Cách để Đối phó với người độc hại

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có phải bạn có một người bạn, người thân, hoặc người yêu thật khó hoà hợp? Có phải bạn có cảm giác bị xem thường hoặc bị thao túng khi ở bên họ? Nếu đúng là vậy thì có thể bạn đang gặp phải những người độc hại trong cuộc sống. Đối với những người độc hại, bạn cần phải có cách xử trí đặc biệt nếu bạn vẫn muốn tiếp tuc giữ mối quan hệ với họ. Có một vài kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để chăm sóc bản thân và đối phó với mối quan hệ độc hại.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết người độc hại trong cuộc sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát dấu hiệu cơ bản của người độc hại.
    Sự độc hại có thể bộc lộ qua nhiều cách khác nhau.[1] Có thể bạn của bạn là người độc hại mà bạn không hay biết. Sau đây là một vài dấu hiệu của người có hành vi độc hại:
    • Họ luôn luôn tạo ra và bị ám ảnh bởi các vấn đề với người khác.
    • Họ cố gắng thao túng và điều khiển bạn.
    • Họ là người thiếu thốn và đòi hỏi sự chú ý của bạn.
    • Họ hay phê bình bản thân và người khác.
    • Họ không sẵn sàng tìm sự giúp đỡ hoặc cố gắng thay đổi.
    • Họ cực kỳ thiếu tôn trọng và dường như luôn luôn chỉ muốn làm theo ý mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cẩn thận với người thường xuyên nổi nóng.
    Một dạng khác của sự độc hại đó là thường xuyên tức giận. Loại người này rất khó chịu và sẽ bực bội với bạn vì những điều nhỏ nhặt nhất. Bạn sẽ có cảm giác như thể bạn cần phải hết sức cẩn thận để ngăn họ nổi nóng với bạn. Bạn cần phải nhận biết rõ đặc điểm của người hay giận dữ để có thể tìm hiểu cách phản ứng phù hợp. Sau đây là một vài dấu hiệu của người hay nổi nóng:[2]
    • La mắng người khác.
    • Đe dọa người khác.
    • Chất vấn người khác với câu hỏi có tính thù địch.
    • Thường sử dụng ngôn ngữ nặng nề, dữ dội.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cẩn thận với người luôn bi quan và khiến bạn thất vọng.
    Một dạng khác của sự độc hại được thể hiện ở người có tính bi quan.[3] Loại người này luôn có cái nhìn tiêu cực về thế giới. Quan điểm này lây lan sang mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ và họ gặp khó khăn trong việc trở nên tích cực. Họ là người mà bạn khó có thể gần gũi vì họ sở hữu vô vàn các suy nghĩ tiêu cực. Người bị quan thường:
    • Không ngừng than phiền về cuộc sống của mình.
    • Không bao giờ hài lòng với cách cư xử của bạn đối với họ.
    • Không thể đóng góp điều gì tích cực cho mối quan hệ.
    • Luôn hoài nghi và có cảm giác tiêu cực không đáng về người khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đánh giá cảm giác của bạn khi ở cạnh những người khác.
    Một cách hữu ích để xác định xem liệu một người nào đó có phải là người độc hại hay không là chú ý đến cảm giác của bạn khi ở bên họ.[4] Bạn có thể "kiểm tra" tại một số thời điểm cụ thể nào đó khi ở cạnh những người này. Bạn nên tự hỏi bản thân câu hỏi sau:
    • Mình có đang cảm thấy kiệt sức trong thời điểm hiện tại? Có phải người đó đang làm kiệt quệ cảm xúc của mình?
    • Có phải mình đang cố gắng hết sức để không khiến họ tức giận? Có phải mình lo sợ rằng mình sẽ nói sai một điều nào đó vì họ sẽ phản ứng một cách tiêu cực?
    • Mình có đang phớt lờ tiếng nói bên trong của chính mình? Người đó có đang khiến mình khó có thể lắng nghe bản thân và tuân theo giá trị riêng của mình?
    • Mình có cảm thấy nhỏ bé và ít quan trọng khi ở bên cạnhh người đó?
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi ý kiến của một người khác.
    Có thể bạn quá thân thiết với người đó đến nỗi khó có thể nhận biết liệu họ có thật sự độc hại hay không. Có lẽ họ chỉ đang phải trải qua giai đoạn khó khăn. Bạn nên tham khảo ý kiến của người bạn khác hoặc người co khả năng nhận xét tốt để xem liệu họ có nghĩ rằng người đó độc hại không. Phương pháp này sẽ giúp bạn chú ý đến người độc hại trong cuộc sống.
    • Sự phán xét của bạn là nguồn thông tin tuyệt vời, nhưng thỉnh thoảng, khi chúng ta quá gần gũi với một tình huống nào đó, sẽ khó để chúng ta có cách nhìn khách quan.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Nói chuyện với người độc hại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thể hiện bản thân một cách hiệu quả.
    [5] Vì căng thẳng thường sẽ xảy đến trong tình bạn và mối quan hệ tình cảm, bạn cần phải thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Khi bạn chịu trách nhiệm và xem xét cảm giác của bản thân, bạn sẽ có thể đối phó với căng thẳng một cách suôn sẻ. Ngoài ra, trò chuyện một cách đầy tình cảm sẽ tạo cơ hội cho đối phương trình bày cảm xúc của mình, và giúp cả hai cùng nhau vượt qua những cảm giác khác biệt.
    • Bắt đầu bằng cách lắng nghe. Bạn nên bảo đảm rằng bạn hiểu rõ điều người đó đang nói trước khi phản bác bằng quan điểm của riêng mình.
    • Sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ "tôi". Cách đơn giản để tránh trở nên đối đầu quá mức đó là cho đối phương biết về điều bạn đang trải nghiệm hơn là nói về hành động sai trái của họ. Ví dụ, bạn nên nói theo kiểu "Khi bạn đến trễ vào ngày hẹn đi uống cà phê, tôi có cảm giác như thể bạn không coi trọng thời gian của tôi", thay vì "Bạn luôn luôn đến trễ và đây là hành động rất thô lỗ".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho họ biết về cách đối xử mà bạn hy vọng được nhận.
    Nghe thì khá kỳ lạ, nhưng đôi khi, con người không hiểu biết về hành vi có thể chấp nhận. Hành vi có thể chấp nhận đối với người này có lẽ sẽ khiến người khác khó chịu. Để người khác hiểu rõ về hành vi mà bạn có thể chịu đựng, bạn phải thẳng thắn và rõ ràng.
    • Ví dụ, nếu đến trễ vào ngày hẹn đi uống cà phê là hành động khiến bạn khó chịu, bạn nên nói rõ cho họ biết. Có thể họ không biết về ảnh hưởng mà hành vi của họ đem lại cho bạn.
    • Nếu người đó thật sự là người độc hại, chiến thuật này sẽ không đem lại kết quả, nhưng nó là biện pháp tốt để thiết lập ranh giới bất kể mọi tình huống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói chuyện một cách cứng rắn và quyết đoán.
    Hành động này thường sẽ gắn liền với quá trình tranh cãi hiệu quả, nhưng trò chuyện một cách quyết đoán là điều mà bạn có thể thực hiện một cách thường xuyên, cho dù là bạn có đang tranh cãi hay không. Trở thành người nói chuyện một cách quyết đoán sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp và mối quan hệ của bạn.
    • Cố gắng xác định khía cạnh bạn có thể cải thiện. Có lẽ bạn là người dễ bị đe dọa và người khác có xu hướng chà đạp bạn, đặc biệt nếu họ sở hữu tính cách độc hại. Xác định lĩnh vực mà bạn đang gặp khó khăn chính là bước đầu tiên.
    • Xem xét lại chiến thuật cho tình huống cụ thể. Có lẽ người bạn độc hại đã hỏi vay tiền bạn và bạn khó có thể từ chối. Bạn có thể làm gì trong tình huống này? Liệu bạn có thể luyện tập trước câu trả lời đơn giản để phòng trường hợp họ tiếp tục vay tiền bạn trong tương lai? Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi quan tâm đến bạn, nhưng không thể cho bạn vay thêm tiền".
    • Luyện tập đáp lại một cách quyết đoán trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật như kỹ thuật "lặp đi lặp lại", đây là phương pháp mà bạn không ngừng lặp lại câu nói của mình nếu đối phương tranh cãi với bạn. Bắt đầu từ bước nhỏ nếu nó khá khó khăn với bạn, ví dụ như nói không (khi phù hợp) với người thân hoặc bạn bè không độc hại khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bảo vệ bản thân khỏi tổn hại.
    Bạn phải nhận thức rõ vấn đề đang diễn ra trong mối quan hệ với người độc hại. Ví dụ, bạn nên tránh chấp nhận mọi điều họ nói nếu bạn biết rõ rằng họ có thường cay nghiệt với bạn và thích chỉ trích bạn. Nếu bạn quyết định tiếp tục duy trì các mối quan hệ này, bạn nên bảo vệ bản thân bằng cách phát triển khả năng nhận thức lời nói của họ, cách họ cư xử trước mặt bạn, và cảm giác mà chúng đem lại cho bạn.
    • Ví dụ, nếu họ tự kết luận về bạn theo kiểu "bạn không bao giờ có mặt vì tôi", bạn hãy phân tích lời nói của họ. Liệu nó có đúng hay không? Bạn có thể nghĩ ra ví dụ để chứng minh rằng nó không đúng? Người độc hại thường thích nêu lên những lời kết luận có tính phóng đại hoặc “được ăn cả, ngã về không”.[6] Bạn cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về điều họ nói với bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xin lỗi khi phù hợp.
    Ngay cả khi một người nào đó là người độc hại, điều này không có nghĩa là bạn luôn là người đúng và họ luôn là người sai. Bạn nên thừa nhận lỗi lầm do bạn gây ra và xin lỗi khi bạn cảm thấy phù hợp.[7] Ngay cả khi họ không chấp nhận lời xin lỗi của bạn hoặc hiếm khi xin lỗi, ít nhất thì bạn cũng biết rằng bạn đã cố gắng hết sức để trở thành người bạn hoặc người bạn đời tốt.
    • Bạn cũng có thể để lại ấn tượng tích cực cho người đó. Biện pháp này được gọi là làm mẫu, hoặc cho họ thấy về cách cư xử lành mạnh hơn cách thông thường mà họ thực hiện.[8]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Cư xử với người độc hại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thiết lập và duy trì ranh giới.
    [9] Nhìn chung, ranh giới rất quan trọng, nhưng chúng có thể trở nên đặc biệt quan trọng khi bạn đang phải đối phó với người độc hại. Người độc hại thường lợi dụng người sở hữu ranh giới không rõ ràng và thiếu tính quyết đoán. Sau đây là một vài phương pháp giúp bạn duy trì ranh giới tốt hơn:
    • Nhận thức và hành động dựa trên cảm giác của bạn. Tránh đắm chìm trong cảm xúc rối loạn của người độc hại. Chú ý đến cảm giác và nhu cầu của bạn.
    • Cho phép bản thân trở nên cứng rắn. Nhiều người cảm thấy có lỗi khi thiết lập ranh giới quá cứng rắn. Tuy nhiên, chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng. Tránh phớt lờ bản thân vì người khác. Việc biết từ chối không biến bạn thành kẻ xấu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lắng nghe trực giác của bạn.
    [10] Một số người dễ có xu hướng biện hộ cho người độc hại. Trong thâm tâm, bạn biết rõ rằng người đó không tốt với bạn hoặc đang lợi dụng bạn. Tránh phân tích trực giác của mình một cách lý trí hoặc bênh vực cho hành vi của họ. Hãy để linh cảm của bạn nêu lên nhận xét cuối cùng, vì chúng biết rõ vấn đề đang diễn ra và thấu hiểu nhu cầu của bạn hơn bạn nghĩ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm sự trợ giúp.
    Bạn phải học cách để nhận biết khi nào là đủ và khi nào bạn cần tìm giúp đỡ.[11] Liên lạc với bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình mà bạn tin tưởng để giúp đỡ bạn. Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với người độc hại, hãy nhớ bảo đảm rằng bạn tận dụng hệ thống hỗ trợ của mình. Dành ưu tiên cho việc chăm sóc bản thân. Hy sinh quá nhiều vì người khác không phải là cách tốt nhất để giúp đỡ họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
    Cố gắng đánh giá đúng về loại mối quan hệ mà bạn đang có và ảnh hướng của nó đối với bạn.[12] Nhiều người tiếp tục làm bạn với người độc hại thường có tính "thích làm vui lòng người khác", có nghĩa là họ muốn được yêu mến và muốn có cảm giác như thể họ đang hỗ trợ người khác. Biết hỗ trợ người khác không phải là điều sai trái, nhưng bạn nên hiểu rõ vấn đề đang diễn ra để có thể xây dựng bức tranh thực tế hơn về tình huống. Nếu tình huống này đang gây tổn thương cho bạn, bạn cần phải biết rõ. Nếu nó cho phép và ngăn cản người khác thay đổi, bạn cũng cần phải biết về nó. Bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để xác định xem liệu bạn có đang hỗ trợ một cách thừa thãi:
    • Mình có phải là người thường cố gắng duy trì giao tiếp?
    • Mình có thường đóng vai trò là "người hòa giải", cố gắng giải quyết tình huống khó khăn và căng thẳng?
    • Có phải đôi khi mình có cảm giác như thể mình đang bám theo người đó, đối phó với trách nhiệm hoặc âm thầm giúp đỡ sau lưng để tránh khiến họ tức giận hoặc tránh đối đầu với họ?
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quay mặt bước đi.
    Cuối cùng, có thể bạn sẽ cần phải kết thúc mối quan hệ với một người nào đó nếu nó là mối quan hệ độc hại. Loại bỏ người khác khỏi cuộc sống sẽ là trải nghiệm đau đớn, nhưng trong trường hợp người này là người độc hại, nỗi đau diễn ra trong một thời gian ngắn sẽ lành mạnh hơn là nỗi đau kéo dài.[13] Việc cho phép người độc hại ở lại trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tình hình tài chính, sự cân bằng trong cảm xúc, và các mối quan hệ khác của bạn. Nếu tổn thất quá lớn, có lẽ đã đến lúc bạn nên lập kế hoạch thoát thân.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Phản ứng với tính thù địch bằng sự cảm thông. Hành vi mẫu mực này sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn về chính mình.

Cảnh báo

  • Tránh tham gia trò chơi của họ. Nếu bạn có cảm giác rằng bạn đang bị lôi kéo, hãy lùi lại một bước và đánh giá sự đóng góp của bạn trong tình huống.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Julia Lyubchenko, MS, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julia Lyubchenko, MS, MA. Julia Lyubchenko là chuyên gia tư vấn tâm lý và chuyên gia thôi miên trị liệu tại Los Angeles, California. Điều hành một cơ sở có tên Therapy Under Hypnosis, Julia có hơn tám năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và trị liệu, chuyên giải quyết các vấn đề về tình cảm và hành vi. Cô có bằng chứng nhận về thôi miên lâm sàng của Bosurgi Method School và được chứng nhận về Thôi miên trị liệu và Tâm lý trị liệu theo định hướng tâm động học. Cố có bằng thạc sĩ về tư vấn tâm lý và liệu pháp hôn nhân và gia đình của Đại học Quốc tế Alliant và bằng thạc sĩ khoa học về tâm lý học phát triển và trẻ em của Đại học Bang Moscow. Bài viết này đã được xem 15.205 lần.
Trang này đã được đọc 15.205 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo