Tải về bản PDFTải về bản PDF

Công việc sáng tác truyện cho thiếu nhi đòi hỏi bạn có óc tưởng tượng sinh động và khả năng đặt mình vào lối tư duy của trẻ thơ. Bạn đang viết truyện thiếu nhi cho lớp hoặc muốn làm nên một tác phẩm của riêng mình? Hãy khởi đầu bằng việc động não tìm kiếm những ý tưởng có sức hút với trẻ em, sau đó bắt tay vào viết truyện với phần mở đầu ấn tượng, cốt truyện hay và một bài học luân lý. Khi viết xong, bạn nhớ gọt giũa để tác phẩm của bạn có thể làm mê mẩn các độc giả nhỏ tuổi.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chuẩn bị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định nhóm tuổi của đối tượng mà bạn định hướng đến.
    Truyện thiếu nhi thường nhắm đến các nhóm tuổi cụ thể. Bạn muốn viết truyện cho các bé tuổi chập chững hay cho trẻ lớn hơn? Hãy xác định xem bạn muốn viết cho trẻ em ở lứa tuổi 2-4, 4-7 hay 8-10. Ngôn ngữ, giọng điệu và phong cách của truyện sẽ thay đổi tùy theo nhóm tuổi mà bạn nhắm đến.[1]
    • Ví dụ, nếu muốn viết truyện cho các bé ở lứa tuổi 2-4 hoặc 4-7, bạn nên dùng ngôn ngữ đơn giản và viết những câu thật ngắn.
    • Nếu đối tượng của bạn là trẻ từ 8-10 tuổi, bạn có thể dùng ngôn ngữ phức tạp hơn một chút và các câu dài hơn bốn hoặc năm từ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gợi lại ký ức tuổi thơ để lấy cảm hứng.
    Bạn có thể nghĩ về những ký ức thời thơ bé đầy lý thú, lạ lùng hoặc thần kỳ để làm nền tảng cho câu chuyện của mình.
    • Ví dụ, có thể bạn từng trải qua một ngày lạ lùng hồi còn học lớp ba, vậy thì bạn có thể biến nó thành một câu chuyện thú vị. Hay có lẽ bạn từng được đi nước ngoài khi còn bé và có một câu chuyện trong chuyến đi mà có thể bọn trẻ sẽ thích thú.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biến một thứ bình thường thành điều kỳ ảo.
    Chọn một hoạt động hoặc một sự kiện bình thường và thêm vào đó vài nét lạ thường. Biến những sự việc đó trở thành kỳ lạ bằng cách thêm vào một yếu tố phi lý. Bạn hãy dùng óc tưởng tượng để cố gắng nhìn câu chuyện qua đôi mắt của trẻ thơ.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể lấy một sự kiện bình thường như đi đến nha sĩ khám răng để biến thành một câu chuyện kỳ lạ bằng cách cho chiếc máy chữa răng có sự sống. Bạn cũng có thể biến chuyến đi biển đầu tiên của một đứa trẻ thành một thế giới huyền ảo bằng cách đưa bé đi sâu vào lòng đại dương.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn một chủ đề hoặc ý tưởng cho câu chuyện.
    Một chủ đề chính của truyện sẽ giúp bạn tạo nên các ý tưởng. Hãy tập trung vào một chủ đề như tình yêu, sự mất mát, cá tính riêng, hoặc tình bạn dưới góc nhìn của trẻ em. Nghĩ xem một đứa trẻ sẽ đón nhận và khám phá chủ đề đó như thế nào.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể khai thác đề tài về tình bạn bằng cách miêu tả tình cảm của một cô gái nhỏ với chú rùa cưng của cô bé.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sáng tạo một nhân vật đặc sắc.
    Đôi khi các truyện thiếu nhi xoay quanh một nhân vật chính độc đáo và khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Bạn hãy nghĩ về những kiểu nhân vật không thường xuyên xuất hiện trong những câu chuyện dành cho trẻ em. Tạo sự riêng biệt cho câu chuyện bằng cách sử dụng những nét cá tính của trẻ em và người lớn ngoài đời thực mà bạn thấy thú vị.[4]
    • Ví dụ, có thể bạn nhận thấy ít truyện thiếu nhi nào có nhân vật chính là một cô bé người dân tộc. Vậy thì bạn có thể tạo ra một nhân vật chính lấp vào chỗ trống đó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nghĩ ra một hoặc hai nét đặc trưng cho nhân vật chính.
    Mô tả nhân vật chính với các đặc điểm riêng về ngoại hình như kiểu tóc, kiểu quần áo hoặc dáng đi khác biệt để gây ấn tượng với người đọc. Bạn cũng có thể cho nhân vật chính những nét cá tính như lòng nhân hậu, tính thích phiêu lưu hoặc luôn bị cuốn vào những chuyện rắc rối.[5]
    • Ví dụ, nhân vật chính của bạn lúc nào cũng để hai bím tóc dài và rất đam mê loài rùa. Hoặc cô bé đó có một vết sẹo đặc biệt trên bàn tay vì một lần trèo lên cây bị ngã.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tạo bối cảnh.
    Chia cốt truyện thành sáu phần, bắt đầu với phần giới thiệu, còn gọi là phần mở đầu. Trong phần mở đâu, bạn sẽ mô tả bối cảnh, nhân vật chính và sự xung đột. Đầu tiên là tên của nhân vật chính, sau đó mô tả địa điểm hoặc nơi chốn cụ thể. Tiếp theo, bạn có thể phác họa mong muốn hoặc mục đích của nhân vật và những trở ngại hoặc các vấn đề mà nhân vật đó đang đối mặt.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể mở đầu như sau: Có một cô bé luôn ao ước có một chú thú cưng để bầu bạn. Một hôm cô bé tìm thấy một chú rùa trong hồ nước cạnh nhà.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tạo một biến cố khởi đầu.
    Đây sẽ là một sự kiện hoặc một quyết định làm thay đổi hoặc thách thức nhân vật chính. Sự kiện hoặc quyết định này có thể đến từ một nhân vật khác hoặc một tổ chức như trường học hoặc nơi làm việc chẳng hạn. Biến cố này cũng có thể đến từ thiên nhiên, chẳng hạn như một trận bão hoặc cơn lốc xoáy.
    • Ví dụ, bạn có thể tạo một biến cố khởi đầu như: Mẹ Na bảo rằng Na không nuôi được thú cưng vì việc này đòi hỏi quá nhiều trách nhiệm.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Phát triển xung đột.
    Đây là phần mà bạn cần phát triển nhân vật chính và khám phá mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyện. Đặt cuộc sống của họ vào giữa biến cố khởi đầu và mô tả hành động đối phó hoặc cách thích nghi của họ với sự kiện đó.
    • Ví dụ, bạn có thể phát triển xung đột như: Na bắt chú rùa và giấu trong ba lô, đi đâu cô bé cũng đem theo để mẹ không phát hiện ra.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Tạo cao trào.
    Cao trào là đỉnh điểm của câu chuyện, khi nhân vật chính phải ra quyết định hoặc có sự lựa chọn. Cao trào phải kịch tích và là khoảnh khắc hồi hộp nhất trong truyện.
    • Ví dụ, bạn có thể tạo một cao trào như sau: Mẹ Na phát hiện ra chú rùa trong ba lô của cô bé và bảo rằng Na không được nuôi nó.
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Tiếp theo là đến phần xung đột giảm dần.
    Đây là lúc mà nhân vật chính xử lý những điều xảy ra với lựa chọn của mình. Có thể họ chuộc lại lỗi lầm hoặc ra quyết định. Nhân vật chính cũng có thể liên kết với một nhân vật khác trong phần này của cốt truyện.
    • Ví dụ, phần xung đột giảm dần có thể như sau: Na và mẹ của cô bé bắt đầu tranh cãi, trong lúc đó chú rùa lẻn đi mất. Hai mẹ con cùng đi tìm nhưng không thấy đâu.
  12. How.com.vn Tiếng Việt: Step 12 Cuối cùng là phần kết thúc.
    Phần kết thúc khép lại câu chuyện. Nó cho người đọc biết nhân vật chính thành công hay thất bại với mục đích của mình. Có thể nhân vật của bạn có được điều mình muốn, hoặc họ phải nhượng bộ.
    • Ví dụ, có thể bạn viết phần kết thúc như sau: Na và mẹ cô bé phát hiện thấy chú rùa trong hồ nước. Hai mẹ còn cùng nhìn nó bơi đi.
  13. How.com.vn Tiếng Việt: Step 13 Đọc các cuốn truyện viết cho thiếu nhi.
    Bạn có thể hiểu nhiều hơn về thể loại này bằng cách đọc những truyện thiếu nhi được ưa thích. Cố gắng đọc những truyện dành cho những đối tượng hoặc nhóm tuổi mà bạn muốn nhắm tới. Bạn có thể đọc những truyện như:
    • Where the Wild Things Are (Nơi của loài hoang dã) của Maurice Sendak
    • Charlotte’s Web (Mạng nhện của Charlotte) của E.B. White
    • The Gruffalo (Chuyện của chú chuột nhỏ) của Julia Donaldson
    • The Secret Garden (Khu vườn bí mật) của Frances Hodgson Burnett
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Viết bản thảo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Viết phần mở đầu thật hấp dẫn.
    Bắt đầu bằng một câu dẫn dụ để thu hút độc giả vào câu chuyện của bạn. Sử dụng một hình ảnh lạ lùng của nhân vật chính để mở đầu. Cho người đọc thấy hành động của nhân vật. Phần mở đầu sẽ tạo nên giọng điệu của cả truyện và hé lộ cho người đọc biết nên chờ đợi điều gì.[7]
    • Ví dụ, dòng đầu tiên của truyện “Sự khởi đầu của khói” của Brunei Darussalam là: “Thuở xa xưa, khói cũng là người. Có một cậu bé mồ côi tên là Si Lasap luôn bị bọn trẻ con trong làng bắt nạt…”
    • Phần mở đầu này giới thiệu nhân vật, giọng điệu của truyện và nhân tố kỳ ảo là “khói”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng từ ngữ gợi tả và chi tiết.
    Mô tả các nhân vật một cách sinh động bằng cách tập trung vào những gì họ nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ và cảm nhận. Sử dụng những từ ngữ mô tả các giác quan để duy trì sự hứng thú của người đọc.[8]
    • Ví dụ, bạn có thể miêu tả bối cảnh của truyện là “inh tai nhức óc” hoặc “nóng hầm hập.”
    • Bạn cũng có thể dùng các từ tượng thanh như “loảng xoảng,” “bùm,” “rầm,” hay “suỵt” để đem lại sự thích thú cho người đọc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thêm vần điệu vào câu chuyện.
    Lôi cuốn các bạn nhỏ bằng việc sử dụng các từ ngữ có vần điệu trong truyện. Thử viết từng các cặp câu vần hoặc dùng các từ vần với nhau trong cùng một câu, chẳng hạn như “cậu ta ồn ào và tầm phào” hoặc “nàng tươi xinh và thông minh”.[9]
    • Bạn có thể sử dụng các từ vần hoàn toàn, chẳng hạn như từ “nắng” và “trắng” là hai từ vần hoàn toàn.
    • Bạn cũng có thể sử dụng các từ vần không hoàn toàn, chẳng hạn như “sao” và “màu” là hai từ vần không hoàn toàn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng các từ lặp lại.
    Làm cho ngôn ngữ trong truyện của bạn nổi bật bằng cách lặp đi lặp lại một số từ hoặc ngữ then chốt xuyên suốt câu chuyện. Sự lặp lại có thể giúp duy trì sự chú ý và khắc sâu trong tâm trí độc giả.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể lặp lại các câu hỏi như “Chú rùa đã đi đâu?” từ đầu đến cuối câu chuyện. Hoặc bạn cũng có thể lặp lại những cụm từ như, “Trời ơi, đừng!” hoặc “Đã đến lúc rồi!” để bắt nhịp và duy trì sức sống cho câu chuyện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng các biện pháp tu từ như lặp lại âm đầu, phép ẩn dụ, lối so sánh.
    Lặp lại âm đầu là sử dụng những từ có cùng phụ âm đầu đi với nhau, ví dụ như “kiến càng cau có” hoặc “rùa rừng rón rén”. Đây là một cách rất hay để thêm vần điệu vào cách viết của bạn và khiến trẻ con thích thú với câu chuyện.[11]
    • Phép ẩn dụ là một cách so sánh bằng cách gọi tên của sự vật này để chỉ một sự vật khác. Ví dụ, bạn có thể dùng phép ẩn dụ như, “Chú rùa là một chiếc mai xanh nổi trên mặt hồ”.
    • Phép so sánh là khi bạn so sánh hai sự vật với nhau với từ “như”. Ví dụ, bạn có thể viết một câu so sánh như “Chú rùa to như bàn tay của cô bé”.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho nhân vật chính đương đầu với xung đột.
    Yếu tố then chốt của một câu chuyện hay chính là sự xung đột, khi nhân vật chính phải vượt qua một trở ngại, một vấn đề hay một rắc rối để tiến tới thành công. Giới hạn câu chuyện của bạn trong một xung đột cụ thể và rõ ràng với người đọc. Bạn có thể cho nhân vật chính đang cố gắng tìm sự chấp nhận của những người khác, chống chọi với các rắc rối trong gia đình hoặc vật lộn với sự phát triển của cơ thể.[12]
    • Một xung đột phổ biến trong các truyện thiếu nhi là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết, chằng hạn như học một kỹ năng mới, đến một nơi mới hoặc bị lạc đường.
    • Ví dụ, bạn có thể cho nhân vật chính của mình đang gặp khó khăn khi thích nghi với ngôi trường mới, vì thế cô bé xem chú rùa là bạn thân nhất của mình. Hoặc nhân vật chính của bạn luôn sợ hãi tầng hầm dưới nhà và phải học cách chiến thắng nỗi sợ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nêu lên bài học luân lý nhưng đừng rao giảng.
    Hầu hết các truyện thiếu nhi đều có kết thúc có hậu, vui vẻ và kèm một bài học luân lý. Bạn nên tránh viết nặng nề ở phần này. Một bài học ý nhị sẽ hiệu quả và nhẹ nhàng hơn với người đọc.[13]
    • Thử nêu bài học luân lý qua hành động của các nhân vật. Ví dụ, bạn có thể tả cô bé và mẹ ôm nhau bên bờ hồ khi chú rùa bơi đi. Chi tiết này gợi ý về bài học tìm sự ủng hộ của gia đình nhưng không cần nói rõ với người đọc.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Minh họa cho cuốn truyện.
    Hầu hết sách thiếu nhi thường có hình minh họa để thêm phần sinh động. Bạn có thể thử thuê họa sĩ vẽ hình minh họa hoặc tự vẽ nếu có thể.[14]
    • Với nhiều cuốn sách thiếu nhi, hình minh họa đóng góp một nửa thành công khi đưa tác phẩm đến với độc giả. Bạn có thể vẽ các chi tiết của nhân vật như quần áo, kiểu tóc, nét mặt và màu sắc trong các hình mình họa.
    • Thông thường tranh minh họa cho sách thiếu nhi được vẽ sau khi viết truyện. Như vậy người vẽ có thể dựa vào nội dung trong từng cảnh hoặc diễn tiến trong truyện để mình họa cho câu chuyện.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Gọt giũa truyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đọc truyện thành tiếng.
    Khi đã hoàn thành bản thảo của truyện, bạn hãy đọc lên thành tiếng. Nghe thử xem câu chuyện có xuôi tai không. Lưu ý nếu có những cách diễn đạt quá phức tạp hoặc quá cao so với đối tượng độc giả của bạn. Chỉnh sửa lại truyện sao cho dễ đọc và dễ theo dõi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giới thiệu cho trẻ em đọc truyện.
    Thu thập các phản hồi từ nhóm tuổi mà bạn nhắm đến. Nhờ anh chị em, các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình hoặc bọn trẻ ở trường học đọc truyện của bạn và cho nhận xét. Điều chỉnh lại truyện sao cho cuốn hút và gần gũi hơn với trẻ em.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chỉnh sửa sao cho truyện có độ dài phù hợp và cách diễn đạt sáng sủa.
    Đọc lại bản nháp và đảm bảo rằng truyện không quá dài. Thông thường, truyện thiếu nhi sẽ có hiệu quả nhất nếu có nội dung ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Hầu hết các truyện thiếu nhi đều rất ít các đoạn văn, và nếu có thì chúng phải hữu ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc xuất bản truyện.
    Nếu thích truyện vừa sáng tác, bạn có thể nộp cho các nhà xuất bản để họ xem xét truyện của bạn. Viết một thư đề xuất gửi đến các nhà biên tập và xuất bản.
    • Bạn cũng có thể tự xuất bản những cuốn truyện viết cho thiếu nhi của mình và bán cho độc giả qua mạng.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lucy V. Hay
Cùng viết bởi:
Tác giả, Người viết và biên tập kịch bản
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lucy V. Hay. Lucy V. Hay là tác giả, nhà biên tập kịch bản và blogger đã giúp đỡ các tác giả khác thông qua các buổi hội thảo, khóa học về viết lách và trang blog của cô là Bang2Write. Lucy là nhà sản xuất của hai bộ phim kinh và tiểu thuyết tội phạm đầu tay của cô, The Other Twin, đang được Agatha Raisin, nhà làm phim từng đoạt giải Emmy của Sky (Free@Last TV) chuyển thể lên màn ảnh. Bài viết này đã được xem 10.715 lần.
Trang này đã được đọc 10.715 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo