Cách để Có giọng hát cao, khỏe, nội lực

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu muốn làm mọi người kinh ngạc với giọng hát cao và đầy nội lực của mình, bạn có thể thực hiện nhiều bước để luyện giọng. Cách hiệu quả nhất để cải thiện giọng hát là thường xuyên luyện tập. Khi hát, bạn cần thở đúng cách qua cơ hoành và thả lỏng cơ thể. Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng khi họng bị rát là lúc bạn cần phải nghỉ ngơi – đừng để dây thanh đới bị tổn thương.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Luyện giọng khoẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 1.jpeg
    1
    Thở bằng cơ hoành để kiểm soát hơi thở tốt nhất. Cơ hoành là cơ nằm dưới phổi mà khi hít vào sẽ co lại để nhườn chỗ cho phổi nở ra. Để hít thở bằng cơ hoành, hãy tập trung vào hơi thở sao cho bạn có thể trông thấy và cảm nhận bụng phồng lên mỗi khi hít vào. Thả lỏng hai vai để hít không khí vào tối đa.[1]
    • Bạn sẽ cần hít thở nhiều hơn khi hát các nốt cao, do đó việc tập luyện kỹ thuật thở sao cho đúng lại càng quan trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 2.jpeg
    2
    Giữ tư thế tốt để hỗ trợ hít thở. Ngồi hoặc đứng thẳng khi hát, chú ý không khom người. Tư thế này sẽ giúp cho cơ hoành có nhiều không gian hơn để co giãn đúng mức. Bạn không cần phải nâng cao cằm – chỉ cần nhìn thẳng phía trước để có tư thế tốt nhất.[2]
    • Nhiều người cho rằng tư thế hơi ngước đầu lên một chút sẽ giúp giọng hát dài hơi hơn và phát ra âm lượng lớn hơn, nhưng thực ra điều này chỉ khiến các cơ ở họng bị căng hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 3.jpeg
    3
    Thả lỏng cơ thể để tránh căng cơ. Hãy tự nhắc bản thân thả lỏng hai vai và các cơ mặt trước khi bắt đầu hát. Nếu các cơ trên mặt, cổ và vai đều căng thẳng thì bạn không thể phát ra âm thanh tốt nhất được.[3]
    • Chậm rãi quay cổ sang trái rồi sang phải, dừng lại vài giây trước khi đổi hướng để thả lỏng các cơ căng thẳng ở cổ.
    • Phần lớn mọi người đều căng cứng phần trên cơ thể mà không nhận ra. Hãy hít một hơi sâu và thở ra để giúp cho các cơ tự động thả lỏng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 4.jpeg
    4
    Tập luyện hàng ngày để có kết quả tốt nhất. Cũng như hầu hết các hoạt động khác, bạn cần phải kiên trì mới có thể thấy được sự khác biệt trong khả năng hát nốt cao của mình. Giọng của bạn phải được luyện tập trước khi có thể đạt hết tiềm năng của nó. Hãy luyện giọng hàng ngày, mỗi lần cố gắng hát cao hơn một chút.[4]
    • Đặt ra các mục tiêu nhỏ cho bản thân, chẳng hạn như cách vài ngày thử một bài tập luyện thanh mới hoặc cố gắng mỗi ngày kéo dài nốt cao thêm 1 hoặc 2 giây.
    • Hãy kiên nhẫn – đừng lo lắng nếu bạn chưa phát triển được giọng hát cao nhanh như kỳ vọng. Việc này cần có thời gian!
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thực hiện các bài tập luyện giọng hát cao hơn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 5.jpeg
    1
    Giãn các cơ mặt và cổ để hỗ trợ cho dây thanh đới. Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi bắt đầu hát. Từ từ xoay tròn cổ để giãn các cơ cổ, hoặc luân phiên cười rộng miệng và há miệng hình chữ O để giãn cơ mặt. Thực hiện mỗi bài tập 5-10 lần để giãn các cơ này.[5]
    • Ngửa cổ ra sau và thè lưỡi ra để giãn cơ ở họng.
    • Ngáp to 5 lần để giãn các cơ quanh miệng.
    • Tập trung vào một động tác giãn cơ nếu bạn không có nhiều thời gian, hoặc thực hiện mỗi bài tập 5 lần để tập giãn nhiều cơ liên tục.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 6.jpeg
    2
    Thực hành bài tập tiếng còi hú để luyện các nốt cao. Bắt chước tiếng còi xe cứu thương, lên các nốt cao, hạ xuống các nốt thấp, sau đó lại lên cao liền một hơi. Bài tập này vừa giúp bạn xác định quãng giọng của mình, vừa kéo giãn dây thanh đới.[6]
    • Bài tập tiếng còi hú giúp bạn đạt đến nốt cao tối đa khi bạn cố gắng mô phỏng âm thanh cao của tiếng còi.
    How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chapman, MA

    Amy Chapman, MA

    Huấn luyện viên giọng nói và Chuyên gia
    Amy Chapman MA, CCC-SLP là chuyên gia âm ngữ trị liệu và chuyên gia giọng hát. Amy là Chuyên gia Bệnh học về Ngôn ngữ & Lời nói đã cống hiến sự nghiệp cho việc nâng cao năng lực của các chuyên gia và tối ưu hóa giọng nói của họ. Amy đã từng diễn thuyết về việc tối ưu hóa giọng nói, lời nói, sức khỏe giọng nói và phục hồi giọng nói tại các trường đại học khắp California, bao gồm UCLA, USC, Chapman University, Cal Poly Pomona, CSUF, CSULA. Amy được đào tạo về Liệu pháp Giọng nói Lee Silverman, Estill, LMRVT và là một thành viên của Hiệp hội Lời nói và Thính lực Hoa Kỳ.
    How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chapman, MA
    Amy Chapman, MA
    Huấn luyện viên giọng nói và Chuyên gia

    Bạn có biết? Khi bạn hát các nốt cao, các dây thanh đới giãn dài ra. Khi bạn hạ thấp giọng, các dây thanh đới co ngắn lại. Nếu bạn hát các nốt cao và thấp trong lúc khởi động giọng, các dây thanh đới được kéo giãn và mềm dẻo hơn, nhớ đó chúng sẽ chuyển động dễ dàng hơn.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 7.jpeg
    3
    Luyện tập âm rải để thực hành các cao độ khác nhau. Hợp âm rải là các bài tập hữu ích giúp bạn chuyển tiếp vào các âm giai trưởng và âm giai thứ khác nhau. Luyện âm rải với các nguyên âm hoặc các âm thanh khác nhau là một cách tuyệt vời để mở rộng quãng giọng.[7]
    • Lên mạng tìm các video về các hợp âm rải để luyện tập hát theo.
    • Bạn có thể hát "i-i-i-i-i," với âm i đầu tiên và âm i cuối cùng có cao độ thấp nhất và âm i ở giữa là nốt cao nhất.
    • Thay vì phát ra âm thanh liên tục, bài tập âm rải có khoảng ngừng rất nhỏ giữa các nốt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 8.jpeg
    4
    Sử dụng kỹ thuật luyến – ngắt để từ từ lên các nốt cao hơn. Luyến ngắt là một kỹ thuật rất hay để giúp bạn nhẹ nhàng đạt đến các nốt cao trước khi hạ xuống nốt thấp. Sử dụng giọng luyến ngắt để chuyển từ nốt thấp lên nốt cao, sau đó lại xuống nốt thấp như thể giọng hát đang đánh đu.[8]
    • Âm luyến – ngắt được kiểm soát nhiều hơn âm còi hú, mặc dù hai âm này đôi khi nghe giống nhau.
    • Thử ngân nga các âm luyến hoặc chọn âm thanh như “uuuu” hay “aaa”.
    • Âm luyến giúp thả lỏng họng, nhờ đó bạn sẽ dễ đạt đến nốt cao hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 9.jpeg
    5
    Kéo dài nốt cao khi bạn đã đạt đến để tập ngân nốt đó. Mặc dù phần lớn thời gian ban đầu bạn nên tập trung vào vệc đạt đến nốt cao ngắn rồi hạ xuống, nhưng sau khi đã làm chủ được kỹ thuật này, bạn có thể tiến xa hơn. Khi đạt đến nốt cao nhất, bạn hãy cố gắng ngân nốt đó vài giây trước khi hạ xuống.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc dây thanh đới

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 10.jpeg
    1
    Biết quãng giọng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn biết giới hạn của mình ở đâu. Hầu hết mọi người đều có thể hát được 2 quãng tám, còn các ca sĩ chuyên nghiệp có thể đạt đến 3-4 quãng tám. Bạn cần tìm quãng giọng mà bạn có thể hát thoải mái để biết khi nào nên ngừng lại và nghỉ.[10]
    • Giọng của một số người không cho phép họ dễ dàng hát các nốt cao mà không căng dây thanh đới.
    • Để tìm quãng giọng, hãy hát đủ các nốt, chú ý khi nào giọng của bạn bắt đầu vỡ hoặc khó đạt được đến nốt đó. Đây chính là quãng mà bạn có thể hát thoải mái.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 11.jpeg
    2
    Cung cấp nước cho cơ thể để duy trì sức khoẻ dây thanh đới. Uống nhiều nước là một cách hiệu quả dể giúp cho dây thanh đới có đủ nước và khoẻ mạnh. Cố gắng uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nếu bạn thấy cổ họng bắt đầu đau hoặc khàn, hãy uống chút trà ấm và dùng viên ngậm trị đau họng để làm dịu họng.[11]
    • Tránh uống nước quá lạnh; thay vào đó, bạn nên uống nước ở nhiệt độ phòng, thêm một chút chanh hoặc mật ong nếu bạn thích.
    • Nếu cơ thể không có đủ nước và khoẻ mạnh, bạn sẽ rất khó với tới cao độ mà bạn hy vọng đạt được.
    • Bạn có thể mua viên ngậm trị đau họng chuyên dành cho ca sĩ, nếu thích.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 12.jpeg
    3
    Tránh căng giọng bằng cách ngừng hát khi bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn thấy giọng bắt đầu rát hoặc mệt mỏi, hãy ngừng tập. Giọng của bạn có thể bị tổn thương khi bị căng, và như vậy bạn sẽ càng khó đạt được các mục tiêu ca hát của mình. Bạn cần luôn luôn ưu tiên sức khoẻ dây thành đới và nhớ nghỉ khi cần.[12]
    • Bạn không cần tập luyện trong thời gian dài mỗi ngày – dù chỉ vài phút thực hành các bài tập luyện thanh là cũng sẽ giúp giọng của bạn khoẻ hơn.
    • Uống một cốc nước ấm, chẳng hạn như trà pha chút mật ong để làm dịu dây thanh đới nếu thấy bắt đầu đau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Develop a Strong High Singing Voice Step 13.jpeg
    4
    Khởi động giọng trước khi hát. Giọng hát cũng là cơ, và nó cũng cần được giãn như các cơ khác trước khi bắt đầu làm việc. Giãn các cơ cổ và thực hiện các bài tập luyện thanh để khởi động giọng khi tập hát các nốt cao.[13]
    • Khởi động giọng khoảng 5-10 phút hoặc lâu hơn nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thực hành các bài luyện thanh trong 10-20 phút tuỳ vào trình độ của bạn, nhớ chú ý nghỉ nếu giọng bắt đầu mệt. Bạn có thể tập trung vào một bài tập trong toàn bộ thời gian hoặc thay đổi các bài tập khác nhau để giãn dây thanh đới theo nhiều cách khác nhau.
  • Nếu bạn chọn thức uống ấm để làm dịu giọng, hãy tránh xa các thức uống có nhiều sữa hoặc gia vị.

Cảnh báo

  • Cho giọng nghỉ ngơi nếu bạn bị rát giọng trong khi hoặc sau khi tập luyện. Đến bác sĩ nếu bạn vẫn tiếp tục đau.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chapman, MA
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên giọng nói và Chuyên gia
Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chapman, MA. Amy Chapman MA, CCC-SLP là chuyên gia âm ngữ trị liệu và chuyên gia giọng hát. Amy là Chuyên gia Bệnh học về Ngôn ngữ & Lời nói đã cống hiến sự nghiệp cho việc nâng cao năng lực của các chuyên gia và tối ưu hóa giọng nói của họ. Amy đã từng diễn thuyết về việc tối ưu hóa giọng nói, lời nói, sức khỏe giọng nói và phục hồi giọng nói tại các trường đại học khắp California, bao gồm UCLA, USC, Chapman University, Cal Poly Pomona, CSUF, CSULA. Amy được đào tạo về Liệu pháp Giọng nói Lee Silverman, Estill, LMRVT và là một thành viên của Hiệp hội Lời nói và Thính lực Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 231.450 lần.
Trang này đã được đọc 231.450 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo