Cách để Nhập cư vào Mỹ mãi mãi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có trên 44 triệu người nhập sư sống tại Mỹ vào năm 2018.[1] Nếu hiện tại bạn đang sống ngoài nước Mỹ thì con đường của bạn sẽ bắt đầu bằng việc xin visa định cư và trở thành thường trú nhân. Ngược lại, nếu bạn đang ở Mỹ thì có thể nộp hồ sơ xin cấp tình trạng thường trú nhân thông qua quy trình "điều chỉnh tình trạng".[2] Sau khi sống tại Mỹ dưới dạng thường trú nhân được 5 năm trở lên, bạn đủ điều kiện để được nhập tịch Mỹ.[3]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xin visa định cư

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết loại visa phù hợp.
    Nếu hiện tại bạn đang sống ngoài nước Mỹ và muốn di cư đến Mỹ vĩnh viễn thì trước tiên phải xin visa định cư. Có nhiều loại visa định cư, mỗi loại cần một mẫu đơn đăng ký và hồ sơ bổ trợ khác nhau.[4]
    • Mỹ phân loại ưu tiên visa định cư theo từng loại. Mức ưu tiên cao nhất được cấp cho người nhập cư đã có người nhà sống tại Mỹ là công dân hoặc thường trú nhân. Mức ưu tiên kế tiếp được cấp cho người nhập cư đã có công việc tại Mỹ.
    • Bạn cũng có thể xin các loại visa khác như visa tị nạn. Các visa này có số lượng rất hạn chế. Số lượng visa được cung cấp có thể bị hạn chế nhiều hơn tùy vào quốc gia bạn đang sống. Danh sách chờ nhận những loại visa này đôi khi có thể kéo dài hàng năm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm một người bảo lãnh cho hồ sơ xin visa.
    Nếu bạn muốn xin visa định cư thì cần tìm một công dân Mỹ bảo lãnh cho bạn. Nếu bạn đang nộp hồ sơ theo dạng visa thăm thân nhân thì người bảo lãnh phải là thành viên gia đình của bạn và là công dân Mỹ. Đối với loại visa liên quan đến việc làm thì người bảo lãnh thường là chủ sử dụng lao động tương lai của bạn.
    • Nếu bạn được người thân bảo lãnh thì họ phải là công dân Mỹ trên 18 tuổi.
    • Nếu người bảo lãnh cho bạn chưa bao giờ bảo lãnh cho ai trước đây thì cả họ và bạn đều phải dành thời gian đọc qua quy trình bảo lãnh để biết cần làm gì. Luật sư chuyên về luật di cư có thể giúp bạn tìm hiểu quy trình này. Cũng có những tổ chức phi lợi nhuận sẵn sàng hỗ trợ người nhập cư.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhờ người bảo lãnh nộp đơn xin bảo lãnh.
    Các mẫu đơn mà người bảo lãnh cần điền và nộp được cung cấp trên trang web của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Trên đơn có các hướng dẫn để điền thông tin và nộp cho USCIS.[5]
    • Nếu bạn được người thân bảo lãnh thì họ phải nộp Đơn I-130, Đơn Xin Bảo Lãnh Người Thân Tại Nước Ngoài. Nếu bạn được người sử dụng lao động bảo lãnh thì họ phải nộp Đơn I-140, Đơn Xin Bảo Lãnh Công Nhân Tại Nước Ngoài.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chờ thông báo của Trung tâm Thị thực Quốc gia (National Visa Center/NVC).
    Nếu đơn xin bảo lãnh được duyệt, nó sẽ được gửi cho NVC để xử lý. NVC thu nhận hồ sơ xin visa, lệ phí và các hồ sơ bổ trợ. Vì mỗi năm chỉ có một số lượng visa giới hạn đối với từng loại nên bạn có thể phải chờ hàng tháng, thậm chí hàng năm để nghe thông báo từ NVC.[6]
    • Thông báo của NVC bao gồm hướng dẫn thực hiện các bước kế tiếp để xin visa định cư. Hãy đọc kỹ các hướng dẫn này và tìm sự hỗ trợ của luật sư nhập cư hoặc tổ chức phi lợi nhuận nếu bạn không hiểu hướng dẫn. Không tuân theo hướng dẫn có thể làm chậm quy trình giải quyết hồ sơ, hoặc khiến hồ sơ của bạn bị từ chối.
    • Đến lúc này, bạn có thể chọn một người đại diện để thay mặt cho bạn nhận thông báo từ NVC. Điều này cần thiết nếu bạn thường di dời nơi ở, hoặc không có địa chỉ thường trú. Bạn cũng có thể tự làm người đại diện cho mình.

    Lời khuyên: Bạn nên bắt đầu thu thập hồ sơ bổ trợ trong thời gian chờ nhận thông báo của NVC. Đơn xin visa và các hướng dẫn được cung cấp trên trang web của USCIS.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nộp đơn xin visa, lệ phí và các giấy tờ khác cho NVC.
    Đơn xin visa định cư trình bày chi tiết và khá dài. Hầu hết thông tin bạn cung cấp trên đơn xin visa phải có hồ sơ bổ trợ chính thức. Khi bạn đã điền xong đơn và thu thập đầy đủ các giấy tờ cần thiết, hãy gửi tất cả bộ hồ sơ đó cho NVC.[7]
    • Bạn nên nhờ luật sư nhập cư xem xét qua đơn xin visa và các hồ sơ bổ trợ trước khi nộp. Bạn phải thanh toán lệ phí hơn 1.000 đô la Mỹ và họ sẽ không hoàn tiền nếu đơn bị từ chối, sau đó bạn phải bắt đầu quy trình lại từ đầu.
    • Tại một số quốc gia, bạn sẽ sử dụng Trung Tâm Đơn Điện Tử Lãnh Sự (CEAC) để nộp đơn xin visa, lệ phí và hồ sơ bổ trợ thay vì gửi qua bưu điện. Quy trình này an toàn hơn và tiết kiệm thời gian.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đi khám sức khỏe.
    USCIS yêu cầu khám sức khỏe để xác định liệu bạn có gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng hay không. Bạn sẽ được tiêm chủng các bệnh cần thiết và tầm soát bệnh truyền nhiễm.[8]
    • Bác sĩ phải điền vào Đơn I-693 và niêm phong trong phong bì. Đừng lấy đơn đó ra khỏi phong bì. Bạn phải gửi phong bì niêm phong này cho văn phòng lãnh sự vào ngày phỏng vấn.
    • Đơn khám sức khỏe này có giá trị 6 tháng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tham dự buổi phỏng vấn với một viên chức lãnh sự.
    Buổi phỏng vấn thường diễn ra tại đại sứ quán Mỹ hay lãnh sự quán gần nhất ở quốc gia nơi bạn sống.[9]
    • Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ xem xét hồ sơ bổ trợ và đặt một số câu hỏi về đơn xin visa của bạn.
    • Nếu bạn xin visa cùng với một người thân thì họ thường phải tham dự buổi phỏng vấn với bạn.
    • Cuối buổi phỏng vấn bạn sẽ biết đơn xin visa có được duyệt hay không. Nếu viên chức lãnh sự cần thêm hồ sơ hay thông tin trước khi phê duyệt đơn thì họ sẽ cho bạn biết. Cung cấp các hồ sơ này cho họ càng sớm càng tốt.
    • Viên chức lãnh sự có thể từ chối đơn xin visa. Thường thì bạn không thể kháng nghị quyết định từ chối của họ. Bạn có thể yêu cầu viên chức lãnh sự khác xem xét lại đơn, và bạn cần tham dự một buổi phỏng vấn khác.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đến Mỹ bằng visa định cư.
    Trong vòng vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn sẽ nhận được visa định cư. Bạn có thể nhận visa tại đại sứ quán hay văn phòng lãnh sự cùng với hộ chiếu. Bạn phải đến Mỹ trước khi visa hết hạn, thường là 6 tháng (nên nhớ giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị 6 tháng).[10]
    • Bạn sẽ nhận được một túi hồ sơ niêm phong để trình cho hải quan Mỹ tại cửa nhập cảnh. Đừng mở túi hồ sơ niêm phong này.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xin Thẻ Xanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu xem bạn có đủ điều kiện để xin Thẻ Xanh không.
    Nếu bạn đang ở Mỹ theo visa không định cư và muốn trở thành thường trú nhân, bạn có thể xin "điều chỉnh tình trạng" nếu thuộc một trong các diện đủ điều kiện. Tình trạng thường trú nhân chủ yếu được cấp cho những người có người thân là công dân Mỹ, hoặc người có việc làm toàn thời gian tại Mỹ.[11]
    • Ví dụ, nếu bạn đến Mỹ theo visa du học và sau đó được trường đại học tuyển dụng làm giáo sư, bạn có thể xin cấp Thẻ Xanh dựa trên công việc và trường đại học là bên bảo lãnh.
    • Thẻ Xanh cũng được cấp cho những người sống ở Mỹ theo visa không định cư mà yêu ai đó tại Mỹ và quyết định kết hôn.
    • Tất cả các diện đủ điều kiện điều chỉnh được liệt kê trên trang web của USCIS. Bạn cũng nên trao đổi với luật sư nhập cư trước khi bắt đầu quy trình xin cấp thẻ. Họ sẽ cho bạn một số lời khuyên và giúp bạn thực hiện từng bước trong quy trình.

    Lời khuyên: Mặc dù các lý do phổ biến nhất để xin điều chỉnh tình trạng là có người thân hoặc việc làm, nhưng bạn cũng có thể xin Thẻ Xanh theo các lý do khác. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có một số lượng điều chỉnh nhất định dành cho các lý do khác. USCIS sẽ không chấp nhận đơn xin điều chỉnh nếu không còn hạn ngạch điều chỉnh cho lý do đó. Bạn có thể kiểm tra số lượng điều chỉnh hiện có trên trang web của USCIS.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điền đơn xin cấp tình trạng thường trú nhân.
    Nếu bạn xin cấp Thẻ Xanh khi đang sống ở Mỹ thì cần điền vào Đơn I-485, Đơn Đăng Ký Tình Trạng Thường Trú Nhân hoặc Điều Chỉnh Tình Trạng. Mẫu đơn đặt các câu hỏi về bạn, lý do xin tình trạng thường trú nhân, trình độ học vấn, công việc và lý lịch hình sự.[12]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thu thập hồ sơ bổ trợ cho đơn xin Thẻ Xanh.
    Hầu như tất cả các tuyên bố bạn trình bày trên đơn xin cấp tình trạng thường trú nhân phải có hồ sơ chính thức để minh chứng. Các hồ sơ cụ thể bạn cần cung cấp sẽ tùy thuộc vào diện nộp đơn.[13]
    • Nếu bạn kết hôn với một công dân Mỹ và xin điều chỉnh tình trạng theo lý do đó, bạn sẽ phải cung cấp bản sao công chứng của giấy chứng nhận kết hôn.
    • Nếu bạn xin điều chỉnh tình trạng vì có công việc toàn thời gian tại Mỹ, bạn cần cung cấp giấy tờ chứng minh công việc. Thường thì đây là thư của người quản lý hay người giám sát để xác nhận công việc của bạn.
    • Bất kể bạn nộp đơn theo diện nào, bạn cần cung cấp hồ sơ tài chính gồm có bản sao báo cáo thuế mới nhất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nộp đơn cho USCIS.
    Sau khi bạn điền xong đơn và thu thập đủ hồ sơ bổ trợ cần thiết, hãy gửi đến Lockbox của USCIS để họ xử lý, cùng với lệ phí nộp hồ sơ. Tốt hơn bạn nên sao lưu tất cả các giấy tờ trước khi gửi đi.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đến buổi hẹn đăng ký sinh trắc học.
    USCIS sử dụng dữ liệu sinh trắc để xác minh danh tính của bạn. Khi nhận được đơn xin, USCIS sẽ thông báo cho bạn ngày, giờ và địa điểm của cuộc hẹn. Buổi hẹn đăng ký sinh trắc học được thực hiện tại Trung Tâm Hỗ Trợ Nộp Đơn (ASC) gần nơi bạn sống.[15]
    • Trong buổi hẹn này, bạn sẽ được lấy dấu vân tay và chụp hình. Họ cũng yêu cầu bạn ký giấy xác nhận rằng tất cả thông tin trên đơn là đầy đủ và chính xác theo những gì bạn biết.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tham dự buổi phỏng vấn với USCIS nếu cần.
    Trong nhiều trường hợp, phỏng vấn với USCIS là không cần thiết đối với việc điều chỉnh tình trạng - nhất là khi bạn vừa tham gia phỏng vấn xin visa không định cư.[16]
    • Trong buổi phỏng vấn, nhân viên của USCIS sẽ đặt các câu hỏi về đơn xin Thẻ Xanh và lý do xin cấp tình trạng thường trú nhân. Trả lời các câu hỏi đầy đủ và thành thật. Nếu bạn không hiểu hoặc không biết gì đó thì cho họ biết để họ giải thích rõ hoặc cho bạn thời gian tìm câu trả lời chính xác.
    • Nếu bạn xin cấp tình trạng thường trú nhân vì đã kết hôn với công dân Mỹ, vợ hoặc chồng của bạn thường cũng phải tham dự buổi phỏng vấn. Nhân viên của USCIS có thể phỏng vấn riêng từng người.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhận quyết định về đơn xin Thẻ Xanh.
    Thông thường, USCIS sẽ gửi văn bản thông báo về quyết định trước. Nếu đơn được duyệt, bạn sẽ nhận được Thẻ Xanh vài tuần sau khi nhận thông báo quyết định.[17]
    • Nếu đơn bị từ chối, thông báo sẽ nêu lý do từ chối và cho biết liệu bạn có thể kháng nghị quyết định đó hay không. Đa số các lý do từ chối không cho phép kháng nghị. Tuy nhiên, bạn có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại (đề nghị nhân viên khác của USCIS xem xét lại đơn xin Thẻ Xanh), hoặc đơn yêu cầu mở lại vụ việc (nếu bạn muốn nộp thêm hồ sơ hay thông tin bổ trợ).
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Trở thành công dân Mỹ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sống tại Mỹ dưới dạng thường trú nhân hợp pháp.
    Trước khi bạn đủ điều kiện để trở thành công dân Mỹ, bạn phải sống tại Mỹ dưới dạng thường trú nhân tối thiểu 5 năm. Thời hạn này được giảm xuống 3 năm nếu bạn kết hôn với công dân Mỹ hoặc đối với các trường hợp đặc biệt khác như tham gia quân đội.[18]
    • Tình trạng cư trú phải diễn ra liên tục, nếu không thì thời hạn đó sẽ bắt đầu lại. Mặc dù bạn có thể rời khỏi Mỹ trong thời gian ngắn, nhưng bạn thường cần tối thiểu 30 tháng cư trú liên tục tại Mỹ.
    • Cho dù bạn đã là thường trú nhân nhưng phải nhớ tuân thủ luật pháp hiện hành và sắc lệnh địa phương. Bất kỳ vi phạm nào có thể gây trở ngại cho việc xin nhập tịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xin nhập tịch.
    Sau khi đã sống tại Mỹ được một thời gian theo quy định, bạn có thể xin trở thành công dân Mỹ. Đơn N-400 được cung cấp trên trang web của USCIS.[19]
    • Bạn có quyền sống tại Mỹ mãi mãi nếu được cấp Thẻ Xanh. Tuy nhiên, nếu bạn trở thành công dân Mỹ thì sẽ có quyền bỏ phiếu và được nhận các phúc lợi như An Ninh Xã Hội từ chính quyền liên bang.
    • Điền vào đơn đầy đủ và chính xác. Hãy trả lời thành thật, ngay cả khi bạn nghĩ sự thật có thể làm giảm cơ hội được trở thành công dân.
    • Trước khi bắt đầu quy trình nộp đơn, USCIS khuyên bạn nên đọc Hướng Dẫn Nhập Tịch. Bạn có thể tải hướng dẫn này tại https://www.uscis.gov/sites/default/files/files/article/M-476.pdf.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nộp đơn cho USCIS.
    Sau khi bạn điền xong đơn và tập hợp đủ hồ sơ bổ trợ cần thiết, hãy gửi cho đúng cơ sở Lockbox của USCIS cùng với lệ phí giải quyết hồ sơ.[20]
    • Hướng Dẫn Nhập Tịch cung cấp địa chỉ của các cơ sở lockbox. Thông thường, địa chỉ này sẽ tùy thuộc vào nơi ở của bạn tại Mỹ, hoặc lãnh thổ bạn đang sống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tham dự phỏng vấn nhập tịch với nhân viên của USCIS.
    Khi đơn được giải quyết xong, bạn sẽ nhận được thông báo về ngày, giờ và địa điểm phỏng vấn. Buổi phỏng vấn thường bao gồm các câu hỏi về đơn xin nhập tịch, lai lịch, tính cách, sự gắn bó và lòng trung thành của bạn với nước Mỹ và Hiến Pháp Mỹ.[21]
    • Mặc dù đó là buổi phỏng vấn nhưng câu trả lời của bạn được xem như lời tuyên thệ. Nếu nhân viên USCIS phát hiện bạn nói dối bất kỳ điều gì, họ sẽ chấm dứt buổi phỏng vấn ngay và từ chối đơn của bạn.

    Lời khuyên: Nếu đơn bị từ chối, bạn sẽ nhận được thông báo giải thích lý do. Bạn có quyền kháng nghị quyết định từ chối bằng cách yêu cầu viên chức nhập cư xem xét. Nếu viên chức nhập cư không duyệt đơn xin nhập tịch thì bạn có thể kháng nghị vụ việc lên Tòa án quận của Mỹ. Bạn sẽ phải thanh toán phí cho tất cả các yêu cầu kháng nghị, cộng với chi phí tòa án có thể phát sinh. Nếu bạn quyết định kháng nghị thì nên làm việc với luật sư nhập cư để thảo luận các giải pháp.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tham dự bài thi nhập tịch Mỹ.
    Bài thi nhập tịch gồm có một bài kiểm tra tiếng Anh và bài kiểm tra giáo dục công dân. Đối với phần thi tiếng Anh, bạn phải đọc, viết và trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh. Bài kiểm tra giáo dục công dân gồm có 10 câu hỏi về chính phủ và lịch sử Hoa Kỳ. Bạn phải trả lời đúng tối thiểu 6 trong 10 câu hỏi.[22]
    • Bài kiểm tra giáo dục công dân được chọn từ 100 câu hỏi. Bạn có thể tải các câu hỏi này từ trang web của USCIS nếu muốn học.
    • Bạn cũng có thể đăng ký khóa học dự bị hoặc sử dụng sách hướng dẫn thi nhập tịch. Các tài liệu này được cung cấp miễn phí tại hầu hết các thư viện. Trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận gần nơi bạn sống có thể cung cấp tài nguyên học tập miễn phí để giúp bạn chuẩn bị cho bài thi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tham dự nghi lễ nhập tịch.
    Nếu vượt qua được bài thi nhập tịch, bạn sẽ được mời tham dự nghi lễ nhập tịch và đưa ra Lời Tuyên Thệ Trung Thành. Bạn sẽ không được xem là công dân Mỹ chính thức cho đến khi đã đưa ra Lời Tuyên Thệ.[23]
    • Nghi lễ nhập tịch là sự kiện quan trọng đối với hầu hết các công dân mới. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà bạn không thể tham dự thì bạn có các lựa chọn khác để Tuyên Thệ. Bạn có thể đưa ra lời Tuyên Thệ sau khi làm bài thi xong nếu muốn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luật sư chuyên về luật nhập cư có thể giúp bạn tìm hiểu quy trình này. Nếu bạn lo ngại về tài chính, có nhiều luật sư nhập cư có thể giúp người nhập cư có thu nhập thấp mà không tính phí, hoặc với mức phí giảm đáng kể.

Cảnh báo

  • Thẻ Xanh phải được gia hạn sau mỗi 10 năm, hoặc 2 năm nếu bạn được cấp Thẻ Xanh có điều kiện. Truy cập trang web của USCIS để bắt đầu quy trình gia hạn tối thiểu 6 tháng trước khi hết hạn, để họ có thời gian xem xét hồ sơ.[24]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: David Katona
Cùng viết bởi:
Luật sư di trú
Bài viết này đã được cùng viết bởi David Katona. David Katona là luật sư di trú, kiêm người sáng lập Katona & Associates PLLC tại thành phố New York. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, ông chuyên trách lĩnh vực nhập cư doanh nghiệp và bảo lãnh thẻ xanh. Ông có bằng luật của Trường Luật thuộc Đại học Washington Hoa Kỳ, bằng thạc sĩ Luật Quốc tế của Trường Dịch vụ Quốc tế thuộc Đại học Hoa Kỳ, và bằng cử nhân Kinh tế của Đại học Wake Forest. Ông được Super Lawyers trao danh hiệu Luật sư Xuất sắc trong lĩnh vực Nhập cư Doanh nghiệp vào năm 2014, 2016 - 2022, và Ngôi sao Mới trong lĩnh vực Nhập cư Doanh nghiệp vào năm 2011. Công ty luật của ông được Best Lawyers đánh giá là công ty luật di trú hạng nhất tại thành phố New York, và hạng nhì cấp quốc gia trong giai đoạn 2020 - 2023. David là thành viên của Hiệp hội Luật sư Di trú Hoa Kỳ (AILA) và Hiệp hội Luật sư thành phố New York. Bài viết này đã được xem 2.489 lần.
Chuyên mục: Điểm đến
Trang này đã được đọc 2.489 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo