Cách để Phản hồi khi bị phớt lờ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù người yêu hay bạn bè phớt lờ bạn, việc trở nên vô hình luôn khiến bạn tổn thương. Đừng đổ lỗi cho bản thân nếu họ không trả lời cuộc gọi và tin nhắn của bạn. Hãy giữ bình tĩnh, và tránh van nài một lời giải thích hoặc gửi những tin nhắn giận dữ. Nếu một đối tượng hẹn hò trực tuyến hoặc người quen bình thường làm ngơ với bạn, đừng buồn vì chuyện nhỏ nhặt. Nếu ai đó thân thiết hơn cố tình thờ ơ với bạn, điều đó thật sự đáng buồn. Hãy cho bản thân thời gian để cảm nhận nỗi buồn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận ra khi bạn bị phớt lờ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ bình tĩnh.
    Thật khó để giữ bình tĩnh khi những tin nhắn và cuộc gọi của bạn đột nhiên không nhận được phản hồi. Tuy nhiên, bạn nên hít thở sâu và thư giãn trước khi gửi hàng loạt những tin nhắn điên cuồng hoặc một email giận dữ có 10 đoạn văn.[1]
    • Việc không hiểu vì sao họ không trả lời sẽ khiến bạn rất khó chịu, tuy nhiên tốt hơn hết là hãy bình tĩnh trước khi nói gì đó khiến mình sẽ hối hận hoặc kết luận vội vàng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm rõ vấn đề nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ.
    Nếu bạn thấy cần thiết để chủ động liên hệ, hãy cư xử có chừng mực. Bạn có thể gửi cho họ một tin nhắn hoặc hộp thư thoại thế này, “Gần đây tớ không thấy cậu liên lạc, tớ hy vọng là mình đã không làm bất cứ điều gì khiến cậu buồn. Nếu cậu muốn xử lý vấn đề, tớ sẵn lòng trò chuyện. Nếu không, tớ chúc cậu mọi điều tốt đẹp nhất nhé”.[2]
    • Nhiều người chấp nhận việc bị phớt lờ trong một vài trường hợp. Ví dụ, nếu một đối tượng trên ứng dụng hẹn hò bắt đầu làm ngơ tin nhắn của bạn, tốt nhất là bạn nên bỏ qua và quên đi.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Schewitz, PsyD

    Sarah Schewitz, PsyD

    Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ
    Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Schewitz, PsyD
    Sarah Schewitz, PsyD
    Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ

    Yêu cầu kết thúc mối quan hệ nếu điều đó quan trọng với bạn. Dr. Sarah Schewitz là chuyên gia tâm lý học về tình yêu và mối quan hệ nói rằng: "Nếu bạn hẹn hò một lần và không nói chuyện với người đó nữa, không có gì to tát cả. Về cơ bản, họ nói rằng, 'Tôi không có hứng thú', tuy nhiên họ không có cam đảm để nói điều đó trước mặt bạn. Nếu đã hẹn hò được một tháng, bạn có thể gửi tin nhắn thế này, 'Chào, anh không biết chuyện gì đã xảy ra hay tại sao em không nói chuyện với anh nữa. Anh thật sự muốn nói chuyện để kết thúc sự việc.'"

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác nhận rằng đối phương đang cố tình phớt lờ bạn.
    Nếu bạn chỉ gặp người đó hoặc hẹn hò 1-2 lần bình thường, hỏi thăm họ sẽ chỉ phí thời gian. Tuy nhiên, nếu hai người là bạn bè hoặc yêu nhau vài tháng hay vài năm, có thể họ muốn chia sẻ nhiều điều. Trước khi vội vàng kết luận, hãy tìm hiểu xem họ có bận rộn không, và đảm bảo rằng họ ổn về mặt thể chất và tinh thần.[3]
    • Bạn có thể tìm hiểu hoạt động mạng xã hội của họ và kiểm tra xem họ có đăng tải những hình ảnh và cập nhật trạng thái không. Hãy nhớ rằng bạn không nên dành vài giờ xem các bài đăng của họ. Hãy kiểm tra nhanh.
    • Nếu có một người bạn chung, bạn có thể hỏi họ xem người mà phớt lờ bạn có ổn không.
    • Nếu bạn nghĩ có lẽ họ đang bị áp lực hoặc trải qua cảm xúc khó khăn, bạn có thể gửi cho họ một tin nhắn thế này, “Lâu rồi tớ không nghe tin gì từ cậu, và tớ hy vọng là cậu ổn. Tớ biết cậu đang trải qua giai đoạn khó khăn, tớ sẵn lòng giúp đỡ”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chấp nhận sự thật thay vì để bị lừa dối.
    Rõ ràng là người đó cố tình phớt lờ bạn, tốt nhất là hãy từ bỏ. Nếu họ đăng những bức ảnh vui vẻ trên mạng xã hội và những người bạn chung nói rằng họ đang rất ổn, vấn đề là ở họ. Bạn không thể làm gì nhiều ngoài việc nói với họ rằng bạn sẵn lòng trò chuyện bất kỳ vấn đề gì và chúc họ điều tốt đẹp.[4]
    • Điều này gần như khiến bạn tổn thương, hãy cố gắng hết sức để ngừng viện lý do cho họ hoặc nuôi hy vọng rằng sau cùng họ sẽ trả lời.
    • Nếu họ cố gắng liên lạc với bạn trong thời gian tới, hãy sử dụng khả năng đánh giá tốt nhất của bạn. Nếu họ xin lỗi và giải thích rằng họ đã phải xử lý nhiều việc, có lẽ họ không có ý xấu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Vượt qua nỗi đau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho bản thân quyền đau buồn.
    Dù một người bạn hay người yêu chấm dứt mối quan hệ với bạn, thật khó để vượt qua cảm giác bị phớt lờ. Bạn có quyền buồn bã, vì thế đừng cố che giấu nỗi buồn. Hãy để bản thân khóc, nghe nhạc buồn, hoặc dành một ngày đắm mình trên ghế sofa.[5]
    • Cho dù bạn chỉ hẹn hò 1 lần, cũng bình thường khi cảm thấy buồn. Việc bị từ chối là khó khăn trong bất kỳ tình huống nào, và kiềm nén cảm xúc sẽ không tốt cho bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cố gắng không xem đó là lỗi của bạn.
    Hầu hết các mối quan hệ yêu đương kết thúc ở thời điểm nào đó, và đôi khi chỉ là do hai người không hợp nhau. Thay vì nghĩ rằng, “Mình có gì đó không ổn”, hãy nhắc bản thân nhớ rằng, đôi khi chỉ là do người ta không hợp nhau. Đừng đổ lỗi cho chính mình chỉ vì mối quan hệ với ai đó không tốt đẹp.[6]
    • Tập trung vào sự thật rằng bạn đã “thoát hiểm trong gang tấc”. Sẽ tốt hơn khi bạn bị phớt lờ sau 1 hoặc 2 buổi hẹn hò thay vì phí vài tuần hoặc vài tháng cho ai đó không phù hợp. Nếu một người bạn hoặc người yêu lâu năm bắt đầu cố tình làm ngơ với bạn chẳng vì lý do gì cả, có lẽ việc họ biến mất khỏi cuộc đời bạn là một chuyện tốt.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giãi bày tâm sự với một người bạn hoặc thành viên gia đình.
    Trò chuyện với một người thân đáng tin cậy sẽ giúp bạn giải tỏa và kiểm soát những cảm xúc. Một người bạn thân hoặc người quen có thể động viên bạn, và dành thời gian bên họ sẽ giúp bạn quên đi rắc rối.[8]
    • Hãy gọi cho một người thân và nói, “Đột nhiên, Dũng không trả lời các cuộc gọi hay tin nhắn của em. Em nghĩ mọi việc đều ổn, nhưng mà rõ ràng là em bị phớt lờ rồi. Chúng ta gặp nhau uống cà phê nhé? Em hơi buồn và cần một người bạn ngay lúc này”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
    Ăn uống dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, và tập thể dục sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác buồn bã. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để thực hiện các hoạt động mà bạn yêu thích để tăng cường sự tự tin.[9]
    • Không bỏ bữa ăn hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy ăn những thực phẩm dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây và rau quả, protein tốt cho sức khỏe (thịt gà hoặc cá), ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
    • Cố gắng hết sức để ngủ 7-9 giờ mỗi đêm.
    • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bài tập ngoài trời sẽ đặc biệt có ích, vì thế hãy đi bộ nhanh, chạy bộ, hoặc đạp xe.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hẹn hò và gặp gỡ những người mới.
    Đừng để trải nghiệm này ảnh hưởng tới việc thiết lập các mối quan hệ trong tương lai. Chuyện hẹn hò dường như khiến bạn lo lắng, và bạn sợ lại bị phớt lờ. Hãy hít thở sâu, đối mặt với nỗi sợ, và chấp nhận khả năng bị tổn thương.[10]
    • Thử tham gia một lớp học hoặc câu lạc bộ dựa trên một trong những sở thích của bạn. Bạn có thể gia nhập câu lạc bộ làm vườn, đăng ký hội thể thao tự do, hoặc tham gia lớp học nấu ăn.
    • Nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống có nhiều niềm vui và nỗi buồn. Bạn sẽ đối mặt với những khó khăn trong tương lai, tuy nhiên việc từ chối ra ngoài giao tiếp không phải là cách để tồn tại.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Rút ra bài học từ trải nghiệm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm những cách để trưởng thành, tuy nhiên đừng đổ lỗi cho bản thân.
    Đừng khó chịu với chính mình khi bạn buồn, tuy vậy hãy nghĩ về cách rút ra bài học từ trải nghiệm bị phớt lờ. Không có gì có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp phải tình huống tương tự, tuy nhiên bạn có thể tìm cách chọn bạn bè hoặc cơ hội hẹn hò sáng suốt hơn trong tương lai.[11]
    • Hãy sống tích cực thay vì tìm cách trách mắng bản thân. Bạn có thể thực hành tự phê bình theo hướng tích cực thế này, “Mình tốn nhiều công sức để lên kế hoạch hơn so với họ, và mình nên tránh những tình huống tương tự trong tương lai”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tự hỏi chính mình xem có những tín hiệu bất ổn nào mà bạn đã thờ ơ không.
    Hãy suy nghĩ về những tương tác của bạn với người đó, và cố gắng ghi nhớ bất kỳ dấu hiệu nào mà không có ích cho mối quan hệ. Có phải bạn đã cãi nhau hay có phải dường như họ dần mất hứng thú nói chuyện không? Có phải bạn luôn là người gọi điện hoặc lên kế hoạch không?[12]
    • Đừng trách mắng bản thân vì bạn nghĩ rằng mình đã không nhận ra các tín hiệu cảnh báo. Mục đích là hãy xác định những dấu hiệu bất ổn để chú ý trong các mối quan hệ về sau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giả vờ xem sự từ chối như điều may mắn.
    Bị từ chối chưa bao giờ là việc dễ chịu, tuy nhiên hãy cố gắng có tầm nhìn bao quát hơn. Trải nghiệm đau khổ sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi đau trong tương lai. Bây giờ bạn hầu như là đau khổ, nhưng rồi bạn sẽ sớm cảm thấy khá hơn.[13]
    • Lần sau khi gặp phải tình huống khó khăn, hãy nhớ lại chuyện này, và nhắc nhở bản thân rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy ghi nhớ...
    Hãy ghi nhớ nỗi buồn của mình khi bạn chia tay người khác trong tương lai. Từ trải nghiệm bản thân bị phớt lờ, bạn biết rằng đó không phải là cách tốt nhất để kết thúc một mối quan hệ. Khi phải chia tay với ai đó hoặc chấm dứt tình bạn, bạn nên cư xử tử tế, tuy nhiên hãy nói thẳng vào vấn đề.[14]
    • Ví dụ, bạn có thể nói, “Anh đã tận hưởng thời gian chúng ta có với nhau, và thật khó để anh phải nói ra. Anh nghĩ chúng ta sẽ không có kết quả về lâu dài. Anh mong là em hiểu, và anh chúc em mọi điều tốt đẹp nhất”.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Schewitz, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Bài viết này đã được xem 5.085 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 5.085 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo