Cách để Quên đi Ký ức Một cách Cố ý

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một số kỷ niệm có thể khá đau buồn đến nỗi bạn chỉ muốn quên chúng đi. Mặc dù, bạn sẽ không thể nào xóa bỏ hoàn toàn ký ức khỏi tâm trí, có nhiều chiến lược mà bạn có thể sử dụng để khiến nó trở nên bớt rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một vài hành động để thay đổi cảm xúc mà kỷ niệm đem lại cho bạn và để thay thế nó với ký ức hạnh phúc mới. Hãy nhớ rằng bạn không thể nào quên đi một ký ức nào đó, vì vậy, bạn có thể sẽ cần phải đến gặp nhà trị liệu nếu kỷ niệm không vui đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Quên đi Ký ức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định điều mà bạn muốn quên.
    Trước khi bạn có thể quên đi một kỷ niệm nào đó, bạn cần phải suy nghĩ một cách chi tiết về nó. Điều này có thể sẽ khá khó khăn, nhưng nó thật sự rất cần thiết. Viết ra câu trả lời cho các câu hỏi sau đây để tìm hiểu chi tiết về kỷ niệm đó:
    • chuyện gì đã xảy ra?
    • có liên quan đến ai?
    • thời gian và địa điểm mà nó xảy ra?
    • còn chuyện gì khác đã xảy đến?
    • bạn đã cảm thấy như thế nào?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Suy nghĩ về một yếu tố nào đó trong kỷ niệm gây khó chịu cho bạn nhiều nhất.
    Bước tiếp theo là xác định phần đau buồn nhất trong ký ức. Tìm hiểu tận gốc nhân tố gây khó chịu cho bạn nhiều nhất sẽ giúp bạn nhận biết được điều mà bạn cần phải quên. Bạn nên viết những điều cụ thể này ra giấy để có thể bắt đầu quá trình quên chúng đi.
    • Cần nhớ rằng bạn không thể quên đi sự tồn tại của người yêu cũ của bạn, nhưng bạn có thể quên ngày tháng, sự kiện, hoặc kỷ niệm cụ thể nào đó. Ví dụ, bạn sẽ có thể quên đi mùi hương nước hoa của người ấy, ngày hẹn đầu tiên, hoặc một điều gì đó mà người ấy đã nói với bạn.
    • Nếu bạn nhận thấy rằng bản thân đang đắm chìm trong trải nghiệm đau thương, bạn có thể lập danh sách người đã quấy rầy bạn, địa điểm cụ thể khiến bạn đau buồn, và chi tiết liên quan đến giác quan khác chẳng hạn như mùi hương trong phòng ăn, phòng chứa đồ cá nhân, hoặc phòng tập thể dục.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xoá bỏ ký ức bằng nghi thức giải thoát.
    Bạn có thể sử dụng các chi tiết mà bạn đã xác định để tiến hành nghi thức giải thoát. Nghi thức giải thoát là bài tập tinh thần có thể giúp bạn quên đi ký ức.[1] Để thực hiện nghi thức này, tất cả những gì mà bạn cần làm đó là biến kỷ niệm của bạn thành một bức ảnh trong tâm trí và tưởng tượng rằng bạn đang đốt nó.
    • Trong tâm trí của mình, hãy suy nghĩ về một phần của kỷ niệm mà bạn muốn quên. Cố gắng hình dung về chi nó như một bức ảnh. Sau đó, tưởng tượng rằng bạn đang đốt bức ảnh đó.[2] Tưởng tượng rằng rìa của bức ảnh đang chuyển sang màu nâu và cuộn tròn lại, sau đó chuyển sang màu đen và tan thành mây khói. Tưởng tượng rằng ngọn lửa đang đốt cháy bức ảnh ký ức trong tâm trí của bạn cho đến khi nó hoàn toàn biến mất.
    • Bạn cũng có thể sử dụng một hình ảnh khác để thay thế với kỷ niệm thật của bạn. Ví dụ, bạn có thể hình dung về kẻ bắt nạt bạn như một chiếc xe Honda Civic đang chìm dần xuống hồ hoặc như một chiếc xe chở hàng đang chầm chậm đâm sầm vào tường.
  4. Step 4 Loại bỏ "tác nhân kích hoạt".
    Một vài đồ vật hoặc hình ảnh cụ thể có thể kích hoạt kỷ niệm đau đớn của bạn và khiến bạn khó có thể quên nó.[3] Nếu bạn sở hữu bất kỳ một đồ vật hoặc hình ảnh nào có thể kích hoạt ký ức xấu của bạn, bạn nên giấu chúng đi hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
    • Ví dụ, bạn nên loại bỏ bất kỳ một vật gì khiến bạn nhớ về người yêu cũ, bao gồm các bức ảnh và những món quà mà người ấy tặng bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét việc thôi miên.
    Bạn cũng có thể nhận thấy rằng thôi miên sẽ giúp bạn quên đi ký ức không mong muốn. Thôi miên đòi hỏi bạn phải bước vào trạng thái thư giãn để bạn trở nên cởi mở hơn với các lời đề nghị.[4] Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia thôi miên trong khu vực nếu đây là điều mà bạn muốn thử.
    • Bạn nên nhớ rằng không phải người nào cũng có thể bị thôi miên, vì vậy, nó có thể sẽ không đem lại hiệu quả cho bạn. Đối với những người có thể bị thôi miên, có cơ hội là hiệu quả chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Thay thế Ký ức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Suy nghĩ về ký ức xấu khi thực hiện những điều vui vẻ.
    Một cách để vượt qua cảm giác tồi tệ liên quan đến một kỷ niệm nào đó chính là dạy cho bản thân cách để liên kết kỷ niệm không vui với những điều tốt đẹp.[6] Mục tiêu của bạn là khiến cho các ký ức này ít đau buồn hơn thông qua sự liên kết tích cực.
    • Thực hiện một điều gì đó khiến bạn hạnh phúc trong khi suy nghĩ về ký ức tồi tệ. Ví dụ, bạn có thể nhìn lại sự xấu hổ mà bạn đã cảm nhận khi chia tay với người yêu trong khi lắng nghe một loại nhạc êm dịu nào đó. Hoặc, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm một cách thoải mái với một vài ngọn nến có hương thơm trong khi suy nghĩ về khoảng thời gian bạn bị mất việc.
    • Nếu sự liên kết tích cực không thể giúp được bạn, bạn có thể thử lắng nghe tiếng ồn trắng để "nhận chìm" kỷ niệm đau đớn. Lắng nghe âm thanh của chiếc radio đã được chuyển sang chế độ nhiễu (static), hoặc một loại máy phát tiếng ồn trắng khác trong khi trầm tư về kỷ niệm đau buồn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hình thành ký ức mới.
    Một cách tuyệt vời khác để loại bỏ kỷ niệm cũ là bước ra ngoài xã hội và hình thành một vài kỷ niệm mới. Ngay cả khi bạn không thực hiện những điều liên quan đến ký ức mà bạn muốn quên đi, hình thành ký ức mới sẽ giúp bạn loại bỏ điều mà bạn muốn quên.[7] Một vài phương pháp mà bạn có thể tiến hành để tạo nên kỷ niệm mới bao gồm:
    • theo đuổi sở thích mới
    • đọc một quyển sách mới
    • xem một bộ phim
    • tìm một công việc mới
    • kết bạn mới
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm cách để cải thiện ký ức xấu.
    Bạn có thể thay thế kỷ niệm mà bạn muốn quên bằng cách xây dựng kỷ niệm mới tương tự như ký ức cũ.[8] Bạn nên tìm cách để trải nghiệm những điều tích cực tương tự như kỷ niệm mà bạn muốn quên. Sau một thời gian, cả hai ký ức trong tâm trí của bạn sẽ bắt đầu giao nhau và ký ức gốc sẽ không còn mạnh mẽ như trước.
    • Ví dụ, nếu bạn muốn quên đi chuyến du lịch đến Hội An mà bạn đã có, bạn có thể đến Hội An một lần nữa hoặc đi đến một nơi nào đó gần Hội An. Bạn có thể đến thăm Đà Nẵng, Huế, v.v. Trong chuyến đi, hãy mua vài chiếc áo phông mới, chụp những bức ảnh mới trên biển, và thử qua nhiều nhà hàng mới.
    • Nếu bạn không thể quên được mùi nước hoa của người yêu cũ, hãy đến quầy bán nước hoa tại trung tâm mua sắm hoặc siêu thị. Ngửi từng loại mùi nước hoa dành cho nam, lắp đầy tâm trí bạn với mùi hương mới và nhiều loại mùi hương khác nhau.
    • Hẹn hò. Nếu ký ức về người yêu cũ đang làm bạn khó chịu, hẹn hò với người khác có thể sẽ giúp bạn tiến bước và tạo nên nhiều kỷ niệm tốt đẹp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem xét việc trò chuyện với nhà trị liệu.
    Nếu bạn không thể quên đi hoặc vượt qua cảm xúc tiêu cực bởi vì một kỷ niệm tồi tệ nào đó, tìm gặp nhà trị liệu có thể sẽ là ý hay. Nhà trị liệu có thể giúp bạn đối phó với cảm xúc liên quan đến ký ức của bạn để bạn có thể tiến bước với cuộc sống của mình.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nghe sách nói (audio book) và tập trung vào câu chuyện có thể giúp ích được cho bạn. Hãy thử lắng nghe một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng đủ thú vị để gây xao nhãng cho bản thân.
  • Hãy kiên nhẫn. Mỗi phương pháp đều cần có thời gian và cần phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để có thể thành công. Đừng nản chí trước sự thất bại mà hãy tiếp tục cố gắng. Nhờ trợ giúp nếu cần.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Allison Broennimann, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Broennimann, PhD. Allison Broennimann là nhà tâm lý học lâm sàng có cơ sở hành nghề tư nhân tại Khu vực Vịnh San Francisco, chuyên cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu và tâm lý thần kinh. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, tiến sĩ Broennimann chuyên cung cấp các giải pháp tâm lý trị liệu để điều trị chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề tình cảm, nỗi đau buồn, các vấn đề về hành vi, căng thẳng sang chấn và các giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống. Là một phần trong dịch vụ trị liệu tâm lý thần kinh, cô tích hợp liệu pháp tâm lý chuyên sâu với phục hồi nhận thức cho những người đang hồi phục sau chấn thương sọ não. Tiến sĩ Broennimann có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ khoa học và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Palo Alto. Cô được cấp phép bởi Hội đồng Tâm lý học California và là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 44.969 lần.
Chuyên mục: Triết học
Trang này đã được đọc 44.969 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo