Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu muốn học hát, bạn cần luyện tập hàng ngày. Dù khóa luyện thanh giúp ích đáng kể, nhưng nếu bạn không thể tham gia thì vẫn có cách tự học. Sẽ cần nhiều thời gian, tuy vậy bạn nên bắt đầu luôn để sớm thấy thành quả bằng cách đơn giản là làm theo các bước dưới đây. Bài viết này sẽ cho bạn vài lời khuyên về việc học hát.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Khởi động

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Khởi động bằng bài tập lấy hơi.
    Bài tập lấy hơi giúp bạn kiểm soát tốt hơn cao độ và độ bền của giọng hát. Chẳng có gì bất ngờ khi ca sĩ có khả năng hít thở sâu và đều đặn thường hát được lâu hơn.
    • Luyện mở cổ họng. Thư giãn và mở rộng miệng như chú cá mắc cạn. Tập thể dục cơ mặt một chút.
    • Thử bài tập lấy hơi sau đây trước khi khởi động:
      • Trước tiên, hít vào một vài hơi. Khi bạn hít vào hãy tưởng tượng rằng không khí thực sự có trọng lượng nặng.
      • Dồn khí xuống đan điền (dưới rốn) bằng cách đẩy cơ hoành xuống sâu. Thở ra rồi lặp lại quá trình trên một vài lần nữa.
      • Lấy chiếc lông gối nhẹ và tập giữ nó lơ lửng trên không trung, kiểu như là bạn đang tung hứng chiếc lông đó bằng luồng khí của mình.[1] Dần dần thổi chiếc lông bay lên cao và cố gắng giữ cho nó không rơi xuống.
      • Đừng để ngực xẹp lại khi đang giữ cho chiếc lông lơ lửng trên không trung. Cố gắng thở ra khi cơ hoành nâng lên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bắt đầu khởi động.
    Dây thanh đới là bó cơ giống như cơ bắp tay của bạn, cần được giãn ra trước khi nâng vật nặng. Bạn có thể khởi động theo nhiều cách.
    • Tập ngân nga hoặc hát với giọng thật cao, sau đó lại hát với giọng thật thấp. Khi bạn hát với giọng cao, dây thanh đới sẽ giãn ra, và khi hát với giọng thấp thì dây thanh đới co lại. Khi bạn hát cao rồi lại hát thấp, dây thanh đới sẽ trở nên dẻo hơn.
    • Luyện xướng âm theo âm giai trưởng, bắt đầu từ nốt Đô trung, hạ nửa cung rồi chạy âm giai xuống dần trước khi chạy dần lên. Đừng vội dùng quá nhiều sức khi còn chưa hát thật, cố gắng khởi động từ từ. Càng khởi động bạn sẽ càng hát từng nốt trong âm giai sắc nét hơn.
      • Các nốt bạn hát sẽ lần lượt là Đô-Rê-Mi-Fa-Son-Fa-Mi-Rê-Đô và có thể chạy lên hoặc xuống nửa cung đối với mỗi âm giai mới.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm quãng giọng của bạn.
    Quãng giọng là phạm vi giữa âm thấp nhất và âm cao nhất mà bạn có thể hát. Hãy thử nghe hầu hết âm giai của nhạc cổ điển (bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên mạng) xem nốt nào là nốt cao nhất và thấp nhất mà bạn không thể hát được.
    • Để tìm quãng giọng, bạn hãy ngân nga và hạ thấp giọng tối đa. Nốt thấp nhất mà bạn vẫn có thể ngân nga rõ ràng chính là giới hạn dưới của quãng giọng. Sau đó bạn sẽ ngân nga với giọng cao tối đa. Nốt cao nhất mà bạn có thể duy trì trong 3 giây chính là giới hạn trên của quãng giọng.
    • Nên nhớ quãng giọng có thể thay đổi mỗi ngày, nhất là khi bạn mệt mỏi hoặc bị bệnh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử thu âm lại ca khúc yêu thích do chính bạn thể hiện.
    Hãy đảm bảo rằng nhạc nền không át mất giọng của bạn trong lúc thu âm. Sau khi hát xong, kiểm tra xem bạn đã hát đúng cao độ hay chưa. Đồng thời kiểm tra xem liệu bạn đã:
    • Hát các từ ngữ rõ ràng hay chưa, đặc biệt là nguyên âm. Ban đầu, chú ý hát to và rõ ràng hơn mức bình thường; luyện hát sao cho đúng từng từ.
    • Lấy hơi đúng cách hay chưa. Đoạn hát khó thường đòi hỏi bạn phải sử dụng giọng liên tục trong thời gian dài. Do đó bạn cần biết cách lấy hơi sao cho thật tốt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống nhiều nước.
    Tốt nhất là uống nước âm ấm, vì điều này giúp làm thư giãn dây thanh đới. Đợi cho cơ thể của bạn hấp thụ nước. Tránh dùng sản phẩm bơ sữa hoặc đồ uống đặc như sinh tố ngay trước khi hát.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Luyện tập hàng ngày.
    Tập lấy hơi, khởi động và thu âm giọng mỗi ngày. Lắng nghe kỹ các phần khó mà bạn hát mãi chưa được. Nhớ rằng để hát thật hay một ca khúc có khi phải mất tới vài tuần tập luyện.
    • Nếu bạn thấy giọng hát của mình bị rung thì hãy hít một hơi thở sâu để làm giãn khung xương sườn. Động tác này sẽ giúp ổn định hơi thở và do đó giọng hát của bạn cũng trở nên ổn định.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Phát triển giọng của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Học cách sử dụng mũi.
    Việc hát hay cũng có chút liên quan tới cách mà bạn đưa làn hơi lên khoang mũi; đó chính là bộ phận cộng hưởng âm thanh của cơ thể. Tuy nhiên để tránh giọng mũi, bạn phải mở rộng cổ họng và đặt lưỡi sao cho không cản đường đi của âm thanh đi lên từ thanh quản (đẩy lưỡi ra phía trước một chút, chạm mặt sau hàm răng dưới khi hát các nguyên âm). Giọng mũi thường xuất hiện trong thể loại nhạc đồng quê và một vài bản R&B hoặc nhạc phúc âm, nhưng đa số người nghe cho rằng âm mũi là loại âm thanh không đẹp.
  2. Step 2 Học cách "hát an toàn" để giọng dày hơn.
    Giọng vang, đầy đặn là nhờ việc mở rộng cổ họng và hạn chế giọng mũi. Điều này được coi là "Hát an toàn". Tuy nhiên, hãy cẩn trọng. Nếu bạn hát quá an toàn, âm thanh tạo ra nghe sẽ mỏng và sướt mướt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập hát nguyên âm.
    Cố gắng xướng âm bằng cách sử dụng cơ hoành một lần nữa. Những gì bạn cần chú ý là nguyên âm, không phải phụ âm.
    • Không làm căng các cơ ở cổ khi hát. Giữ cho cổ thẳng và thoải mái.
    • Luyện mở thanh quản khi hát nguyên âm. Luyện hát âm "ng"; khi đó thanh quản sẽ được đóng lại. Giờ luyện hát âm "ah", tương tự như lúc bạn há miệng để nha sĩ kiểm tra. Thanh quản lúc này sẽ được mở ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập hát nốt cao.
    Nốt cao cũng tựa như lớp kem phủ lên trên chiếc bánh ngọt: không nhất thiết phải có, nhưng sẽ thật tuyệt nếu hát đúng cách. Tới giờ có lẽ bạn đã hiểu âm vực của mình, vì vậy hẳn bạn cũng đã biết những nốt nào mình có thể hát được và những nốt nào nằm ngoài khả năng. Hãy tập hát những nốt bạn chưa lên được. Có công mài sắt có ngày nên kim.
    • Việc đạt được nốt cao cũng giống như khi bật nhảy. Có thể là bạn đang nhảy trên tấm bạt lò xo, hoặc chỉ đơn giản là đang nhảy lên không trung. Hình dung lúc nhảy được đến mức cao nhất chính là lúc bạn hát được nốt cao. Hít vào thật sâu và mở rộng khoang miệng. Hát nốt cao không có nghĩa là bạn phải hát quá to.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tiếp tục tập lấy hơi.
    Duy trì việc tập lấy hơi thường xuyên. Càng lấy hơi đúng cách, quá trình tập hát sẽ càng thuận lợi.
    • Thử bài tập lấy hơi dưới đây[2] để học cách hít vào, xì ra. Đảm bảo rằng bạn xì hơi ra thật đều và không đứt quãng. Điều tiết làn hơi ra không đứt quãng là mục tiêu cần hướng tới trong bài tập này:
      • Hít vào trong 4 giây, sau đó xì ra cũng trong 4 giây.
      • Hít vào 6 giây và xì ra 12 giây.
      • Hít vào 2 giây và xì ra 10 giây.
      • Hít vào 4 giây và xì ra 16 giây.
      • Hít vào 2 giây và xì ra 16 giây.
      • Hít vào 4 giây và xì ra 20 giây.
      • Hít vào 2 giây và xì ra 20 giây.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Kết hợp tất cả các cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham gia thi hát ở địa phương.
    Suy nghĩ xem bạn mong đợi điều gì từ tiết mục của bản thân; nếu mới đi hát dưới ba tháng và không được đào tạo bài bản, bạn sẽ gặp khó khăn—nhưng ca hát là niềm đam mê của bạn mà, phải không?
    • Nếu thực sự muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, bạn cần làm quen với việc ca hát trước đám đông, dưới áp lực của ánh đèn sân khấu. Hát trong phòng ngủ là một chuyện; hát trước hàng chục, hàng trăm người lại là chuyện khác hoàn toàn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đảm bảo rằng...
    Đảm bảo rằng bạn được giáo viên có trình độ hướng dẫn nếu bạn nghiêm túc trong việc phát triển kỹ năng. Giáo viên thanh nhạc có thể góp ý trực tiếp cũng như đưa ra những lời khuyên và mẹo hay. Họ sẽ soạn lộ trình học và giúp bạn đạt được những mục tiêu đã đề ra cho bản thân. Đối với bất cứ ai có ý định trở thành ca sĩ, việc theo học giáo viên thanh nhạc là thực sự cần thiết.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trình bày ca khúc không cần nhạc đệm khi đã thấy tự tin.
    Đăng tải video của bạn lên trang YouTube. Các ý kiến phản hồi tích cực mà bạn nhận được thường sẽ hữu ích hơn những phản hồi tiêu cực.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu không thể tìm được giáo viên dạy hát hoặc ngại hát trước người lạ, hãy cố gắng tập hát với người quen yêu ca hát hoặc thích chất giọng của bạn. Mời họ đến nhà và tập trong một căn phòng nhỏ, tập khoảng từ 5 tới 6 tháng cho đến khi bạn thuần thục. Cách này thực sự hiệu quả.
  • Đừng cố ép hơi thở đi ra. Bạn nên để làn hơi tuôn chảy tự nhiên.
  • Bất cứ khi nào bạn nghĩ tới việc tập luyện, hãy tập lấy hơi cho đúng cách. Việc lấy hơi đúng cách giúp làm tăng sức bền để bạn có thể hát trong thời gian lâu hơn.
  • Ngồi thẳng lưng đúng tư thế - không để thõng vai và hát nguyên âm sao cho có độ sâu.
  • Hát đúng tông. Điều này giống với lúc hát bè, nốt trong bè phụ họa được hát đan xen với nốt trong bè chính. Trải nghiệm xem! Thường thì âm lượng giọng sẽ to lên khi bạn cất tiếng hát. Để hát tốt, tưởng tượng rằng giọng hát cũng giống như giọng nói, nếu muốn nói to hơn và phát âm rõ ràng thì bạn cần hít vào thở ra đúng cách.
  • Nếu bạn sợ giọng của mình chưa đủ hay để đưa lên YouTube, thử tiếp thu ý kiến từ bạn bè, sau đó hát thêm cho nhiều người lạ nghe đến khi bạn sẵn sàng tiếp nhận bình luận tích cực và không bị dao động bởi bình luận tiêu cực trên YouTube.
  • Thay vì đẩy lưỡi chạm mặt trong, thử đặt lưỡi lên trên chóp hàm răng dưới, gần như là thè ra ngoài miệng. Thả lỏng hàm để âm thanh thoát ra nghe hay hơn.
  • Để hỗ trợ quá trình tập lấy hơi (cách này cũng được dùng khi thiền), đặt hai tay vào bụng và cảm nhận sự chuyển động. Đối với nam giới, có thể ép bụng vào bằng cách đeo một chiếc thắt lưng chặt.
  • Khi học hát, điều quan trọng nhất là luyện tập. Nếu hát mỗi ngày, kể cả chỉ để thư giãn, bạn sẽ sớm trở thành ca sĩ có trình độ.

Cảnh báo

  • Không uống sữa trước khi hát vì sữa sinh ra chất nhầy trong miệng và họng.
  • Không hút thuốc lá. Thuốc lá có hại cho phổi và giọng, mà bạn lại cần cả hai thứ đó để hô hấp và ca hát!
  • Ban đầu, đừng hát liên tục trong thời gian quá lâu. Dây thanh đới là cơ cần được đắp thêm để tăng độ khỏe và tính linh hoạt.
  • Thông cổ họng bằng cách ho hắng có thể làm tổn thương giọng hát.
  • Khi hát trong thời gian dài, nên uống một ngụm bổ phế hoặc ngậm kẹo trị ho.
  • Không cầm giấy nhắc lời vì sẽ làm giảm đi khả năng truyền tải cảm xúc bài hát của bạn. Tự tin và nhìn xung quanh mọi lúc, nhưng đừng quá tập trung vào ánh mắt hay nét mặt của mọi người.

Những thứ bạn cần

  • Máy ghi âm gắn sẵn micro hoặc chiếc nào có lỗ cắm micro. Dàn máy karaoke chẳng hạn.
    • Bạn cũng có thể sử dụng chức năng ghi âm trong máy nghe nhạc mp3 nếu chất lượng máy tốt để xem micro có dùng được hay không.
  • Máy nghe nhạc cầm tay hoặc mp3 để phát các ca khúc của nghệ sĩ mà bạn muốn học theo.
  • Tập giấy in lời bài hát.
  • Giá để bản nhạc.
  • Nước.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 50.509 lần.
Chuyên mục: Âm nhạc
Trang này đã được đọc 50.509 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo