Cách để Tăng nồng độ hemoglobin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hemoglobin là một protein phức hợp giàu sắt có trong máu. Chức năng chính của hemoglobin là mang oxy từ phổi đến các tế bào của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Một chức năng quan trọng khác đó là vận chuyển CO2 từ các tế bào này đến phổi. Nồng độ hemoglobin bình thường trong máu là 13.5-18 g/dL ở nam giới và 12-16 g/dL ở nữ giới. Nếu nồng độ hemoglobin thấp, bạn có thể làm tăng nồng độ này thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, dùng liệu pháp tự nhiên và các phương pháp điều trị y tế nếu muốn. Hãy xem bước 1 để bắt đầu ngay.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tăng nồng độ hemoglobin bằng cách thay đổi chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thực phẩm giàu sắt.
    Sắt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Nếu nồng độ hemoglobin thấp, bạn nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt như:[1]
    • Gan
    • Thịt
    • Tôm
    • Thịt bò
    • Đậu phụ
    • Cải bó xôi (rau chân vịt)
    • Dứa (thơm)
    • Các loại hạt như hạt hạnh nhân. Hãy cẩn trọng khi ăn hạt để tránh bị dị ứng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng cường bổ sung vitamin C.
    Vitamin C có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách tăng cường sử dụng các loại hoa quả và rau củ như:
    • Cam
    • Xoài
    • Quýt
    • Dâu tây
    • Bắp cải
    • Bông cải xanh
    • Ớt
    • Cải bó xôi (rau chân vịt)
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn thực phẩm giàu axit folic.
    Axit folic rất quan trọng đối với việc sản sinh tế bào hồng cầu. Thực phẩm giàu axit folic gồm có:
    • Các loại hạt
    • Đậu
    • Mầm lúa mạch
    • Giá
    • Bông cải xanh
    • Các loại hạt
      • Nếu chế độ ăn của bạn vốn đã chứa nhiều vitamin C, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tăng cường hấp thụ thêm một chút axit folic vì vitamin C khiến cơ thể bài tiết axit folic.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn ngũ cốc nguyên hạt.
    Ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất giàu sắt. Như đã nêu trên, sắt là thành phần chính trong quá trình sản xuất hemoglobin (máu cần sắt để hình thành loại protein này). Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp tăng nồng độ sắt, nhờ đó tăng nồng độ hemoglobin.
    • Tránh xa bánh mì, ngũ cốc và mì ống trắng. Các thực phẩm này đã bị mất đi dưỡng chất do quá trình tinh chế nên bị mất màu sắc. Chúng có ít giá trị dinh dưỡng và thường chứa nhiều cacbon-hydrat đơn hay đường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh các thực phẩm ngăn chặn hấp thụ sắt.
    Thực phẩm ngăn chặn hấp thụ sắt là các loại thực phẩm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một số thực phẩm và chất cản trở hấp thụ sắt gồm có:
    • Rau mùi tây
    • Cà phê
    • Sữa
    • Trà
    • Nước ngọt
    • Thuốc kháng axit không kê đơn
    • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và canxi
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ăn ít gluten.
    Gluten là một dạng protein từ ngũ cốc. Đối với người mắc bệnh ruột nhạy cảm với glutein thì việc bổ sung thực phẩm chứa gluten có thể gây thương tổn niêm mạc ruột non, từ đó làm suy giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, chất béo, folate và sắt.
    • Ngày nay, việc áp dụng chế độ ăn không glutein không hề bất tiện. Nhiều nhà hàng dễ dàng chế biến đồ ăn sao cho phù hợp với những thực khách cần chế độ ăn không gluten. Thành phần gluten cũng được ghi rõ trên nhãn của nhiều sản phẩm được bán trong cửa hàng tạp hóa.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tăng nồng độ hemoglobin bằng liệu pháp tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng sâm Ấn Độ để tăng nồng độ hemoglobin.
    Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thảo mộc này có thể giúp làm tăng đáng kể nồng độ hemoglobin, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Sâm Ấn Độ được sử dụng trong Y học Cổ truyền Ấn Độ để điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt.[2]
    • Trong nghiên cứu nói trên ở những người dùng sâm Ấn Độ, lượng tế bào hồng cầu được cải thiện nồng độ hemoglobin tăng lên. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về loại thảo mộc này cũng như liều lượng sử dụng phù hợp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng lá cây tầm ma để bổ sung nguồn sắt dồi dào.
    Lá cây tầm ma là loại thảo mộc giàu sắt và thường được dùng để điều trị viêm khớp. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và hấp thụ hemoglobin. Bổ sung càng nhiều sắt thì càng nhiều hemoglobin được sản sinh.
    • Lá cây tầm ma có bán ở các cửa hàng kinh doanh vitamin và thực phẩm chức năng và cửa hàng trực tuyến. Thảo mộc này có sẵn ở dạng dầu, viên nang và thậm chí là dạng trà.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thực phẩm chức năng từ đương quy.
    Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc tiêu thụ đương quy có thể giúp khôi phục nồng độ hemoglobin gần về mức bình thường.[3] Thảo mộc này thường được dùng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), triệu chứng kinh nguyệt, đau bụng kinh, táo bón và thiếu máu. Các chuyên gia cho rằng coban trong đương quy giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu.
    • Đương quy chủ yếu có sẵn ở dạng viên nang nhưng cũng có thể dùng ở dạng dầu để pha vào nước uống. Sản phẩm có bán ở các cửa hàng thực phẩm chức năng, một số hiệu thuốc và bán trực tuyến.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc việc bổ sung chitosan.
    Nghiên cứu cho thấy bổ sung 45 mg chitosan cho bệnh nhân suy thận sẽ giúp làm giảm nồng độ cholesterol và tăng nồng độ hemoglobin ở mức tương đối.[4] Bạn nên trao đổi với bác sĩ về liệu pháp tự nhiên này và hỏi xem liệu mình có thể sử dụng không.
    • Chitosan có bán trực tuyến và tại các cửa hàng kinh doanh vitamin và thực phẩm chức năng đặc biệt. Chính xác thì từ này được đọc là KAI-to-san.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tìm sự trợ giúp y tế để tăng nồng độ hemoglobin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thực phẩm chức năng để tăng nồng độ hemoglobin.
    Một số bệnh nhân được khuyên dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng kê đơn hoặc không kê đơn để tăng cường nồng độ hemoglobin. Một số chất cần được bổ sung bao gồm:[5]
    • 20-25 mg sắt mỗi ngày. Cách này giúp kích thích sản xuất hematin.
    • 400 mcg axit folic mỗi ngày. Cách này giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu giúp vận chuyển hemoglobin.
    • 50-100 mcg vitamin B6 mỗi ngày. Cách này giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu.
    • 500-1000 mg vitamin B12 mỗi ngày. Các bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin B12 để tăng số lượng tế bào bạch cầu.
    • 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Tăng cường vitamin C cũng giúp sản xuất tế bào bạch cầu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm erythropoietin.
    Erythropoietin là hormone được thận sản xuất để kích thích sự phát triển của tế bào hồng cầu nhờ tủy xương. Khi tế bào thận nhận thấy nồng độ oxy trong máu quá thấp, thận sẽ sản sinh và giải phóng erythropoietin để kích thích tủy xương sản xuất thêm tế bào hồng cầu. Tăng lượng tế bào hồng cầu cũng giúp cải thiện khả năng vận chuyển oxy của máu.
    • Nói chung, chức năng chính của erythropoietin là kích thích sản xuất tế bào hồng cầu và kích thích quá trình tổng hợp hemoglobin (một thành phần của tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy).
    • Erythropoietin được tiêm qua tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da (phần mỡ bên ngoài chân và bắp đùi).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc việc truyền máu nếu nồng độ hemoglobin quá thấp.
    Đôi khi, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ khuyến nghị việc truyền máu để cải thiện lượng hemoglobin.
    • Trước khi truyền máu, các biện pháp phòng ngừa an toàn cần được tiến hành để đảm bảo chất lượng và độ tương thích của máu. Máu được kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm bẩn không để tránh gây phản ứng bất lợi cho bệnh nhân. Máu được hiến có thể chứa các thành phần gây nhiễm HIV/AIDS và viêm gan, do đó việc sàng lọc đúng cách là rất quan trọng.
    • Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, máu sẽ được truyền cho bệnh nhân. Máu được truyền thông qua ống thông tĩnh mạch trung tâm hoặc đường tĩnh mạch trên cánh tay trong vài giờ.
    • Sau đó, bệnh nhân được theo dõi cẩn thận xem có dấu hiệu bất thường nào do truyền máu không, ví dụ như khó thở, ngứa hoặc phát ban và tăng thân nhiệt.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Lưu ý rằng nếu số lượng hemoglobin thấp, bạn có thể mắc nhiều căn bệnh. Có nhiều nguyên nhân khiến nồng độ hemoglobin thấp, bao gồm bệnh Crohn’s, suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh thận, bệnh bạch cầu và nhiều bệnh khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 7.072 lần.
Trang này đã được đọc 7.072 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo