Cách để Phục hồi hai chân sau bị yếu ở chó già

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cũng như con người chúng ta, loài chó khi già đi có thể di chuyển khó khăn hơn hồi còn trẻ. Nếu thấy hai chân sau của chó bị yếu đi nhiều, có lẽ bạn đang nghĩ cách làm sao để giúp đỡ nó. May mắn là có những cách để giúp cho hai chân sau của chó già khỏe lên để nó có thể đi lại dễ dàng hơn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết chó bị yếu hai chân sau, biết một số nguyên nhân của tình trạng này và một số lời khuyên giúp chó phục hồi.

Question 1 của 3:

Các triệu chứng yếu hai chân sau ở chó già là gì?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Khó đi lại là dấu hiệu quan trọng cho thấy hai chân sau của chó bị yếu.
    Cho dù chú chó của bạn đã già, bạn cũng nên chú ý đến các dấu hiệu cho thấy hai chân sau của nó không hoạt động bình thường. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, hoặc là chó đang bị đau. Chú ý quan sát một số triệu chứng sau:[1]
    • Không đi lại được
    • Không đứng được
    • Đi lảo đảo, có lúc khuỵu xuống
    • Đi khập khiễng
    • Thường sử dụng hai chân trước hơn hai chân sau
    Quảng cáo
Question 2 của 3:

Nguyên nhân nào làm yếu hai chân sau ở chó già?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Viêm khớp:
    Viêm khớp là thủ phạm khả nghi nhất khi chó bị yếu hai chân sau. Các giống chó to và nặng thường mắc bệnh viêm khớp khi già đi. Một số dấu hiệu viêm khớp bao gồm: khó đứng dậy, lờ đờ và đau khi bị chạm vào.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bệnh lý về đĩa đệm ở cột sống:
    Bệnh này khá thường gặp ở chó già, có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm. Hãy đem chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt nếu bạn thấy chó đột ngột bị khuỵu chân.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bệnh Cushing:
    Đây là một bệnh lý nội tiết gây mất khối cơ. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh bao gồm khát nước và đi tiểu nhiều lần, nhưng khi bệnh tiến triển thì chó sẽ bị mất khối cơ. Những giống chó beagle, poodle, and dachshund thường bị bệnh này khi về già.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bệnh thoái hóa tủy:
    Bệnh thần kinh di truyền hiếm gặp này có thể gây tử vong, và đáng tiếc là hiện nay chưa có cách điều trị. Nếu chó của bạn thường kéo lê móng chân và ngón chân khi đi lại và có vẻ như bị co thắt hoặc yếu sức ở hai chân sau, có thể là nó đang ở giai đoạn đầu của bệnh.[5]
    • Cho dù đây là bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhưng phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp cho chó điều khiển được hai chân sau. Phương pháp này thực sự có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho chó, thế nên bạn đừng bỏ cuộc nếu chó của bạn bị mắc bệnh này.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đem chó đến bác sĩ thú y để được khám và chẩn đoán.
    Đôi khi, nguyên nhân khiến chó bị yếu hai chân sau chỉ là thừa cân, nhưng cũng có thể là do một bệnh nghiêm trọng liên quan đến tuổi tác. Bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y để biết chắc chắn nếu chó của bạn bị bệnh.[7]
    Quảng cáo
Question 3 của 3:

Làm cách nào để hai chân sau của chó già khỏe lại?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng bài tập tầm vận động thụ động (PROM) để tăng độ linh hoạt cho cơ.
    Cho chó nằm nghiêng, nhấc một chân sau lên. Một tay giữ khuỷu chân của chó cho vững, tay kia di chuyển phần cẳng chân. Nhẹ nhàng gập chân chó tại khuỷu chân và di chuyển tới lui đến mức xa nhất có thể trong tầm vận động tự nhiên của nó. Lặp lại bài tập này cho chân bên kia, mỗi ngày thực hiện vài lần.
    • Bài tập PROM giúp giảm viêm, thúc đẩy sản xuất dịch khớp và giãn cơ. Khi được thực hiện thường xuyên, bài tập này có thể giúp giảm viêm khớp và phục hồi tầm vận động cho chó.
    • Nếu chó của bạn có vẻ như không thoải mái khi thực hiện bài tập, hãy liên lạc với bác sĩ thú y.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thực hiện bài tập chuyển tư thế ngồi/đứng để tập luyện hai chân sau.
    Bài tập này thường được sử dụng trong vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và độ vững của chân. Cho chó ngồi xuống đứng lên vài lần liên tiếp và thưởng cho chó khi nó nghe lời. Nếu chó làm được, hãy lặp lại bài tập này mỗi ngày hai lần.[8]
    • Để bài tập có hiệu quả nhất, quan trọng là cần giữ tư thế đúng. Khi ngồi, chó phải ở tư thế “nhân sư”, thân mình đặt sát sàn và hai chân co sát vào mình. Khi đứng dậy, chó phải tì hai chân trước trên sàn và di chuyển hai chân sau tới trước.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dẫn chó đi dạo mỗi ngày vài lần để cải thiện sức mạnh.
    Bài tập này cần thiết cho chó duy trì sức khỏe, đặc biệt là khi chúng già đi. Một lần đi dạo ngắn, thậm chí chỉ 5 phút, cũng giúp chó dần dần hồi phục sức lực. Chú ý theo dõi để chó không gắng sức quá mức. Chó bị khuỵu chân hoặc đau chân là dấu hiệu cho thấy bạn nên cho nó nghỉ.[10]
    • Bài tập đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng có thể giúp chó phục hồi khả năng phối hợp và giữ thăng bằng. Bạn có thể thử cho chó đi trên nệm để chó sử dụng nhiều nhóm cơ trong khi di chuyển.[11]
    • Nếu chú chó của bạn thích bơi lội thì đây có thể là một cách tuyệt vời để rèn sức mạnh mà không gây quá nhiều áp lực lên khớp. Cho chó ra hồ bơi hoặc vùng nước lặng để tập, nhưng nhớ trông chừng cẩn thận để nó không tập quá sức. Nếu thấy chó phải vật lộn để nổi trong nước, hãy vớt nó lên ngay.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho chó uống thực phẩm chức năng để tăng độ linh hoạt.
    Có nhiều loại thực phẩm chức năng, nhưng nhiều bác sĩ thú y khuyên dùng hai sản phẩm: Glucosamine Hydrochloride và Chondroitin Sulfate. Mặc dù vẫn có một số tranh cãi về mặt khoa học, nhưng có nhiều bằng chứng truyền miệng cho thấy những sản phẩm này có tác dụng. Nếu quan tâm, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về liều lượng và sự kết hợp của các sản phẩm nào là phù hợp cho chó của bạn.[13]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm áp lực lên các khớp.
    Duy trì chế độ ăn hợp lý là cách tốt nhất để giữ cho chó không bị thừa cân. Chó cần ăn thức ăn bổ dưỡng, giàu protein. Bạn nên cho chó ăn thịt nạc như thịt gà, và dùng rau củ làm món ăn vặt để chó giữ được cân nặng khỏe mạnh. Chó thừa cân hoặc béo phì thường dễ bị yếu hai chân sau.[14]
    • Để kiểm tra nhanh xem chó có thừa cân không, bạn hãy thử dùng phép thử sờ xương sườn. Dùng các ngón tay vuốt dọc hai bên sườn chó. Nếu chó có cân nặng vùa phải, bạn sẽ dễ dàng sờ được từng chiếc xương sườn (nhưng không trông thấy). Nếu bạn kẹp được lớp da và mỡ dày hơn 2,5 cm bên ngoài lồng ngực của chó thi có lẽ đã đến lúc phải giảm cân cho nó.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng thuốc giảm đau kháng viêm để giúp chó bớt khó chịu.
    Các thuốc này không có công dụng chữa trị các nguyên nhân gây yếu hai chân sau của chó, nhưng nhờ tác dụng giảm viêm, thuốc có thể giúp chó chống chọi với bệnh viêm khớp hoặc khi bị thương, Nếu bạn thấy chó bị đau, hãy hỏi bác sĩ thú y về các loại thuốc này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thử dùng phương pháp châm cứu để tăng khả năng hồi phục tự nhiên của chó.
    Chuyên gia châm cứu sẽ châm những chiếc kim vào các huyệt nhất định trên cơ thể chó để kích thích lưu thông máu và các dây thần kinh. Nhờ tác dụng giảm viêm và giảm đau, liệu pháp châm cứu có thể giúp chó của bạn dễ chịu hơn. Nhiều phòng khám thú y có châm cứu, do đó bạn nhớ hỏi về liệu pháp này.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Chọn liệu pháp laser để trị viêm bằng phương pháp tiên tiến.
    Thủ thuật này được bác sĩ thú y thực hiện, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Đây là liệu pháp dùng tia laser để kích thích các tế bào kích hoạt chức năng trị viêm và giảm đau. Nếu chó bị viêm khớp hoặc bệnh về đĩa đệm, liệu pháp laser có thể đem lại các thay đổi tích cực về chất lượng sống.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ray Spragley, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 1.741 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 1.741 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo