Cách để Điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Người ta từng cho rằng thực phẩm cay nóng và căng thẳng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết tình trạng viêm loét là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. H. pylori là vi khuẩn có trong đường tiêu hóa của 30% người dân Bắc Mỹ và thường không gây vấn đề.[1] Tuy nhiên, nếu có triệu chứng viêm loét như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa thì đó có thể là do khuẩn H. pylori gây ra. Loại vi khuẩn này còn có thể gây ung thư dạ dày. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là kết hợp kháng sinh và thuốc ức chế axit.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Xác định có bị nhiễm khuẩn hay không

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát triệu chứng nhiễm khuẩn.
    Nhiễm khuẩn H. pylori có triệu chứng tương tự như viêm loét. Hầu hết người bị nhiễm khuẩn đều không có triệu chứng. [2] Triệu chứng tương tự như viêm loét có thể là do khuẩn H. pylori gây ra. Triệu chứng thường gặp gồm có:[3]
    • Đau bụng, có cảm giác muốn ợ nóng, ợ chua do axit
    • Khó tiêu hay bụng "đau cồn cào"
    • Trào ngược axit
    • Buồn nôn
    • Đi ra phân có màu, hoặc phân màu đen
    • Nôn ra máu
    • Đột ngột bất tỉnh
    • Cứng dạ dày (viêm phúc mạc) ở những trường hợp nghiêm trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám bác sĩ.
    Đau bụng kéo dài, dù nguyên nhân là gì, cũng cần được điều trị. Nhiễm khuẩn sẽ không tự khỏi nên bạn cần đi khám bác sĩ để xác định xem nguyên nhân có phải là do khuẩn H. pylori không. Từ đó, bạn có thể bắt đầu điều trị đúng cách để chữa lành dạ dày.
    • Mặc dù hiếm nhưng nhiễm khuẩn H, pylori vẫn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, không được chủ quan khi bị đau bụng, đi phân ra máu và những dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đã nhiễm khuẩn H. pylori.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xét nghiệm để xác định kết quả chẩn đoán.
    Trao đổi với bác sĩ nếu cho rằng nhiễm khuẩn H. pylori là nguyên nhân. Có nhiều cách để xét nghiệm nhiễm khuẩn và bác sĩ sẽ chọn ra phương pháp phù hợp nhất với triệu chứng và tình trạng của bạn. Dưới đây là những xét nghiệm phổ biến nhất:[4]
    • Xét nghiệm ure trong hơi thở. Vi khuẩn tạo ra hợp chất ure. Xét nghiệm ure trong hơi thở là phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn H. pylori hàng đầu và chính xác nhất.
    • Xét nghiệm tìm kháng thể H. pylori trong phân, tức một mẫu phân sẽ được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu của khuẩn H. pylori. Đây được xem là phương pháp hiệu quả thứ hai.
    • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu cho thấy sự xuất hiện của kháng thể giúp chống lại khuẩn H. pylori. Phương pháp này hiệu quả đến 65-95% và là phương pháp đáng tin cậy nhất.
    • Sinh thiết. Một mẫu mô sẽ được lấy từ dạ dày và dùng để nội soi. Phương pháp sinh thiết thường chỉ được tiến hành nếu cần phải nội soi để điều trị viêm loét, chảy máu hoặc để đảm bảo rằng bạn không bị ung thư.[5]
    • Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định một trong 4 xét nghiệm này nếu triệu chứng giống như triệu chứng nhiễm khuẩn H. pylori.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xét nghiệm cho thành viên trong gia đình.
    Khuẩn H. pylori thường lây lan do vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém. Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm khuẩn, bạn cũng nên cho các thành viên sống trong gia đình đi xét nghiệm.[6]
    • Bước này rất cần thiết không chỉ cho sức khỏe của thành viên trong gia đình mà còn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát.
    • Bước này đặc biệt quan trọng đối với các cặp vợ chồng, người yêu. Khuẩn H. pylori có thể lây truyền qua nước bọt khi hôn nhau.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Tiếp nhận điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống đủ liều kháng sinh như được kê đơn.
    Vì là vi khuẩn nên H. pylori có thể được điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn.[7] Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được cho uống 2 loại kháng sinh cùng lúc. Bác sĩ thường kê một trong những đơn thuốc sau:
    • Amoxicillin, 2 g bốn lần mỗi ngày và Flagyl (thuốc uống), 500 mg bốn lần mỗi ngày, uống cách ngày. Đơn thuốc này hiệu quả đến 90%.
    • Biaxin (thuốc uống), 500 mg hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày và Amoxicillin (thuốc uống), 1 g hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày. Đơn thuốc này hiệu quả 80%.
    • Trẻ em thường được cho uống Amoxicillin, 50 mg/kg với liều chia nhỏ, hai lần mỗi ngày (tối đa 1 g hai lần mỗi ngày) trong vòng 14 ngày. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được kê đơn thuốc Biaxin: 15 mg/kg với liều chia nhỏ hai lần mỗi ngày (tối đa 500 mg hai lần mỗi ngày) trong vòng 14 ngày.
    • Kháng sinh cần được uống đủ liều, ngay cả khi triệu chứng đã giảm bớt. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Dù cho triệu chứng đã hết nhưng vẫn có thể trường hợp khuẩn H. pylori còn trong cơ thể.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc kháng axit.
    Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị dùng thuốc kháng axit khi bạn uống kháng sinh. Thuốc kháng axit ngăn không cho viêm loét trầm trọng hơn và tạo thời gian cho dạ dày lành lại.
    • Dạ dày sản sinh axit một cách tự nhiên để hỗ trợ tiêu hóa nhưng khi bị viêm loét, axit có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
    • Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Bismuth subsalicylate hoặc Pepto Bismol. Thuốc sẽ tạo một lớp phủ để bảo vệ dạ dày khỏi axit và giúp tiêu diệt vi khuẩn. [8] Liều lượng và lần uống phụ thuộc vào loại kháng sinh bạn đang uống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc ức chế bơm proton (PPI).
    Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc PPI để ngăn sản sinh axit bằng cách ức chế quá trình "bơm" trong tế bào dạ dày (nguyên nhân kích thích tiết axit dạ dày).
    • Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được kê đơn thuốc Lansoprazole. Liều lượng và lần uống phụ thuộc vào loại kháng sinh bạn đang uống.
    • Trẻ em có thể được kê đơn Omeprazole, 1 mg/kg chia thành hai lần mỗi ngày (tối đa 20 mg hai lần mỗi ngày) trong vòng 14 ngày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xét nghiệm lại sau 1 tháng.
    Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lần 2 sau 4 tuần để xác định rằng khuẩn H. pylori đã bị tiêu diệt. Nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị và trước khi tiếp nhận xét nghiệm lần 2.
    • Nhiễm khuẩn có thể tái phát và bắt đầu lại chu kỳ nếu toàn bộ thành viên trong gia đình không được chữa khỏi. Kết quả này phải được xác nhận sau 4 tuần điều trị.[9]
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu có triệu chứng nghiêm trọng trong khi điều trị. Không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng. Vì vậy, bạn nên đi khám lại để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị khác.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Sử dụng phép điều trị tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn bông cải xanh.
    Nghiên cứu cho rằng ăn bông cải xanh giúp giảm lượng vi khuẩn H. pylori. Ăn bông cải xanh thường xuyên không giúp tiêu diệt toàn toàn nhưng có thể giảm số lượng khuẩn H. pylori. [10]
    • Ăn bông cải xanh nhiều lần mỗi tuần có thể có ích.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống trà xanh.
    Nghiên cứu cho thấy trà xanh giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn H. pylori nếu uống hàng ngày. Trà xanh chứa hàm lượng cao polyphenol giúp ức chế sự sinh sôi của khuẩn H. pylori.[11]
    • Có thể dùng chiết xuất trà xanh với hiệu quả tương tự nếu không thích vị trà xanh.
    • Rượu vang đỏ với hàm lượng cao polyphenol cũng có lợi ích tương tự như trà xanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung probiotic.
    Probiotic là lợi khuẩn có khả năng ngăn sự sinh sôi khó kiểm soát của hại khuẩn. Nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotic thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa khuẩn H. pylori một cách tự nhiên. [12]
    • Yogurt, Kimchi, trà Kombucha (trà bất tử) và nhiều thực phẩm lên men khác có chứa lợi khuẩn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Phòng ngừa nhiễm khuẩn H. pylori

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay thường xuyên.
    Bước cơ bản để tránh nhiễm khuẩn H. pylori đó là thực hành vệ sinh cá nhân tốt và rửa tay sạch. Bạn nên rửa tay thật sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi xử lý thức ăn. Rửa tay theo hướng dẫn dưới đây: [13]
    • Dùng nước ấm 50 độ C và khoảng 1 thìa cà phê nước xà phòng rửa tay. Xà phòng không nhất thiết phải kháng khuẩn. Rửa tay khoảng 15-30 giây.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Áp dụng chế độ ăn cân bằng.
    Chế độ ăn nên chứa tỉ lệ phù hợp cacbon-hydrat, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước. Cách này giúp duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
    • Tỉ lệ dinh dưỡng cụ thể sẽ phù thuộc vào cân nặng, giới tính, mức độ hoạt động,...Tuy nhiên, lượng calo dung nạp nên nằm ở khoảng 2000 calo mỗi ngày. Nên nạp calo chủ yếu từ hoa quả và rau củ tươi, đậu, hạt và protein ít béo.
    • Bên cạnh chế độ ăn cân bằng, 67% chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên dùng thêm thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng sẽ giúp bù đắp lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt khi chỉ sử dụng thực phẩm.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung vitamin C.
    Vitamin C đặc biệt quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhiều bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày.[15]
    • Nên biết rằng vitamin C có tính axit và có thể gây kích ứng dạ dày. Tốt hơn hết nên bổ sung vitamin C không có tính axit hoặc bổ sung từ thực phẩm.[16] Thực phẩm giàu vitamin C gồm có dưa vàng, bắp cải, hoa quả họ Cam và ớt chuông đỏ.[17]
    • Vì vitamin C có tính axit nên bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C khi đang tiếp nhận điều trị khuẩn H. pylori.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh tiếp xúc qua nước bọt.
    Nghiên cứu cho rằng khuẩn H. pylori có thể lây truyền qua nước bọt. [18] Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc với nước bọt của người mang khuẩn H. Pylori cho đến khi bệnh đã được chữa khỏi.
    • Ví dụ, nếu chồng/vợ của bạn bị nhiễm khuẩn H. pylori, bạn nên tránh hôn hoặc sử dụng chung bàn chải đánh răng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đề phòng khi đi du lịch nước ngoài.
    Cẩn thận với đồ ăn và thức uống khi đi đến những quốc gia có điều kiện vệ sinh kém.[19]
    • Cân nhắc việc uống nước đóng chai khi đến các quốc gia có nguồn nước kém vệ sinh.
    • Tránh ăn thức ăn ở những quán vỉa hè hoặc nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh. Chỉ nên ăn ở những nhà hàng có điều kiện vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Dụng cụ nhà bếp phải được rửa bằng nước nóng (hoặc ấm đủ sức chịu đựng) và xà phòng kháng khuẩn.
    • Sử dụng nước rửa tay có thể giúp ích trong những tình huống này. Rửa tay với nước bẩn sẽ có hại nhiều hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Xét nghiệm ure trong hơi thở là xét nghiệm tốt nhất sau khi điều trị khuẩn H. pylori. Mặt khác, xét nghiệm máu không được khuyến khích tiến hành sau điều trị. Kháng thể vẫn có thể tồn tại sau khi vi khuẩn bị tiêu diệt.
  • Cung cấp thông tin cho bác sĩ nếu đang uống thuốc chữa bệnh hoặc có vấn đề khác về sức khỏe. Một số loại thuốc khi dùng cùng nhau có thể gây nguy hiểm.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc khi gặp tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc thay thế không gây tác dụng phụ.
  • Phương pháp điều trị tự nhiên có thể hữu ích nhưng không đảm bảo có thể loại bỏ nhiễm khuẩn.

Tham khảo

  1. Adriene Zables PharmD, I Simon MD, Emily Melton MD, Update on H pylori Treatment, American Family Physician 2007 Feb 1, 75(3) 351-358
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/basics/symptoms/con-20030903
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/basics/symptoms/con-20030903
  4. Redeen,F. Petersson,E, Tornkrantz Reliability of Diagnostic Tests for Helicobacter pylori Infection, Gastroenterology Research and Practice Volume 2011 Article ID 940650 doi 10.1155/2011/940650
  5. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007501.htm
  6. Yazuz Selem Sari, Didem Can, Vahit Tundi et al. Helico Bacter: Treatment Just The Patient or For the Whole Family?. World Journal of Gastroenterology, Feb 28, 2008 14 (8) 1244-1247
  7. (Adriene Zables PharmD, I Simon MD, Emily Melton MD, Update on H pylori Treatment, American Family Physician 2007 Feb 1, 75(3) 351-358
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3149864/
  9. Yazuz Selem Sari, Didem Can, Vahit Tundi et al. Helico Bacter: Treatment Just The Patient or For the Whole Family?. World Journal of Gastroenterology, Feb 28, 2008 14 (8) 1244-1247

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Mandolin S. Ziadie, MD
Cùng viết bởi:
Nhà nghiên cứu bệnh học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mandolin S. Ziadie, MD. Tiến sĩ Ziadie là nhà nghiên cứu bệnh học được cấp phép hoạt động ở Nam Florida chuyên về giải phẫu bệnh và lâm sàng. Cô đã lấy được bằng y khoa của Trường Đại học Y Miami vào năm 2004 và hoàn thành chương trình nghiên cứu về Bệnh lý Nhi tại Trung tâm Y tế Trẻ em năm 2010. Bài viết này đã được xem 1.922 lần.
Trang này đã được đọc 1.922 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo