Cách để Đáp lại Lời khen

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đáp lại lời khen không phải là việc dễ dàng, nhất là nếu bạn cảm thấy dường như việc chấp nhận lời khen sẽ khiến bạn trông thật kiêu ngạo. Tuy nhiên, chấp nhận lời khen một cách lịch sự sẽ giúp bạn thể hiện sự khiêm tốn hơn là lảng tránh hoặc từ chối lời khen. Bạn cũng cần biết cách để đáp lại một lời khen mỉa mai. Tiếp tục đọc thêm và tìm hiểu cách để đáp lại những lời khen ngợi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đáp lại Lời khen

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trả lời đơn giản.
    Có thể bạn cảm thấy mình cần phải đáp lại thật nhiều khi ai đó khen ngợi mình, tuy nhiên đôi khi cách tốt nhất để chấp nhận một lời khen là chỉ cần nói cảm ơn người đã dành tặng cho bạn những lời tốt đẹp.[1]
    • Chẳng hạn bạn có thể nói "Cảm ơn! Em cảm thấy thật tuyệt khi biết chị nghĩ vậy" hoặc “Cảm ơn chị, em trân trọng lời khen đó” là một cách hoàn toàn hiệu quả để ứng xử.
    • Nhớ mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với người đã tán dương bạn khi cảm ơn họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng lảng tránh hoặc từ chối lời khen.
    Đôi khi người ta cảm thấy họ cần phải nói sang chuyện khác hoặc từ chối lời tán dương bằng cách hạ thấp sự nổ lực hoặc khả năng của mình. Trong những trường hợp đó, có lẽ bạn cảm thấy mình cần nói “Cảm ơn chị, nhưng mà chẳng có gì đâu”. Dù bạn có vẻ khiêm tốn khi lảng tránh hoặc không chấp nhận lời khen, tuy nhiên điều này cũng truyền tải cảm giác nghi ngờ hoặc có vẻ như bạn đang mong muốn nhận thêm lời khen.[2]
    • Thay vì lảng tránh hoặc phủ nhận lời khen, bạn nên cho phép mình thấy tự hào về những gì bạn đã đạt được và chỉ cần nói "Cảm ơn".
    • Chú ý đến cảm xúc của bản thân khi ai đó tán dương bạn. Việc từ chối hoặc lảng tránh câu khen ngợi có thể biểu hiện rằng bạn thiếu tự tin bởi vì việc nhận được lời khen từ người khác trái với những suy nghĩ tiêu cực của bạn về chính mình.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biểu dương những người khác nếu họ xứng đáng chia sẻ vinh dự.
    Nếu bạn được tán dương vì một thành công có sự đóng góp của những người khác, hãy nhớ biểu dương họ nữa. Đừng nhận hết vinh dự cho thành tựu đó.[4]
    • Bạn có thể nói “Tất cả chúng tôi đã thật sự làm việc chăm chỉ để hoàn thành dự án này, cảm ơn mọi người vì đã công nhận sự nỗ lực đó” để chia sẻ lời tán dương với những người khác vì họ đã góp phần mang lại sự thành công của bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dành tặng lại lời khen một cách thật lòng, không mang tính ganh đua.
    Đôi khi bạn cảm thấy mình cần phải hạ thấp năng lực của chính mình bằng cách tán dương lại người đã ca ngợi bạn, tuy nhiên bạn nên kiềm chế mong muốn làm vậy.[5]
    • Ví dụ, câu nói “Cảm ơn, nhưng mà em đâu tài giỏi bằng chị” sẽ mang lại ấn tượng rằng bạn cảm thấy nghi ngờ và có lẽ thậm chí bạn đang cố gắng để giỏi hơn người đã dành tặng cho bạn lời tán dương. Kiểu phản hồi này cũng có thể truyền tải thông điệp rằng bạn đang nịnh hót người đó.
    • Thay vì khen lại người khác chỉ vì bạn vừa được khen, bạn nên thật lòng khen lại đối phương. Chẳng hạn, bạn nên nói “Cảm ơn! Em trân trọng lời khen của chị. Em nghĩ bài thuyết trình hôm nay của chị cũng rất tuyệt!”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chấp nhận và đáp lại lời khen ngay lần đầu tiên bạn nghe được.
    Đừng yêu cầu sự giải thích hay sự lặp lại lời tán dương. Nếu đòi hỏi người khác lặp lại điều mà họ vừa nói hoặc giải thích chi tiết vì sao lại khen bạn thì bạn đang mạo hiểm biến mình thành kẻ kiêu ngạo hay quá yêu bản thân. Chỉ cần đón nhận lời khen và đừng đòi hỏi người khác nhắc lại hay giải thích.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Gửi lại Lời khen mỉa mai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhớ rằng lời khen mỉa mai không phải là lỗi của bạn.
    Lời khen mỉa mai là một lời khen không thật lòng cố ý gây tổn thương hoặc xúc phạm. Nếu ai đó khen bạn một cách châm biếm thì đó thường là do suy nghĩ ngờ vực và ý nghĩ phủ nhận của riêng họ. Thay vì căm ghét người đã nói những điều không tốt đẹp với bạn, hãy cố hiểu lý do vì sao họ lại dùng lời cay nghiệt như vậy. Việc hiểu rằng lời khen châm biếm không phải là lỗi của bạn sẽ giúp bạn có cách phản hồi khiến họ dừng lại.[7]
    • Ví dụ, ai đó có thể nói với bạn một lời khen châm biếm như sau “Tôi ước tôi có thể sống thoải mái như anh ở một nơi bừa bộn thế này!” Bình luận này được nói ra như một lời khen, tuy nhiên nó thật sự là một lời mỉa mai về nơi ở của bạn. Nó dựa trên mong muốn của một người muốn nói điều gì đó khiếm nhã về thực trạng ngôi nhà của bạn thay vì phớt lờ nó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thẳng thắng vạch trần lời khen mỉa mai.
    Đừng bỏ qua những lời khen mỉa mai một cách dễ dàng. Nếu ai đó khen bạn một cách châm biếm, hãy thẳng thắn cho họ biết rằng bạn hiểu đó thực sự không phải là một lời khen.[8]
    • Bạn có thể nói “Tôi biết có thể chị xem đó là một lời khen, nhưng như vậy không phải là khen. Chị có vấn đề gì muốn nói gì với tôi không?” Kiểu phản hồi này sẽ giúp bạn thẳng thắn vạch trần lời khen không thật lòng và mở ra cơ hội để trò chuyện về lý do khiến người đó nói những lời khó nghe như vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gửi lại lời khen về những giá trị của bản thân mà bạn cảm thấy không đúng.
    Nếu ai đó tán dương rằng bạn đã quá may mắn khi thành công, đừng nên cảm ơn họ. Qua việc cảm ơn họ vì lời khen như vậy, bạn đang ngầm đồng ý với họ rằng thành công của bạn không phải là kết quả của sự làm việc thật sự chăm chỉ.[9]
    • Bạn không cần phải tỏ ra khiếm nhã hay công kích khi đáp lại, chỉ việc nói như sau “Có thể là tôi may mắn đấy, nhưng tôi nghĩ thành công của tôi khi hoàn thành dự án này là vì sự chăm chỉ chứ không phải nhờ may mắn”.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lynda Jean
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn hình ảnh
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lynda Jean. Lynda Jean là chuyên gia tư vấn hình ảnh và chủ sở hữu của công ty Lynda Jean Image Consulting. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Lynda chuyên về phân tích màu sắc và hình thể/phong cách, đánh giá trang phục, mua sắm cá nhân, nghi thức xã hội và nghề nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp. Cô làm việc với khách hàng để nâng cao hình ảnh, lòng tự trọng, hành vi và cách giao tiếp của họ nhằm đạt được các mục tiêu xã hội và nghề nghiệp. Lynda có bằng cử nhân về xã hội học và công tác xã hội, bằng thạc sĩ về công tác xã hội lâm sàng và chứng chỉ chuyên gia tư vấn hình ảnh (CIC). Cô theo học ngành tư vấn hình ảnh tại Học viện Hình ảnh Quốc tế và Học viện Công nghệ và Thời trang Quốc tế ở Toronto, Canada. Lynda giảng dạy cho các khóa học tư vấn hình ảnh tại trường Cao đẳng George Brown ở Toronto, Canada trong vài năm. Cô là đồng tác giả của cuốn “Kinh doanh thành công dễ dàng”, trong đó cô chia sẻ kiến ​​thức của mình về ‘Sức mạnh của các quy tắc trong kinh doanh’. Bài viết này đã được xem 97.991 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 97.991 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo