Cách để Duy trì sức khỏe tốt cho chó

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có thể hiểu được rằng bạn muốn chăm sóc chú cún của mình để chúng sống bên cạnh bạn trong nhiều năm. May thay, bạn có thể làm nhiều điều để chăm lo cho thú cưng. Tìm hiểu cách duy trì chế độ ăn uống tốt với thực phẩm chất lượng cao, chăm sóc thú y phòng bệnh, và nỗ lực mang lại cho chú cún bầu không khí yêu thương lành mạnh.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Duy trì chế độ ăn uống tốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho chó ăn thực phẩm cân bằng chất lượng cao.
    Xem năm thành phần đầu tiên ghi trên bao bì thức ăn của chó. Đây là những thành phần chủ yếu trong thức ăn. Thịt (không phải phụ phẩm động vật) và rau nên nằm trong số thành phần đầu tiên của thực phẩm dành cho chó. Tiếp theo danh sách có thể là phụ phẩm động vật và các loại ngũ cốc.[1]
    • Tránh các loại thực phẩm sử dụng chất độn có thể gây hại cho sức khỏe của chó. Một số chất bao gồm: Ethoxyquin, Propylene Glycol, BHT/BHA, Siro ngô và ngô, cũng như phụ phẩm động vật.[2]
    • Theo định kỳ, một số con chó có thể xuất hiện triệu chứng mẫn cảm hoặc không dung nạp thực phẩm. Quan sát các dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa, hoặc vấn đề về da. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định thành phần thực phẩm mà chó có thể hoặc không thể ăn được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cẩn trọng khi cho chó ăn thực phẩm của con người.
    Lưu ý rằng một số loại thức ăn của người có thể gây tổn hại hoặc tước đi sinh mạng của chó. Cơ thể của loài vật này không phải lúc nào cũng có thể chuyển hóa thức ăn như người, do đó bạn cần chắc chắn rằng chúng không ăn các loại thực phẩm sau đây: nho, nho khô, sô cô la, bơ, bánh ngọt, các loại hạt, rượu bia, hành tây, tỏi, hẹ và kẹo cao su không đường (thành phần chính xylitol[3][4]). Tất cả những loại trên đều gây độc hại cho chó.
    • Mặc dù có thể tự chế biến thức ăn cho chó, bạn phải trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng động vật hoặc bác sĩ thú y có kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm cho vật nuôi. Điều này bảo đảm rằng chế độ ăn của chó được cân bằng về mặt dinh dưỡng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo cân nặng của chó ở mức bình thường.
    Chó có cân nặng vượt 10-20% so với khối lượng tối ưu được xem là thừa cân. Nếu cân nặng vượt 20%, chú cún đã bị béo phì. Chứng béo phì có thể làm giảm tuổi thọ của chó xuống 2 năm. Chó bị béo phì cũng gặp nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, tiểu đường, viêm xương khớp và sỏi bàng quang.[5] Trao đổi với bác sĩ thú y về cân nặng lý tưởng đối với chú cún và cho chúng ăn dựa trên tiêu chí này.
    • Hầu hết chó bị thừa cân hoặc béo phì do không tập luyện đầy đủ và ăn quá nhiều. Xem bao bì thực phẩm dành cho thú cưng để tham khảo hướng dẫn cụ thể trong việc cho ăn dựa trên cân nặng lý tưởng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho chó ăn thức ăn vặt lành mạnh.
    Cũng giống như con người, thức ăn vặt có thể thêm một lượng calo vào mức calo cho phép hằng ngày của chó. Điều này có thể làm cho chú cún bị thừa cân. Bạn nên cho chó ăn thức ăn vặt tự làm ở nhà, thay vì mua đồ ăn sẵn.[6]
    • Cho chó ăn thức ăn vặt ít calo như củ cà rốt nhỏ, đậu xanh đóng hộp (ít muối hoặc rửa để loại bỏ muối), hay vài lát khoai lang luộc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cung cấp nước sạch liên tục cho chó.
    Thú cưng cần uống nhiều nước để cơ thể hoạt động và tiêu hóa thức ăn bình thường. Nước uống phải sạch và mới, vì thế bạn nên thay nước ít nhất một lần một ngày. Rửa sạch bát hoặc xô nước bằng xà phòng rửa bát và thay nước mới. Xả sạch và lau khô vật dụng trước khi đổ nước vào.
    • Vi khuẩn và tảo có thể sản sinh trong bát nước, đặc biệt vào mùa nóng. Vào mùa đông, bạn nên tránh để bát nước đóng băng.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Vệ sinh cho chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vệ sinh cho thú cưng hằng ngày.
    Chải lông cho chó để luôn sáng bóng và khỏe mạnh. Điều này cũng thúc đẩy tuần hoàn tốt. Trong lúc chăm sóc, kiểm tra khối u, bướu, hoặc u nang trên da và đưa thú cưng đi khám. Ngoài ra bạn cũng nên đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu da bị loét, đỏ hoặc ngứa.
    • Khi vệ sinh bạn cũng có thể kiểm tra các vấn đề về da như bọ chét và ve.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cắt móng cho chó.
    Mặc dù thực tế là con chó sẽ mất thời gian để làm quen, nhưng sau này chúng sẽ trở nên bình thường. Chỉ nên cẩn thận không cắt vào "đệm thịt" của móng chứa mạch máu và dây thần kinh nhạy cảm.
    • Nếu không thành thạo việc cắt móng, bạn nên nhờ bác sĩ thú y chỉ dẫn cách cắt móng cho chó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chải răng cho chó hằng ngày.
    [7] Việc chải răng giúp bạn loại bỏ mảng bám hoặc vi khuẩn tích tụ trong răng. Đây cũng là thời điểm tốt để kiểm tra vết thương, răng bị tổn thương hoặc các vấn đề khác trong miệng. Chỉ dùng kem đánh răng dành cho chó. Fluoride trong kem đánh răng của người độc hại đối với chó và có thể gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.[8]
    • Theo định kỳ chú cún cũng cần đến phòng khám thú y để vệ sinh răng chuyên nghiệp. Đối với thủ tục này, chú cún sẽ được trấn an trong lúc bác sĩ thú y kiểm tra cũng như vệ sinh kỹ lưỡng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra tai của chó.
    Tai không nên có mùi lạ hoặc dịch tiết. Phần tai trong nên có màu hơi trắng; nhưng một số giống chó lông màu sậm có phần tai trong màu tối. Vạch tai để kiểm tra. Tai không nên dính bụi bẩn, mảnh vụn, hoặc ký sinh trùng chẳng hạn như ve. Đôi khi mảnh thân cây có thể lọt vào trong tai của thú cưng và cần được loại bỏ cẩn thận.[9]
    • Nếu chú cún có đôi tai cụp, bạn nên kiểm tra hằng ngày, nếu không chỉ cần kiểm tra định kỳ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Vệ sinh tai của chó.
    Sử dụng sản phẩm chuyên dụng để lau tai của chú cún hoặc pha dung dịch nửa phần giấm trắng và nửa phần cồn y tế. Nhúng bông gòn vào dung dịch rồi lau nhẹ phần tai ngoài của chó. Nếu thấy máu xuất hiện trên miếng bông, ngừng vệ sinh và liên lạc với bác sĩ thú y.[10]
    • Việc lắc đầu liên tục, cào hoặc gãi tai, mùi hôi, hoặc dịch tiết (sáp, lỏng, hoặc nâu) là điều không bình thường. Nếu nghi ngờ chú cún bị nhiễm trùng tai hoặc vấn đề về tai khác, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Chăm sóc chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị nơi trú ẩn cho chó.
    Hầu hết những người nuôi chó đều giữ chúng trong nhà cùng với gia đình. Nếu nuôi chó ngoài trời, bạn nên dựng nhà cách nhiệt cho chó, chuẩn bị ổ nệm ấm trong mùa đông, tạo bóng mát vào mùa hè, cung cấp thức ăn và nước uống (không bị đóng băng hoặc ứ đọng). Không bao giờ được xích chó, vì có thể gây tổn thương chân hoặc cổ của chúng.
    • Không cho thú cưng ở ngoài nếu chúng không chịu được thời tiết khắc nghiệt. Việc để chó ngoài trời không có nơi trú ẩn được xem như là hành động bất cẩn. Nếu không thể chuẩn bị nơi trú ẩn cho chó, bạn nên để chúng trong nhà hoặc ngay từ đầu không nên nuôi chó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho chó rèn luyện nhiều.
    Tùy thuộc vào giống chó, hoạt động thể chất có thể là đi dạo 10-15 phút mỗi ngày hoặc nô đùa trong công viên một giờ đồng hồ. Trò chơi ném đĩa cũng là hoạt động thể chất cường độ cao dành cho giống chó năng động. Vui chơi hoặc đi dạo là cơ hội tốt để bạn gắn kết với thú cưng.
    • Tập luyện và chơi trò chơi có thể giảm thiểu hành vi không mong muốn, chẳng hạn như cắn xé đồ đạc trong nhà, nhai nghiền đồ vật cũng như hành vi hung hăn. Điều này cũng giúp chú cún giảm cân và duy trì thể trạng tốt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thích nghi cho chó.
    Sau khi chú cún được tiêm chủng cần thiết, bạn nên tập thích nghi cho chúng. Điều này có nghĩa là cẩn thận cho chó tiếp xúc với người, động vật và những con chó khác, cũng như địa điểm khác bên ngoài nhà bạn. Làm quen với việc đi xe, đi dạo trong khu phố và công viên dành cho chó là những cách hiệu quả để chú cún hòa nhập với con người và những chú cún khác.
    • Nếu chú cún không sợ hãi hay cảnh giác với môi trường mới, chúng sẽ làm quen với điều này. Thú cưng nên tiếp cận nhiều tình huống xã hội từ khi còn nhỏ sẽ tốt hơn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Chăm sóc sức khỏe định kỳ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y.
    Đi khám sức khỏe hằng năm để chú cún được kiểm tra và tiêm chủng cần thiết. Bác sĩ thú y cũng sẽ biết nhiều về chú cún và ngay lập tức phát hiện điều không ổn đối với sức khỏe của chúng. Việc khám sức khỏe thường xuyên còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh có thể chữa được.[11]
    • Nếu nuôi chó con, bạn nên đưa chúng đi khám khi được 6 tuần tuổi. Chó con sẽ được kiểm tra bệnh thoát vị, tim, phổi, mắt, và tai. Ngoài ra chó con cũng được sắp xếp lịch tẩy giun và tiêm ngừa cần thiết.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiêm chủng cho chó.
    Tiêm phòng dại nên được thực hiện khi chú cún được 12 tuần tuổi và là điều bắt buộc ở nhiều nơi. Bạn có thể bị phạt nặng nếu không tiêm ngừa cho chó và để chúng cắn người hoặc vật nuôi khác. Bạn nên cân nhắc tiêm ngừa cho chó để phòng bệnh nhiễm khuẩn do ve gây ra. Bệnh này có thể gây nên tình trạng đau khớp, sưng, sốt cao, và thậm chí có thể là bệnh thận nguy hiểm.[12]
    • Chó thường xuyên ở bên ngoài, sống trong nông trại, hay đi săn đều có nguy cơ cao mắc bệnh từ bọ ve.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc triệt sản cho chó.
    Triệt sản cho thú cưng có thể giảm thiểu một số vấn đề hành vi và giảm khả năng mắc khối u và nhiễm trùng. Nếu triệt sản cho chó, bạn không cần phải lo lắng về việc chăm sóc hay mang cún con cho người khác.[13]
    • Phương pháp cấy vi mạch cũng được khuyến khích phòng khi chú cún bị lạc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bảo vệ thú cưng khỏi bọ chét.
    Lưu ý một vài dấu hiệu của bọ chét ở chó như: lông xuất hiện mảng tối, chó liếm và gãi nhiều, hoặc da bị ghẻ.[14] Nếu phát hiện bọ chét ở chó, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp như đưa thú cưng đi khám để được kê toa thuốc uống, tắm cho chó bằng dầu gội diệt bọ chét, và mang vòng cổ chống bọ chét cho chó.
    • Vòng cổ chống bọ chét và chế phẩm điều trị da hàng tháng là những phương pháp ngăn ngừa bọ chét ngay từ ban đầu. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về kế hoạch phòng ngừa bọ chét thường xuyên.[15]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa chó đi xét nghiệm giun tim.
    Thủ tục xét nghiệm máu hằng năm cần được tiến hành nhằm phát hiện loại bệnh phổ biến này. Giun tim lây truyền qua vết muỗi cắn, vì thế rất khó để phòng ngừa. Thay vào đó, để diệt trừ ký sinh trùng trong hệ tuần hoàn cần phải uống thuốc hàng tháng hoặc tiêm có tác dụng 6 tháng.[16]
    • Nếu chó mắc bệnh giun tim, chúng có thể được chữa khỏi nhưng việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém, và kéo dài nhiều tháng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đối với một số con chó, tình trạng thừa cân là do các vấn đề về sức khỏe. Béo phì có thể là dấu hiệu của bệnh tật, chủ yếu là nhược tuyến giáp (suy giảm hoạt động tuyến giáp) hay bệnh phát phì (tuyến thượng thận hoạt động quá mức). Chó bị thừa cân do các bệnh này nên được khám theo dõi và áp dụng chế độ ăn uống để duy trì cân nặng tối ưu.
  • Nếu nhận thấy chú cún có hành động lạ (đờ đẫn, bỏ ăn, bồn chồn, đau đớn), bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức.
  • Lưu giữ tất cả thông tin quan trọng của thú cưng: tên, tuổi, giống, mô tả, giấy phép, mã vi mạch và tiêm ngừa, cũng như ảnh của chúng.
  • KHÔNG BAO GIỜ đánh đập, đá hoặc ném đồ vật vào chó. Chúng sẽ chỉ liên tưởng bạn với hình phạt và trở nên không vâng lời hoặc sợ bạn.
  • Khi thú cưng đã lớn tuổi, bạn nên đưa chúng đi khám ít nhất hai lần một năm. Chó già thường mắc bệnh khớp và tim cũng giống như người già. Có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn giúp cho chó già không phải trải qua đau đớn và có được cuộc sống thoải mái.
  • Cho chó ăn thực phẩm lành mạnh, tạo điều kiện cho chúng hoạt động và đưa đi khám định kỳ hoặc bất kỳ khi nào bạn muốn. Tham gia vui chơi với thú cưng bằng trò ném đĩa hoặc chạy phía sau chúng. Cho chó ăn thức ăn phù hợp và đưa đến phòng khám thú y định kỳ.

Cảnh báo

  • Không cho chó chơi bóng nhỏ. Bóng có thể lọt vào khí quản và gây chết ngạt.
  • Không cho thú cưng hay nhai ngấu gặm xương, đá và gậy cứng có thể gây nứt hoặc tổn thương răng.
  • Không cho chó gặm xương nấu chín hoặc thực phẩm chứa chất béo. Xương có thể mắc trong đường tiêu hóa và chú cún cần được điều trị bằng phẫu thuật đắt đỏ. Thực phẩm chứa chất béo có thể làm chó bị viêm tụy và cần đến sự can thiệp thú y tốn kém.

Tham khảo

  1. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.
  2. http://iheartdogs.com/5-ingredients-you-never-want-to-find-in-your-dogs-food/
  3. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.
  4. The 5 Minute Veterinary Consult. L.P Tilley and F.W. K. Smith, Jr. (eds) 2000. Blackwell
  5. Small Animal Internal Medicine. 5th Edition. R.W. Nelson and C.G. Couto. Elsevier Health Sciences. 2014
  6. Small Animal Internal Medicine. 5th Edition. R.W. Nelson and C.G. Couto. Elsevier Health Sciences. 2014
  7. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/brushing-your-dogs-teeth
  8. Small Animal Internal Medicine. 5th Edition. R.W. Nelson and C.G. Couto. Elsevier Health Sciences. 2014
  9. The 5 Minute Veterinary Consult. L.P Tilley and F.W. K. Smith, Jr. (eds) 2000. Blackwell
  1. The 5 Minute Veterinary Consult. L.P Tilley and F.W. K. Smith, Jr. (eds) 2000. Blackwell
  2. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.
  3. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.
  4. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.
  5. http://pets.webmd.com/ss/slideshow-flea-and-tick-overview
  6. http://pets.webmd.com/ss/slideshow-flea-and-tick-overview
  7. The Merck Veterinary Manual. C.M. Kahn and S. Line (eds.) 2010. John Wiley & Sons.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 32 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.536 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 5.536 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo