Cách để Duy trì sức khỏe răng khi càng lớn tuổi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi bạn càng lớn tuổi thì việc tiếp tục chăm sóc răng đúng cách càng trở nên quan trọng. Chăm sóc răng đúng cách bao gồm việc đi khám răng và tập giữ vệ sinh răng miệng tại nhà. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh thói quen chăm sóc răng và giữ vệ sinh răng khi càng lớn tuổi để việc duy trì sức khỏe răng được hiệu quả và phù hợp với độ tuổi. Nói chung, duy trì sức khỏe răng ở người lớn tuổi cần sự chăm sóc tỉ mỉ và sẵn sàng thay đổi thói quen nếu phù hợp với nhu cầu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều chỉnh thói quen chăm sóc răng khi càng lớn tuổi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua một loại bàn chải đánh răng mới.
    Khi lớn tuổi, việc đánh răng như trước kia có thể trở nên khó khăn hoặc không phù hợp. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm khi càng lớn tuổi. Ngoài ra, nếu bị viêm khớp, bạn sẽ khó đánh răng bằng bàn chải thông thường. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng có cán dài hoặc mua bàn chải đánh răng bằng điện.[1]
    • Bàn chải đánh răng lông mềm có thể bảo vệ nướu và men răng đang lão hóa.
    • Bàn chải đánh răng có cán dài sẽ giúp bạn hạ tay thấp trong khi đánh răng.
    • Bàn chải đánh răng chạy bằng điện giúp bạn sử dụng ít áp lực hơn khi chải răng mà vẫn đánh răng được sạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không để miệng khô.
    Nguy cơ khô miệng càng cao khi bạn càng lớn tuổi. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong miệng hoặc do thuốc chữa bệnh gây khô miệng. Khô miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vì nước bọt bảo vệ răng khỏi sâu răng và giữ răng sạch.[2]
    • Để giảm khô miệng, bạn nên uống nhiều nước hơn và giữ nước trong miệng vài giây trong khi uống.
    • Ngoài ra, bạn có thể ngậm kẹo hoặc viên ngậm không đường, hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản sinh nước bọt trong miệng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với nha sĩ về bất kỳ vấn đề y tế nào mà bạn gặp phải.
    Nếu mắc bệnh khi có tuổi, bạn cần cho nha sĩ biết vì bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thói quen chăm sóc răng. Các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và các ảnh hưởng này cần được nha sĩ xử lý.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho bác sĩ biết về thuốc chữa bệnh mà bạn đang uống.
    Khi có tuổi, bạn thường cần uống nhiều thuốc. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe răng miệng. Cho nha sĩ biết về tất cả các thuốc mà bạn đang uống để nha sĩ cân nhắc khi chăm sóc răng cho bạn.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc việc đến nha sĩ chuyên chăm sóc cho người lớn tuổi để khám.
    Có một số nha sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi. Họ có thể đưa ra phương án chăm sóc chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu cụ thể của người lớn tuổi.[6]
    • Bạn có thể tìm nha sĩ chuyên chăm sóc răng miệng cho người lớn tuổi (gọi là nha khoa lão khoa) thông qua trang mạng của hiệp hội nha khoa chuyên khoa hoặc nhờ sự giới thiệu của nha sĩ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chăm sóc răng đúng cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm vệ sinh răng miệng 6 tháng một lần.
    Việc làm vệ sinh răng miệng đều đặn khi có tuổi là rất quan trọng. Bước này không những giữ cho răng khỏe đẹp mà còn giúp nha sĩ phát hiện vấn đề (nếu có) trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng. [7]
    • Khi bạn có tuổi, dây thần kinh trong răng trở nên kém nhạy cảm. Nghĩa là bạn không thể cảm nhận được khi có vấn đề xuất hiện. Đó là lý do vì sao việc đi khám răng đều đặn khi có tuổi là rất quan trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến nha sĩ khám nếu có vấn đề về răng miệng.
    Nếu nghĩ rằng có vấn đề về răng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Ngay cả khi sợ cơn đau tiềm ẩn khi đến nha sĩ khám hoặc tài chính có giới hạn khiến bạn lo lắng về chi phí của quy trình khám răng thì bạn vẫn nên đi khám.
    • Chi phí cho việc xử lý các vấn đề nhỏ về răng miệng sẽ ít tốn kém hơn về lâu dài so với việc chi trả cho việc xử lý các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Mặt khác, có một số lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí mà bạn có thể áp dụng, ví dụ như thanh toán từng phần hoặc dùng bảo hiểm.
    • Đau răng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Nếu bị đau răng và không thể ăn được thì bạn cần điều trị ngay.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi về các phương pháp bảo vệ răng.
    Trao đổi với nha sĩ về các phương pháp giúp bảo vệ thêm cho răng khỏi hư mòn. Hai phương pháp điều trị phổ biến là thoa Fluoride Varnish và trám bít lỗ rãnh.[9]
    • Fluoride Varnish là quy trình trong đó một loại flour mạnh được thoa lên răng. Lớp flour này giúp men răng chắc khỏe và ít bị sâu răng. Flouride Varnish có thể được thoa 6 tháng 1 lần.
    • Trám bít lỗ rãnh là một lớp phủ bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng được trám vào các khe hở của răng. Lớp phủ này bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và thức ăn có thể mắc kẹt trong kẽ răng. Lớp phủ có thể bền đến 10 năm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
    Khi có tuổi, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng. Phần cốt lõi của thói quen vệ sinh răng miệng tốt là đánh răng 2 lần mỗi ngày. Bước này giúp loại bỏ các hạt thức ăn và vi khuẩn gây sâu răng.[10]
    • Độ nhạy cảm của răng có thể tăng khi bạn có tuổi. Bạn có thể giảm độ nhạy cảm của răng bằng cách dùng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng giảm nhạy cảm. [11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chải răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày.
    Ngoài việc đánh răng, bạn cần làm vệ sinh giữa các kẽ răng và bàn chải sẽ không thể thực hiện công việc này một cách hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ chải răng bằng chỉ tơ nha khoa.[12]
    • Nếu bạn không chải răng bằng chỉ nha khoa, mảng bám, thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ giữa kẽ răng.
    • Cẩn thận khi chải răng bằng chỉ nha khoa giữa đường nướu để tránh gây tổn thương cho nướu, đặc biệt là nếu bạn đang uống thuốc khiến dễ chảy máu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo bổ sung đủ flour.
    Bổ sung đủ flour khi càng lớn tuổi là việc quan trọng vì flour bảo vệ răng khỏi hư mòn trong quá trình sử dụng. Đối với người lớn tuổi, việc bảo vệ bề mặt răng nhạy cảm dưới đường nướu là rất quan trọng vì nướu thường mòn đi khi bạn có tuổi.[13]
    • Bạn có thể bổ sung flour từ kem đánh răng chứa flour, nước súc miệng chứa flour hoặc nước flour hóa được bán phổ biến ở nhiều cửa hàng và siêu thị.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm vệ sinh răng giả.
    Nếu bạn gắn răng giả toàn bộ hoặc một phần thì việc làm vệ sinh cho răng giả cũng rất quan trọng. Tháo răng giả ra vào buổi tối, làm vệ sinh thật sạch, ngâm và rửa sạch trước khi đeo lại vào miệng.[14]
    • Khi được gắn răng giả, bạn sẽ được hướng dẫn cách làm vệ sinh răng giả đúng cách. Quy trình làm vệ sinh thường bao gồm việc ngâm qua đêm và chà bằng nước làm sạch răng giả.
    • Bạn cũng nên làm vệ sinh bên trong miệng sau khi tháo răng giả ra. Cần đảm bảo chà sạch nướu, lưỡi và vòm miệng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh hút thuốc.
    Hút thuốc có thể gây hư tổn nghiêm trọng cho răng theo thời gian. Nếu hút thuốc, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về nướu, sâu răng và mất răng bên cạnh nhiều vấn đề sức khỏe khác.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhẹ nhàng với răng.
    Để giữ răng khỏe trong thời gian dài, bạn nên tránh nhai hoặc cắn thức ăn cứng, ví dụ như đá viên. Nhai thức ăn cứng có thể làm vỡ hoặc nứt răng, tạo hư tổn cho răng và cần được nha sĩ phục hồi.
    • Nếu làm nứt răng, bạn cần đến nha sĩ khám ngay. Men răng bị nứt khiến răng dễ bị sâu. Nha sĩ có thể giúp bảo vệ bất kỳ phần răng nào bị nứt và phục hồi chúng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh các thức uống có hại cho răng.
    Thức uống sủi bọt hoặc có tính axit, ví dụ như soda hoặc nước ép hoa quả, có thể làm mòn men răng.[16] Ngoài ra, uống thức uống chứa cồn cũng gây hại cho răng. Nếu lo lắng về vấn đề sức khỏe của răng, bạn nên tránh các thức uống này nếu có thể.
    • Nếu thực sự muốn uống thức uống có khả năng gây hại cho răng, bạn nên uống bằng ống hút. Cách này giúp ngăn thức uống tiếp xúc với răng cửa, nhờ đó giảm thiểu thương tổn cho răng.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tu Anh Vu, DMD
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tu Anh Vu, DMD. Vu Tu Anh là nha sĩ được ủy ban chứng nhận, cô điều hành phòng nha khoa tư nhân tại Brooklyn, New York. Tu Anh giúp người lớn và trẻ em mọi lứa tuổi vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến chăm sóc răng. Bác sĩ Tu Anh đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách chữa trị ung thư Kaposi Sarcoma và đã trình bày nghiên cứu của cô tại Hội nghị Hinman ở Memphis. Cô nhận bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Bryn Mawr và bằng DMD của Trường Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Bài viết này đã được xem 4.875 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 4.875 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo