Cách để Điều trị rận tai cho mèo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Rận tai (tên khoa học: Otodectes cynotis) là ký sinh trùng cực nhỏ có thể gây nhiễm trùng tai ở mèo. Chúng thích sống trong môi trường tối và ấm như ống tai để ăn các mảnh da vụn.[1] Rận tai có thể gây kích ứng và ngứa khiến mèo cào tai liên tục. Khi liên tục cào tai, mèo rất dễ gặp các vấn đề về da như viêm hay sưng vành tai và cần được đi khám thú y ngay. Bạn nên xác định và điều trị rận tai nhanh cho mèo để tránh những vấn đề về sau cũng như giúp mèo luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xác định mèo bị rận tai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý nếu ráy tai quá nhiều.
    Rận tai thường gây kích thích niêm mạc ống tai và gây tăng tiết ráy tai. Chất ráy này thường có màu nâu/đen và đôi khi trông giống ráy tai mèo bình thường.[2]
    • Tai mèo nếu khỏe mạnh thường tiết rất ít ráy tai. Nếu phát hiện tai mèo có thứ giống bã cà phê hoặc đốm đen bẩn, mèo rất có thể đang mắc một vấn đề nào đó.[3]
    • Mèo tiết ra ráy tai như một cơ chế chống lại tác động nhiễm trùng.
    • Bạn cũng có thể nhận thấy mùi hôi phát ra từ tai mèo.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý khi mèo cào và lắc đầu.
    Rận tai có thể gây kích ứng khiến mèo cào tai liên tục bằng chân sau và/hoặc lắc đầu thường xuyên.[4]
    • Móng vuốt mèo có thể làm rách da, gây đau, chảy máu, thậm chí nhiễm khuẩn.[5]
    • Mèo bị rận tai trong thời gian dài có nguy cơ bị viêm polyp (tổn thương có hình dạng khối u) trong ống tai, vành tai sẽ sưng lên và chảy máu do mèo cào và gãi liên tục.[6]
    • Ngoài ra, tai ngoài của mèo có thể bị viêm và chảy mủ hoặc màng nhĩ có thể bị rách và dẫn đến tình trạng mất thăng bằng hoặc các vấn đề khác cần được chăm sóc y tế.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát tư thế của mèo.
    Mèo bị rận tai thường nghiêng đầu sang một bên. Đây là dấu hiệu chung cho thấy mèo có vấn đề ở tai chứ không chỉ là rận tai.[8]
    • Bất kể nguyên nhân là gì, bạn cũng nên đưa mèo đi khám thú y nếu mèo liên tục nghiêng đầu sang một bên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra những động vật khác.
    Nếu nuôi nhiều thú nuôi và nghi ngờ một con bị rận tai, bạn nên kiểm tra tất cả tai của thú cưng. Rận tai rất dễ lây từ con vật nào sang con vật khác khi chúng ngủ cùng nhau hoặc liếm lông cho nhau.
    • Nếu bạn chỉ điều trị cho mỗi con mèo bị rận tai, những con khác cũng có khả năng mang loài ký sinh trùng này nhưng không biểu hiện dấu hiệu, do đó rận có thể lây lan và gây tái nhiễm.
    • Nếu một vật nuôi bị rận tai, bạn nên điều trị cho tất cả vật nuôi trong nhà để ngăn nguy cơ lây nhiễm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa mèo đi khám thú y.
    Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu kể trên, bạn cần đưa mèo đi khám thú y. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh cho mèo bằng nhiều cách.
    • Bác sĩ thú y có thể kiểm tra ống tai mèo bằng đèn Auroscope - một thiết bị tương tự như đèn pin khuếch đại để nhìn sâu trong ống tai. Bác sĩ thú y có thể quan sát trực tiếp những con rận nhỏ màu trắng chạy qua chạy lại do tác động của ánh sáng đèn Auroscope.[9]
    • Một số bác sĩ có thể thu thập mẫu ráy tai bằng bông và đặt ráy lên lam kính hiển vi để quan sát. Rận tai có thể được nhìn thấy rõ ràng dưới kính hiển vi. [10]
    • Bác sĩ cũng có thể kiểm tra để đảm bảo màng nhĩ mèo không bị tổn thương trước khi điều trị, vì màng nhĩ đóng vai trò như một rào cản giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào tai giữa và gây mất thăng bằng ở mèo.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị rận tai bằng thuốc nhỏ tai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận thuốc điều trị.
    Sau khi chẩn đoán và xác định màng nhĩ không bị tổn thương, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc nhỏ tai an toàn và giúp tiêu diệt rận tai hiệu quả cho mèo.
    • Nhiều cửa hàng thú nuôi bán thuốc điều trị rận không kê đơn nhưng kém hiệu quả và có thể gây hại cho mèo. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng thuốc được bác sĩ thú y khuyến nghị.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đọc kỹ nhãn chai thuốc.
    Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn về tần suất nhỏ thuốc trên nhãn. Tần suất và liều lượng của thuốc nhỏ tai phụ thuộc vào từng loại thuốc, nhưng thông thường bạn có thể nhỏ vào tai mèo 1 lần mỗi ngày trong 7-10 ngày.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị nhỏ tai cho mèo.
    Trước khi nhỏ thuốc cho mèo , bạn nên đặt tất cả vật dụng cần thiết trên bàn hoặc một mặt phẳng.
    • Bạn cần một chiếc khăn lớn trải trên mặt bàn để mèo khỏi bị trượt, thuốc nhỏ tai và vài miếng bông.
    • Nếu có thể, bạn có thể nhờ người giữ mèo hộ bạn để rảnh 2 tay nhỏ thuốc cho mèo.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vệ sinh tai mèo.
    Trước khi nhỏ thuốc, bạn cần lau chùi tai mèo sạch sẽ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về quy trình vệ sinh tai cho mèo trước khi nhỏ. [12]
    • Bạn nên mua sản phẩm vệ sinh tai có ghi nhãn an toàn đối với mèo và thực hiện theo hướng dẫn.
    • Bạn cần cẩn thận nếu có quá nhiều ráy tai trong tai mèo, vì ráy tai có thể hoạt động giống như chiếc kén bao bọc rận tai khiến thuốc nhỏ tai không xâm nhập được.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhỏ thuốc.
    Đặt mèo đối diện với bạn và nhờ người nhẹ nhàng ấn vai mèo xuống để ngăn mèo cử động. Cắt bỏ đầu chai thuốc và nhỏ từng giọt thuốc đúng theo liều lượng cho phép vào ống tai mèo.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lau tai.
    Dùng bông gòn lau hết ráy trồi lên bề mặt tai.
    • Không được đẩy miếng bông vào ống tai. Nếu mèo cử động trong quá trình lau tai, miếng bông rất dễ lọt sâu vào tai và gây tổn thương cho mèo.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhỏ thuốc lặp lại theo hướng dẫn.
    Bạn nên nhỏ thuốc cho mèo mỗi ngày trong khoảng thời gian quy định. Nếu mèo vẫn có dấu hiệu kích ứng ở cuối đợt điều trị, bạn nên đưa mèo đi tái khám.
    • Ngừng điều trị và liên hệ với bác sĩ thú y nếu mèo tiếp tục nghiêng đầu trong quá trình điều trị.
    • Một số con mèo có thể nhạy cảm với thành phần của thuốc nhỏ tai và trở nên mất thăng bằng do tác dụng của thuốc ngay cả khi màng nhĩ không bị tổn thương. Bạn nên đưa mèo đi khám thú y ngay nếu gặp trường hợp này.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn ngừa tái nhiễm rận tai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng Selamectin cho mọi con mèo.
    Selamectin là thuốc kiểm soát kí sinh trùng cực mạnh có sẵn cho cả mèo và chó. Thuốc này giúp chống lại rận, bọ chét, giun chỉ và một số giun sán đường ruột.[16] Bạn nên dùng ngoài cho tất cả mèo trong nhà bằng thuốc chứa Selamectin như Revolution (hoặc Stronghold xuất xứ từ Anh Quốc).
    • Selamectin giúp phòng chống tái nhiễm và bảo vệ những con mèo khác khỏi lây nhiễm ký sinh trùng.
    • Bạn nên thoa Selamectin ở gáy của mèo. Không được thoa Selamectin vào tai mèo.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đưa chó đi khám sĩ thú y.
    Selamectin không được cấp phép để điều trị rận tai ở chó. Nếu chó bị nhiễm rận tai từ mèo, bạn nên đưa chó đi khám thú y để được điều trị phòng ngừa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bảo vệ bàn chân mèo.
    Bạn nên phun thuốc dùng ngoài da Fipronil lên chân sau của mèo để tiêu diệt ve, bọ chét, chấy và ký sinh trùng khác.[18] Thuốc này có thể tiêu diệt trực tiếp những con rận mắc trên lông sau khi mèo cào tai.
    • Thuốc này giúp ngăn tái nhiễm xảy ra khi mèo dùng chân vẫn còn dính rận cào vào tai sạch.[19]
    • Fipronil có trong nhiều thuốc như Frontline, Effipro, Barricade và EasySpot.[20] Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thuốc diệt kí sinh trùng và nơi cung cấp đáng tin cậy.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn không nên quá lo ngại vì rận tai mèo không thể lây sang người. [21]
  • Bạn cũng có thể điều trị rận tai mèo bằng thuốc dùng ngoài chứa Selamectin để ngăn ngừa tái nhiễm. Sau khi thoa lên da, Selamectin sẽ hấp thụ vào máu và được đựa đến ống tai để giết chết những con rận ăn mảnh da vụn. Chỉ cần dùng Selamectin cũng đủ để điều trị nhiễm trùng do rận tai. Mặc dù phương pháp này rất tiện lợi, nhưng thuốc nhỏ tai vẫn được ưa chuộng hơn nhờ khả năng kháng viêm và kháng sinh để chống nhiễm khuẩn thứ phát.[22]

Cảnh báo

  • Nhiễm trùng do rận tai có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tình trạng nhiễm rận tai nghiêm trọng có thể gây tổn thương ống tai và màng nhĩ cho mèo. Rận tai rất dễ lây lan và có thể lây từ mèo sang mèo hoặc từ mèo sang chó và ngược lại, do đó bạn nên điều trị cho tất cả thú nuôi trong nhà cùng một lúc.
  • Thuốc không kê đơn nói chung thường kém hiệu quả và nguy hiểm với mèo. Những thuốc này có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng cho mèo.

Tham khảo

  1. Reaginic hypersensitivity in Otodectes cynotis infestation of cats and mode of mite feeding. Powell et al. Am J Vet Res 41 (877).
  2. Reaginic hypersensitivity in Otodectes cynotis infestation of cats and mode of mite feeding. Powell et al. Am J Vet Res 41 (877).
  3. http://www.aspca.org/pet-care/cat-care/ear-care
  4. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  5. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  6. Elaine Wexler-Mitchell, A Healthy Cat, p. 174, (1999), ISBN 1-58245-057-9
  7. Merck/Merial, The Merck/Merial Manual for Pet Health, p. 501, (2007), ISBN 978-0-911910-99-5
  8. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  9. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  1. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  2. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-ear-care-problems?page=2#2
  3. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-ear-care-problems?page=2#2
  4. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-ear-care-problems?page=2#2
  5. http://www.vetmed.wsu.edu/ClientED/cat_ears.aspx
  6. http://www.vetmed.wsu.edu/ClientED/cat_restraint.aspx
  7. http://www.vetinfo.com/selamectin-for-cats.html
  8. Efficacy of selamectin administered topically in the treatment of feline otoacariasis. Blot et al. Veterinary Parasitology. 112, p241-247
  9. http://www.vetstreet.com/fipronil-for-cats
  10. Small Animal Dermatology. Muller & Kirk. Publisher: Saunders.
  11. http://www.vetstreet.com/fipronil-for-cats
  12. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?A=664
  13. Efficacy of selamectin administered topically in the treatment of feline otoacariasis. Blot et al. Veterinary Parasitology. 112, p241-247

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ray Spragley, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 61.769 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 61.769 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo