Cách để Không trở nên phiền phức

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trong nhiều trường hợp, một người gây phiền phức thường không ý thức được nhận xét của mọi người về hành động của mình. Nếu nghi ngờ rằng cách cư xử của bản thân đang khiến người khác khó chịu, bạn cần tránh những điều nhỏ nhặt làm họ bực dọc. Khi bạn khó chịu về một điều gì đó, có lẽ những người xung quanh cũng vậy. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng những người yêu quý bạn, dù thế nào đi nữa, cũng sẽ luôn yêu quý bạn - do đó đừng thay đổi bản thân. Bạn chỉ cần cải thiện thái độ và thói quen để tránh gây phiền toái tới mọi người.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xây dựng sự...
    Xây dựng sự tự tin. Đôi khi người khác sẽ thấy bạn phiền phức bởi bạn làm những điều mà họ cho là tiêu cực, ví dụ như tính hay lo, rập khuôn hay luộm thuộm. Bạn không nên thay đổi chính mình chỉ vì người nào đó không hiểu chính xác thái độ của bạn. Tuy nhiên, đôi lúc bạn lại trở nên phiền nhiễu bởi chính sự tự ti hoặc khiên cưỡng ở bản thân. Trong trường hợp này, hãy tự xem xét nguyên nhân dẫn tới những hành động đó. Biết đâu bạn lại nhận ra rằng lý do duy nhất khiến mình làm vậy là để tạo ấn tượng tốt - nhưng thực chất chúng đang phản tác dụng!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Từ bỏ những...
    Từ bỏ những thói quen xấu. Giả sử bạn nhận ra mình luôn cười lớn trước câu đùa của người khác, mặc dù chúng chẳng buồn cười đến thế, hoặc bạn đã hình thành thói quen cười không đúng lúc. Có thể mới đầu bạn cư xử như vậy vì nghĩ rằng cười lớn tiếng sẽ thu hút được sự chú ý, nhưng giờ đây hành động ấy chỉ khiến những người xung quanh thấy khó chịu. Hãy thử cách tiếp cận khác - sống chân thành và là chính mình. Nếu mọi người vẫn khó chịu khi bạn sống thật với bản thân, có lẽ bạn cần tìm đến những người bạn mới và bao dung hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tôn trọng giới hạn của mọi người.
    Mỗi người đều có giới hạn của bản thân - bạn cần biết rõ để tránh vượt quá chúng. Giới hạn có thể khác biệt theo từng nền văn hóa, thậm chí là theo từng cá nhân.
    • Không liên tục trêu chọc mọi người. Nếu họ không thích, đừng động vào họ. Dĩ nhiên, hãy cứ vui vẻ trêu đùa trong trường hợp họ là bạn tốt của bạn và không thấy phiền khi bị đụng chạm. Với những người khác, bạn không được phép đụng chạm linh tinh.
    • Đừng nói xấu sau lưng mọi người, đặc biệt khi bạn còn chưa làm rõ vấn đề của mình với họ. Điều này càng đúng hơn khi đó là người thân, bạn bè hoặc người yêu bạn.
    • Đừng áp đặt, cũng đừng là vị khách không mời mà đến. Bạn cần cố kiểm soát cảm xúc của mình và không nên quá xông xáo. Hãy tạo không gian cho mọi người khi họ cần. Đừng gọi điện hàng ngày. Bạn nên nhớ rằng sự lặp đi lặp lại là thứ gây phiền phức nhất.
    • Đừng lục lọi đồ của người khác. Kể cả với những món đồ không mang tính riêng tư, họ vẫn có thể cảm thấy bị xâm phạm nếu đồ đạc cá nhân bị bạn táy máy. Khi muốn mượn thứ gì đó, hãy xin phép và để họ đưa món đồ cho bạn.
    • Tập trung vào việc của mình. Bạn không nên chĩa mũi vào cuộc hội thoại của người khác và tránh nói những điều như "Mọi người đang nói chuyện gì thế?" Khi thấy hai người đang trò chuyện mà bạn chỉ nghe được câu cuối, đừng chen ngang.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trở nên khiêm...
    Trở nên khiêm tốn. Sự tự tin không đồng nghĩa với việc bạn được phép cư xử như thể mình giỏi hơn tất cả mọi người. Đừng có những hành động hay lời nói khiến mình bị coi là người kiêu ngạo, ví dụ như khoe khoang về của cải hoặc thành công của bản thân.
    • Đừng chỉnh sữa lỗi ngữ pháp/chính tả hoặc sai sót của người khác, bởi phần lớn mọi người đều không thích bị chỉnh sửa.
    • Đừng nói với người khác rằng niềm tin của họ là sai lầm. Hãy đề cập tới sự bất đồng của bạn một cách nhẹ nhàng và lịch thiệp. Mặc dù vậy, bạn cũng cần vạch rõ ranh giới đạo đức của mình và bảo vệ ranh giới đó. Mọi thứ đều ổn cho tới khi bạn gây hại tới người khác. Ranh giới đạo đức của mỗi người có thể khác biệt, nhưng bạn cần đảm bảo cách hành xử của mình thống nhất với ranh giới của bản thân.
    • Không phàn nàn mọi lúc. Bạn nên nhớ rằng thế giới này không quay quanh mình bạn. Khi bạn kêu ca quá nhiều, những người khác sẽ tránh mặt bạn. Hậu quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên sỉ vả chính mình, bởi nó không thể hiện sự khiêm tốn - đó là thói vị kỷ. Việc thể hiện sự bất mãn những lúc khó chịu là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn cần biết khi nào mình nên quên chúng đi và bước tiếp. Hãy đọc thêm bài Cách để sống lạc quan.
    • Để ý cách thức người khác tiếp nhận lời nói của mình. Dù câu từ bạn nói ra thể hiện sự chu đáo và có ý nghĩa quan trọng, tông giọng của bạn có thể đem lại ấn tượng rằng bạn đang bực bội, cáu kỉnh, kể cả, vô lễ, kiêu ngạo hay có những thái độ tiêu cực khác. Điều này sẽ khiến mọi người hiểu lầm và ghét bỏ bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Học cách lắng nghe.
    Đối thoại là hoạt động từ hai phía. Nếu bạn liên tục nói, đối phương sẽ khó chịu và ngừng đối thoại với bạn. Nguyên tắc chung là luôn nghe nhiều hơn nói. Hãy nghĩ kỹ trước khi nói ra bất kỳ điều gì. Tránh ngắt lời người khác, ngay cả khi bạn sực nhớ ra một chuyện gì đó để nói. Bạn nên nằm lòng câu nói sau: "Thà giữ im lặng để người khác tưởng mình là kẻ ngốc, bởi một khi mở miệng thì mọi người chẳng còn hoài nghi điều đó nữa."
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ý thức về khung cảnh quanh mình.
    Hãy để ý nếu bạn đang đứng nói chuyện ở cửa ra vào, đứng giữa khu vực mà người khác đang qua lại (trong cửa hàng, khu mua sắm hoặc sân bay), hay khi con cái của bạn đang hành xử khó ưa ở nơi công cộng. Ngoài ra, bạn cũng không nên hát hoặc bật nhạc ở âm lượng lớn, đặc biệt khi thứ âm nhạc đó có thể quấy rầy mọi người. Cân nhắc tầm ảnh hưởng xuất phát từ hành động của bạn tới những người xung quanh, và bạn sẽ được họ tôn trọng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cư xử lịch thiệp và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
    Không nhìn xuống khe áo của người khác, "xì hơi", hay bàn tán về bộ phận cơ thể người ở nơi công cộng. Dùng khuỷu tay che mũi và miệng khi bạn hắt hơi hoặc ho. Chú ý đánh răng và/hoặc dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau bữa ăn để hơi thở của bạn không làm người khác khó chịu. Tắm và thay quần áo sạch hàng ngày.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Học cách đọc...
    Học cách đọc phản ứng khuôn mặt và chuyển động cơ thể. Chú ý tới biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của những người xung quanh bạn để ngay lập tức xác định và ngừng lại những hành động gây phiền phức.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Đừng làm quẩn chân người khác.
    Nếu ai đó có một ngày tồi tệ, đừng quanh quẩn bên họ và giúp họ cải thiện tâm trạng (trừ khi họ yêu cầu). Lúc buồn, bạn cũng không muốn ai đó quấy rầy mình, bởi người này chỉ đang thất bại khi cố gắng động viên bạn mà thôi. Hãy hỏi liệu họ có cần bạn ở bên hay không, và nhớ rằng "không" có nghĩa là "không". Chỉ trao đổi về những điều khiến họ phiền lòng khi họ đề cập tới chúng.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Tránh những hành vi lặp lại không cần thiết.
    Liên tục lặp lại một hành động (như phát ra âm thanh khiếm nhã hoặc giật tóc ai đó, v.v.) không phải là cách thức phù hợp để 'gây chú ý'. Khi một người nói 'dừng lại', điều đó có nghĩa là 'dừng lại'. Nếu tiếp tục làm vậy, bạn có thể sẽ mất đi một người bạn.
    • Đừng bắt chước mọi người. Nếu bạn bắt chước người khác, họ sẽ thấy khó chịu và bỏ đi. Cũng đừng bắt chước bạn bè vì bạn cũng có thể đánh mất họ.
    • Chỉ nói một lần. Đừng lặp lại những gì mình đã nói, bởi đối phương sẽ phải trả lời "Tôi nghe thấy rồi", "Ok" hoặc những câu tương tự. Việc đó có thể làm phiền họ. Họ đã nghe thấy điều bạn muốn nói, và họ không muốn nghe thêm lần nữa.
    • Đừng tạo ra những âm thanh lặp đi lặp lại. Hãy dừng lại ngay khi bạn thấy mình đang gõ bút chì vào bàn, mở rộng miệng lúc nhai đá, gõ chân vào thứ gì đó hoặc tạo ra các âm thanh lặp lại.
    • Đừng tranh cãi. Đa số mọi người không thích tranh cãi. Chỉ cần nói rằng bạn không đồng tình và không tỏ ra mình là chuyên gia trong lĩnh vực đang được đề cập. Cách hành xử "biết tuốt" sẽ khiến người khác bực bội. Dĩ nhiên, bạn có thể tranh luận/thảo luận với người khác, miễn là trong hoàn cảnh thích hợp và đối phương muốn tham gia. Không bao giờ ép buộc ai đó tham gia tranh luận với mình. Nếu đối phương nói rằng họ không muốn thảo luận về chủ đề nào đó, bạn phải bỏ ngay ý định này.
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Không bao giờ quy kết.
    Khi cho rằng mình biết lý do đằng sau hành động của ai đó mà không buồn tìm hiểu nguyên nhân thực sự, bạn đang khẳng định rằng mình đã tiếp cận được thứ tri thức bí mật mà thực tế là chẳng người nào có. Nói cách khác, bạn là người kiêu ngạo và hay xét nét. Hãy quan sát hành vi của người khác và, nếu cần thiết, hỏi về điều đó với thái độ nhẹ nhàng: "Mình thấy cậu di chuyển khá nhiều khi đang ngồi. Vì sao vậy?" Chấp nhận câu trả lời họ đưa ra và không chất vấn thêm. Họ có thể trả lời: "Phải, tớ bị ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Tớ đang cố kiểm soát hết mức có thể, nhưng đôi khi không kiểm soát được." Khi đó, đừng nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ hoặc lơ đãng nói "Sao cũng được". Không ai cần bạn phán xét hay chữa trị cho họ cả.
    • Đừng khuyên bảo trừ khi bạn cũng đang trải qua những vấn đề tương tự và có thể đồng cảm với đối phương. "Vậy cậu đã thử điều trị bằng Ritalin chưa?" sẽ là câu trả lời gây khó chịu đối với những người bị ADHD. Câu trả lời tệ hơn nữa sẽ là "Có lẽ cậu chỉ cần cố kiểm soát hơn nữa thôi", hoặc "Anh họ mình cũng bị thế, nhưng anh ấy đã làm hết sức và tới nay anh ấy đã khỏi hoàn toàn rồi."
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng cố gắng làm bạn với người không trân trọng bạn.
  • Bạn không nhận thức được liệu mình có phiền phức hay không? Hãy hỏi một người mà mình tin tưởng, có thể đưa ra câu trả lời trung thực và mang tính xây dựng. Sẵn sàng nhận lời phê bình và chuẩn bị tinh thần để chấp nhận phê bình một cách nhã nhặn. Người đó có thể chưa nói ra toàn bộ ý kiến của mình ngay lập tức, vì vậy bạn cần cho họ thời gian bằng cách giải thích hoàn cảnh, suy nghĩ và cảm giác của bản thân để họ thấy rằng bạn đã chuẩn bị cho những lời phê bình có ích.
  • Nếu bạn bè và người thân đang dần xa lánh bạn, có lẽ bạn nên gặp chuyên viên tư vấn hoặc trị liệu theo nhóm để cải thiện kỹ năng xã hội và biết cách tôn trọng ranh giới cá nhân hơn. Việc tạo ra ranh giới cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn từ những trải nghiệm đầu đời mà chúng ta không thể kiểm soát. Biết chấp nhận những trải nghiệm này sẽ giúp bạn có được cảm giác an toàn cần thiết để tạo dựng và tôn trọng ranh giới.
  • Biết suy ngẫm. Giả sử bạn làm ai đó bực mình mà không biết lý do. Hãy nghĩ lại và tự hỏi: "Mình đã nói hay làm gì? Có phải mình bỏ qua dấu hiệu gì không? Chuyện này có xảy ra nhiều hơn một lần không? Có điều gì mình làm mà gây phiền phức cho tất cả mọi người không?" Không dễ để bạn biết được liệu một hành vi là đúng hay sai, bởi ngay cả những hành vi đúng cũng có thể xúc phạm tới một số người. Nếu lời nói hoặc hành vi của bạn động chạm tới hầu hết mọi người, hãy giảm bớt tần suất thực hiện những hành động đó. Nếu chỉ ảnh hưởng tới một người cụ thể, bạn nên tránh hoặc giảm bớt những lời nói hay hành vi này khi có mặt người đó.
  • Kiên nhẫn là cách để bạn không gây phiền phức cho người khác. Kiên nhẫn vừa là một đức tính, vừa là nét quyến rũ với nhiều người. Nếu ai đó quấy rầy bạn, kiên nhẫn là cách tốt nhất để bạn bỏ qua vấn đề, thay vì gây hấn và biến chính mình thành kẻ phiền phức.
  • Đừng chỉ ra những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác khi bạn muốn họ thành công.
  • Đừng cư xử lạ lùng quanh người khác để cố trở nên nổi tiếng. Hãy là chính mình; nếu họ không thích con người thật của bạn thì họ cũng không phải là bạn bè thực sự.
  • Đừng giả tạo, điều đó thực sự khiến nhiều người khó chịu.

Cảnh báo

  • Khi một người nhận xét rằng bạn phiền phức, đừng ngay lập tức sửng cồ lên hoặc tỏ thái độ xấc láo với họ. Hãy học cách cư xử khiêm nhường.
  • Tất cả mọi người đều có lúc cư xử phiền phức, một số người lại chỉ trích quá nhanh chóng. Một số người lại quá dễ bực bội.
  • Một số người mắc chứng ADHD, ADD (rối loạn thiếu khả năng chú ý) hoặc tự kỷ có vẻ rất phiền phức, nhưng đó đơn thuần là cấu tạo bộ não của họ. Một số người có thể dần cải thiện kỹ năng xã hội của họ, số còn lại thì không thể. Đừng chỉ trích hoặc lấy họ ra làm trò đùa; hãy trở thành một người bạn tốt và thể hiện sự quan tâm của bản thân.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 216 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 32.442 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 32.442 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo