Tải về bản PDFTải về bản PDF

Sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống) sẽ giúp kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ dễ chịu hơn rất nhiều. Khi dùng tampon, bạn vẫn có thể bơi lội, chơi thể thao và thực hiện các hoạt động thường ngày khác. Vì tampon được đặt vào trong âm đạo nên với nhiều người, chúng có vẻ khá phức tạp. Tuy nhiên chỉ cần tập luyện một chút là bạn có thể tháo tampon ra rất dễ dàng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Biết khi nào cần thay tampon

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thay tampon sau mỗi 3-5 giờ để tránh bị tràn.
    Mặc dù tampon có thể sử dụng đến tối đa là 8 giờ nhưng thường thì bạn nên thay thường xuyên hơn. Tùy vào lượng kinh nguyệt ít hay nhiều, bạn nên thay tampon sau khoảng 3-5 giờ để tránh kinh nguyệt thấm ra ngoài.[1]
    • Nếu để tampon trong người lâu hơn 8 giờ, bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Sốc nhiễm độc (TSS), một chứng nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến tử vong.[2]
    • Nếu khi thay tampon mà thấy tampon vẫn còn khả năng thấm hút tốt và chỉ có một ít máu thì bạn nên chuyển sang dùng loại có độ thấm hút thấp hơn. Bạn nên chọn loại tampon có độ thấm hút thấp nhất có thể tùy vào lượng kinh nguyệt của mình .[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thay tampon nếu cảm thấy ẩm ướt.
    Điều này có nghĩa là tampon không còn khả năng thấm hút nữa và kinh nguyệt đang bị rỉ ra ngoài.[4]
    • Hãy dùng thêm băng vệ sinh mỏng nếu bạn lo tampon sẽ bị tràn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra tampon nếu cảm thấy không thoải mái.
    Nếu dùng tampon đúng cách thì bạn sẽ không có cảm giác về sự hiện diện của nó. Nếu cảm nhận được chiếc tampon thì tức là bạn đang để nó quá nông. Hãy rửa sạch tay và dùng một ngón tay đẩy tampon vào sâu trong âm đạo hơn một chút nữa.[5]
    • Nếu tampon không dịch chuyển hoặc bạn cảm thấy đau thì có thể do âm đạo quá khô, bạn nên lấy tampon ra và làm lại từ đầu. Bạn cũng nên thử dùng tampon có độ thấm hút thấp hơn. [6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thay tampon nếu bạn giật nhẹ vào dây và tampon dễ dàng trượt ra ngoài.
    Mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên thử kéo dây tampon. Nếu tampon tuột ra dễ dàng thì bạn nên thay cái khác.[7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thay tampon nếu thấy dây tampon có máu.
    Dù chiếc tampon chưa đầy hay không dễ dàng trượt ra nhưng nếu dây tampon có máu thì có nghĩa là máu sắp rỉ ra ngoài.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kiểm tra triệu chứng Sốc nhiễm độc.
    Hãy tháo tampon và đến cơ sở y tế khám nếu bạn có các triệu chứng sau: bất ngờ sốt cao (từ 39 độ trở lên); nổi ban đỏ như bị cháy nắng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể; cảm thấy chóng mặt hay choáng váng khi đứng dậy, bị nôn hoặc tiêu chảy. Đó là những triệu chứng của hội chứng Sốc nhiễm độc. Dù hiếm gặp nhưng hội chứng này cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến tử vong.[9]
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tháo tampon

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngồi trên bồn cầu và mở rộng hai chân.
    [10] Ngồi trên bồn cầu sẽ giúp bạn tránh làm bẩn không gian xung quanh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thư giãn.
    Việc tháo tampon ra sẽ không gây đau đớn. Nếu cảm thấy căng thẳng, bạn hãy hít một hơi thật sâu và khiến mình sao nhãng bằng cách đọc một cuốn tạp chí. Đừng siết chặt các cơ âm đạo.
    • Nếu không thể thả lỏng cơ thể thì bạn hãy thử đi tiểu một chút. Việc này có thể khiến các cơ âm đạo thả lỏng để bạn lấy tampon ra dễ dàng.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kéo sợi dây ở đầu tampon.
    Chiếc tampon sẽ dễ dàng tuột ra ngoài, thường với rất ít hoặc không có lực ma sát.
    • Nếu bạn không thể lấy tampon ra dễ dàng hoặc cảm thấy đau thì có thể chưa đến lúc cần thay. Trừ khi bạn đã đưa tampon vào được khoảng 8h (nếu là vậy thì hãy đi tiểu để lấy nó ra dễ dàng hơn), bạn có thể để tampon thêm một hoặc hai giờ nữa rồi kiểm tra lại.[12]
    • Nếu tháo tampon ra sau 4-8 giờ và có rất ít máu thì bạn nên đổi sang dùng loại tampon có độ thấm hút thấp hơn hoặc dùng băng vệ sinh để thay thế.[13]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sau khi tháo tampon ra, bạn hãy gói nó bằng giấy vệ sinh và để vào thùng rác.
    Nhiều hãng tampon quảng cáo rằng bạn có thể xả tampon của họ trong bồn cầu, nhưng để an toàn thì tốt nhất là không nên làm vậy.[14] Tampon sẽ từ từ bị phân rã, tuy nhiên tốc độ phân ra sẽ không đủ nhanh, chúng sẽ nở ra và làm tắc ống dẫn nước, làm hỏng bể phốt và gây ra rất nhiều các vấn đề (đắt tiền) khác.
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tháo tampon bị mất dây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng hoảng sợ.
    Tampon không thể “lạc mất” trong cơ thể bạn được dù nó bị đứt dây hay bạn không tìm thấy dây tampon đâu.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
    Bạn sẽ làm ướt tay, sau đó thoa xà phòng, rửa sạch và tráng lại với nước. Nhớ lau khô tay với khăn sạch.
    • Đôi tay có thể chứa rất nhiều vi khuẩn có hại.
    • Không để móng tay dài hoặc sắc để tránh làm xước cơ thể.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị tư...
    Chuẩn bị tư thế như khi bạn thường đưa tampon vào cơ thể. Ví dụ, bạn có thể ngồi trên bồn cầu, ngồi xổm hoặc đứng gác một chân lên bệ bồn cầu. Hãy chọn cho mình tư thế thoải mái nhất, hít một hơi thật sâu và cố gắng thả lỏng cơ thể.[16]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đưa ngón tay trỏ vào trong âm đạo và tìm chiếc tampon.
    Bạn hãy xoay ngón tay theo chuyển động tròn từ trước ra sau cho đến khi cảm nhận được chiếc tampon. Lúc này nó có thể bị đẩy sang bên cạnh hoặc đẩy sâu vào bên trong ống âm đạo, gần cổ tử cung và sau bàng quang. [17]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa hai ngón tay vào trong âm đạo, kẹp lấy chiếc tampon và kéo nó ra ngoài.
    [18]
    • Nếu không tìm thấy chiếc tampon hoặc gặp khó khăn khi lấy nó ra ngoài, bạn hãy thử ngồi lên bồn cầu và rặn giống như khi bạn rặn đẻ hoặc đi nặng.

Lời khuyên

  • Không xả tampon trong bồn cầu để tránh gây tắc bồn cầu.
  • Nếu tampon bị khô, bạn nên tháo nó ra sau khoảng 8 giờ đồng hồ. Khi tampon “ướt” thì nó sẽ tuột ra rất dễ dàng.
  • Hãy tháo tampon ra giống như khi bạn đưa nó vào, như vậy sẽ bớt đau hơn.
  • Nếu bạn cần được giúp đỡ, đừng ngại ngần nhờ mẹ hoặc bạn của mình.

Cảnh báo

  • Hội chứng Sốc nhiễm độc (TSS). Đây là một hội chứng cực kỳ hiếm nhưng rất nghiêm trọng, thường gặp khi sử dụng tampon trong thời gian quá lâu. Bạn hãy nhớ thay tampon sau nhiều nhất là mỗi 8 giờ.
  • Hãy sử dụng loại tampon có độ thấm hút phù hợp với lượng kinh nguyệt. Nếu lượng kinh nguyệt ít mà bạn sử dụng loại tampon siêu thấm thì tampon sẽ không thấm được đầy và có thể gây xước âm đạo, dẫn đến hội chứng Sốc nhiễm độc.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.345 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 1.345 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?