩn thận. Có thể bạn muốn chọn một gia đình nuôi dạy con bạn theo truyền thống, hoặc một gia đình chấp nhận để bạn liên lạc với đứa trẻ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cha mẹ nuôi tương lai của đứa bé có thể chịu chi phí chăm sóc trước khi sinh và các chi phí y tế khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 18.237 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 18.237 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?