Cách để Điều trị Khô mắt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mắt bạn bị mờ, nhức mỏi hay khô? Khô mắt có thể xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên, từ việc dùng thuốc, ảnh hưởng của môi trường, yếu tố di truyền hoặc đó có thể là triệu chứng của một vài tình trạng y tế như tiểu đường và viêm thấp khớp.[1] Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa chứng bệnh này.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Điều trị Khô mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu tầm quan trọng của nước mắt.
    Chúng không chỉ duy trì độ ẩm cho mắt mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng khác. Nước mắt cung cấp chất điện giải cần thiết, protein và enzyme kháng khuẩn, duy trì sức khỏe đôi mắt.[2] Chúng phủ đầy mắt một cách nhanh chóng, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất.
    • Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tuyến lệ đều có thể gây rắc rối cho mắt của bạn. Dù nguyên nhân dẫn đến khô mắt rất đa dạng, một số biện pháp điều trị có thể sẽ hữu dụng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng nước mắt nhân tạo.
    Nước mắt nhân tạo được thiết kế để bôi trơn mắt bị khô và giữ ẩm giác mạc. Nước mắt nhân tạo không nhất định có thể điều trị tận gốc chứng khô mắt của bạn. Thay vào đó, chúng đối phó với triệu chứng của khô mắt.[3] Một số nước mắt nhân tạo chứa chất bảo quản có thể gây kích ứng mắt nếu dùng hơn bốn lần một ngày. Nếu cần dùng nhiều, hãy sử dụng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản hoặc trao đổi với bác sĩ.[4]
    • Thử và điều chỉnh thường là cách duy nhất để có thể tìm được loại nước mắt nhân tạo phù hợp. Thậm chí, một vài trường hợp còn cần đến sự kết hợp của nhiều nhãn hiệu khác nhau. Nước mắt nhân tạo rất đa dạng về nhãn hiệu và có ở hầu hết quầy thuốc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng thuốc nhỏ mắt.
    Hydroxypropyl methylcellulose là thuốc được dùng phổ biến nhất cho mắt khô và kích ứng, tiếp đến là carboxy methylcellulose. Chúng cũng được dùng làm chất bôi trơn trong nước mắt và có ở nhiều hiệu thuốc.[5] Bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh dành cho mắt như tetracycline, ciprofloxacin hay chloramphenicol. Chúng hữu dụng khi mắt bị sưng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra mắt.
    Nếu tình trạng khô mắt vẫn nghiêm trọng sau khi thử dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc nhỏ mắt theo toa, hãy đến gặp bác sĩ. Sau khi xác định nguyên nhân khô mắt, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị mới dành cho bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng thuốc mỡ dành cho mắt.
    Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ dành cho mắt. Khác với nước mắt nhân tạo, biện pháp được sử dụng để đối phó với các triệu chứng, thuốc mỡ là dược phẩm được dùng để điều trị tận gốc bệnh khô mắt.
    • Thuốc mỡ cũng có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt nhờ khả năng bôi trơn. Chúng hữu dụng cho những khoảng thời gian dài, khi không thể sử dụng nước mắt nhân tạo (chẳng hạn như khi ngủ).
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Phẫu thuật bịt tuyến lệ.
    Có thể bạn sẽ cần một biện pháp điều trị mạnh hay lâu dài hơn. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị gắn nút bịt vào tuyến lệ của bạn. Chúng ngăn thất thoát nước mắt và nhờ đó, duy trì tình trạng bôi trơn ở mắt.[7]
    • Những nút này giữ lại nước mắt, cũng như toàn bộ nước mắt nhân tạo bạn dùng.[8]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đốt tuyến lệ.
    Nếu đã gắn nút bịt nhưng vẫn bị khô mắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị đốt tuyến lệ. Một khi giải pháp này được thông qua, chuyên gia mắt sẽ khám và thực hiện phẫu thuật cho bạn.
    • Hiểu rằng tuyến lệ thật sự có thể tự lành theo thời gian. Bạn sẽ cần phẫu thuật lại hoặc thực hiện biện pháp điều trị khác. Đốt tuyến lệ là phẫu thuật có thể khôi phục về tình trạng ban đầu.[9]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Ngăn ngừa Khô mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thường xuyên nghỉ...
    Thường xuyên nghỉ khi mắt phải làm việc nhiều, chẳng hạn như trong lúc đọc sách hoặc làm việc trên máy vi tính. Kể cả khi đọc, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Khi nhìn vào màn hình hay một quyển sách, chúng ta không nháy mắt đủ thường xuyên.[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh bị bốc hơi.
    Dù không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng cùng với điều trị, một số biện pháp phòng tránh có thể hữu ích trong việc đối phó với bệnh khô mắt. Cũng như mọi chất lỏng khác, nước mắt bốc hơi khi tiếp xúc với không khí. Để giữ ẩm cho mắt:[11]
    • Đừng để mắt tiếp xúc trực tiếp với không khí (như máy sưởi trên xe hơi, máy sấy tóc, hệ thống điều hòa không khí)
    • Giữ độ ẩm trong nhà từ 30-50%
    • Dùng máy tạo độ ẩm vào mùa đông để thêm hơi nước vào khí khô trong phòng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đeo kính.
    Mang kính râm khi ra ngoài. Đeo kính bảo vệ mắt khi bơi. Bạn cũng có thể được cấp kính đặc biệt từ bác sĩ mắt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Không gây kích ứng mắt.
    Đừng hút thuốc lá bởi nó có thể nhanh chóng làm khô nước mắt và có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đồng thời, tránh dụi mắt. Dụi mắt có thể làm lây lan vi khuẩn từ ngón và móng tay vào mắt của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với bác sĩ về thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến khô mắt.
    Một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể làm khô mắt. Nếu đang dùng những dược phẩm trên và bị khô mắt, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị chính. Có thể bạn cần thuốc có ít tác dụng phụ hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đảm bảo rằng kính áp tròng được đeo khít.
    Những người đeo kính áp tròng và bị khô mắt cần đảm bảo kính được đeo khít, chức năng và vật liệu của kính phù hợp với mắt của họ. Bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa để được hướng dẫn đeo và hỗ trợ lựa chọn kính phù hợp.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thêm độ ẩm cho mắt.
    Dùng nước mắt nhân tạo để giữ mắt được ẩm và bôi trơn. Bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ tra mắt để được tác dụng lâu hơn. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên phiền nhiễu với độ sệt và khả năng bị tràn làm mờ tầm nhìn. Do đó, có thể bạn sẽ chỉ muốn dùng khi ngủ.
    • Để tránh khô mắt, hãy dùng thuốc nhỏ mắt trước khi thực hiện những hoạt động sử dụng mắt nhiều. Đồng thời, nháy mắt thường xuyên để giác mạc được phủ đều nước mắt hay thuốc nhỏ mắt.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thay đổi chế độ ăn uống.
    Khô mắt có thể bắt nguồn từ việc có quá nhiều muối trong chế độ ăn hoặc thiếu vitamin. Bạn có thể tự kiểm tra, đặc biệt là khi thức dậy vào phòng vệ sinh lúc nửa đêm. Nếu bị khô mắt, hãy uống khoảng 350 ml nước. Nếu mắt nhanh chóng dễ chịu, hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và duy trì trạng thái đủ nước.
    • Thử tăng lượng a-xít béo trong chế độ ăn của bạn, đặc biệt là omega-3. Chúng thúc đẩy sự tiết nước mắt và đẩy lùi khô mắt.[12]
    • Đảm bảo nạp đủ vitamin A - có thể thực hiện bằng cách ăn nhiều thực vật như rau và trái cây. Dù thiếu vitamin A khá hiếm ở các nước phương Tây nhưng tình huống này có thể trở nên trầm trọng hơn khi đi kèm với chế độ ăn thiếu trái cây và rau củ.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Trao đổi với bác sỹ nếu bị khô mắt mãn tính. Bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường và cao huyết áp, đều cần được khám mắt thường xuyên bởi biến chứng. Khi mắc bệnh mãn tính, bạn nên có một đội ngũ bác sỹ phối hợp với nhau để đảm bảo rằng mọi vấn đề sức khỏe của bạn đều được theo dõi và chăm sóc.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Rajesh Khanna, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nhãn khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rajesh Khanna, MD. Rajesh Khanna là bác sĩ nhãn khoa và người sáng lập của Viện Thị giác Khanna tại Los Angeles, California. Khanna chuyên về phẫu thuật Lasik, đục thủy tinh thể và khúc xạ mắt cũng như các phương pháp điều trị chứng lão thị và bệnh giác mạc hình chóp. Khanna hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú lần đầu tiên về nhãn khoa ở Mumbai và lần thứ hai tại SUNY Downstate ở Thành phố New York. Anh tiếp tục hoàn thành khóa đào tạo nghiên cứu sinh về phẫu thuật giác mạc và khúc xạ tại Đại học Cincinnati ở Ohio và nghiên cứu sinh tiến sĩ về thần kinh nhãn học tại Bệnh viện Do Thái Kingsbrook ở Thành phố New York. Khanna cũng là tình nguyện viên của khoa đào tạo UCLA và là chuyên gia quốc tế hàng đầu về phẫu thuật Lasik, cấy ghép thủy tinh thể chữa lão thị và chăm sóc thị lực khúc xạ. Ông được chứng nhận bởi Hội đồng Nhãn khoa Hoa Kỳ và được Đại học Bombay chứng nhận là thạc sĩ phẫu thuật. Bài viết này đã được xem 3.782 lần.
Trang này đã được đọc 3.782 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo