Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thỏ non nhỏ xíu, ngọt ngào như một cục bông và cần được chăm sóc rất cẩn thận. Nếu thỏ non bị mất mẹ hoặc bị mẹ bỏ rơi, bạn sẽ cần cho chúng ăn để chúng có thể sống sót. Hãy giúp thỏ non bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp bằng việc cho chúng ăn đúng thời điểm, đúng loại thức ăn với liều lượng thích hợp.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Cho thỏ non ăn sữa công thức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác nhận thỏ không được mẹ cho ăn.
    Trước khi tách thỏ non ra khỏi mẹ hoặc cho rằng thỏ đã mất mẹ, bạn cần đảm bảo rằng thỏ mẹ không cho thỏ non ăn hoặc gây nguy hiểm cho chúng. Thỏ mẹ thường cho thỏ non ăn hai lần một ngày, mỗi lần chỉ trong khoảng năm phút. Thỏ non cũng không cần mẹ ủ ấm, vậy nên nếu chúng không có vẻ mệt mỏi, dù không ở gần thỏ mẹ, thì có thể thỏ mẹ chỉ đang tạm thời tách chúng ra để nghỉ ngơi và bạn không nên can thiệp.[1]
    • Thỏ non bị bỏ rơi sẽ bị lạnh, kêu lâu khi đến giờ ăn, buồn bã hoặc có da nhăn nheo do bị mất nước.[2]
    • Một số thỏ mẹ có thể sẽ bỏ con của mình, nếu là vậy, bạn cần tách thỏ non ra khỏi mẹ để chúng không gặp nguy hiểm.[3]
    • Đừng cho rằng thỏ non hoang dã nằm trong ổ không có mẹ là chúng đã bị bỏ rơi. Bạn cần kiểm tra ổ thỏ thường xuyên trước khi cho chúng ăn, nếu chúng tỏ ra đã no thì chứng tỏ là vẫn được thỏ mẹ chăm sóc.[4]
    • Chỉ 10% thỏ non được con người nuôi dưỡng có thể sống sót, chính vì vậy tốt hơn là bạn nên để thỏ sống trong hoang dã nếu có thể.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua sữa thay thế sữa thỏ mẹ.
    Sữa thỏ là loại giàu calo nhất trong sữa của các loài động vật có vú, vì vậy bạn cần chọn mua loại sữa phù hợp và cho thỏ ăn đúng liều lượng.[5]
    • Bạn có thể mua sữa cho mèo con loại Kitten Milk Replacer (KMR) hoặc sữa dê để cho thỏ non ăn. Các loại sữa này có bán ở các cửa hàng thú cưng hoặc một số phòng khám thú y.[6]
    • Bạn có thể thêm vào mỗi lon sữa cho mèo KMR một thìa súp sữa không đường nguyên kem 100% để tăng hàm lượng calo cho giống với nguồn sữa giàu dinh dưỡng từ thỏ mẹ.[7]
    • Bạn cũng có thể thêm vào sữa KMR một ít lợi khuẩn acidophilus để giúp thỏ non duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.[8] Lợi khuẩn acidophilus được bán ở hầu hết các hiệu thuốc.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua ống tiêm hoặc lọ nhỏ mắt để cho thỏ ăn.
    Thỏ non không quen với việc bú bình nên bạn cần chuẩn bị ống tiêm hoặc lọ nhỏ mắt vô trùng để cho chúng ăn bằng tay. Các dụng cụ này có kích thướng giống với núm vú của thỏ mẹ và sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng sữa thỏ non ăn.[10]
    • Bạn có thể mua ống tiêm hoặc lọ nhỏ mắt ở hầu hết các hiệu thuốc. Ngoài ra, phòng khám thú y hoặc các cửa hàng thú cưng có thể sẽ có các dụng cụ chuyên dụng để cho thú cưng ăn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Pha sữa công thức.
    Thỏ non sẽ ăn sữa từ khi sinh ra cho đến khi được khoảng 6 tuần tuần tuổi và bạn sẽ cần pha một lượng sữa vừa đủ ở từng tuần tuổi khác nhau. Bạn nên cho thỏ ăn một lượng sữa bằng nhau hai lần một ngày để đảm bảo chúng nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.[11]
    • Nhớ thêm vào mỗi lon sữa cho mèo con Kitten Replacement Milk một thìa súp sữa không đường nguyên kem 100%.[12] Bạn cũng có thể cho một ít lợi khuẩn acidophilus vào cùng lúc.
    • Thỏ mới sinh cho đến 1 tuần tuổi sẽ ăn từ 4 – 5 cc sữa công thức.[13]
    • Thỏ non từ 1 – 2 tuần tuổi sẽ ăn từ 10 – 15 cc .[14]
    • Thỏ từ 2 – 3 tuần tuổi ăn từ 15 – 30 cc.[15]
    • Thỏ từ 3 – 6 tuần tuổi hoặc đến khi cai sữa sẽ ăn khoảng 30 cc.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho thỏ ăn sữa.
    Bạn sẽ pha sữa công thức và cho thỏ ăn hai lần một ngày. Việc cho thỏ non ăn giống với cách thỏ mẹ cho chúng ăn là rất quan trọng để giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt.[17]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho thỏ non ăn theo tốc độ riêng của chúng.
    Điều này là rất quan trọng để tránh khiến thỏ bị ngạt hoặc tử vong.[19]
    • Thỏ non có thể sẽ mút ống tiêm và bạn có thể nhẹ nhàng bơm một chút sữa vào miệng chúng.[20]
    • Nếu thỏ không chủ động mút ống tiêm, bạn cần cho nó thời gian để làm quen. Bạn có thể bơm một chút sữa để kích thích chúng.[21]
    • Bạn cũng có thể vuốt ve để dỗ dành thỏ non khi cho chúng ăn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kích thích thỏ đi tiêu và đi tiểu.
    Thỏ non cần đi tiêu và đi tiểu trước hoặc sau khi ăn. Điều này giúp đường ruột và đường tiết niệu của chúng luôn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.[22]
    • Bạn chỉ cần kích thích thỏ non đại tiện và tiểu tiện trong khoảng 10 ngày đầu sau khi sinh hoặc cho đến khi chúng mở mắt.[23]
    • Bạn sẽ thấm một miếng bông gòn vào nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau hậu môn và cơ quan sinh dục của thỏ non cho đến khi chúng bắt đầu đại tiện và tiểu tiện. Tiếp tục làm vậy cho đến khi chúng đi xong.[24]
    • Đừng lo lắng vì thỏ mẹ cũng có hành vi kích thích cho thỏ non giống như vậy.[25]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cai sữa thỏ non.
    Bạn sẽ tiếp tục cho thỏ non ăn sữa và thức ăn rắn cho đến khi chúng sẵn sàng cai sữa. Tùy thuộc vào từng loài, thỏ non sẽ cai sữa khi được 3 – 4 hoặc 9 tuần tuổi.[26]
    • Thỏ nhà thường cai sữa khi được khoảng 6 tuần tuổi.[27]
    • Thỏ hoang dã, chẳng hạn như thỏ đuôi bông Bắc Mỹ cai sữa lúc 3 – 4 tuần tuổi, thỏ lớn miền tây Nam Mỹ cai sữa lúc 9 tuần tuổi.[28]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Cho thỏ non ăn thức ăn rắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đợi đến khi thỏ non mở mắt.
    Thỏ có thể bắt đầu ăn thức ăn rắn khi đã mở mắt, thường là khoảng 10 ngày sau khi sinh. Bên cạnh việc cho thỏ uống sữa công thức, bạn có thể từ từ cho thỏ làm quen với loại thức ăn này cho đến khi cai sữa lúc khoảng 6 tuần tuổi. Không nên cho thỏ ăn thức ăn rắn trước khi mở mắt vì lúc này đường ruột của thỏ chưa thể xử lý được chúng.[29]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho thỏ làm quen với thức ăn rắn.
    Khi thỏ mở mắt, bạn có thể bắt đầu kết hợp thức ăn rắn vào chế độ ăn của thỏ. Tuy nhiên, thỏ nhà và thỏ hoang dã ăn các loại thức ăn rắn khác nhau, vì vậy bạn cần nắm được thỏ mình nuôi thuộc loại nào. Cả thỏ nhà và thỏ hoang dã đều có thể ăn cỏ yến mạch, cỏ đuôi mèo khô và cỏ linh lăng khô; thỏ nhà có thể ăn cỏ nén; thỏ hoang dã có thể ăn rau.[30]
    • Thỏ nhà: có thể ăn cỏ yến mạch, cỏ đuôi mèo khô và cỏ linh lăng khô. Bạn KHÔNG cho chúng ăn rau.
    • Thỏ hoang dã: có thể ăn cỏ yến mạch, cỏ đuôi mèo khô, cỏ linh lăng khô; rau tươi, chẳng hạn như các loại rau xanh, rau cà rốt, rau mùi tây. KHÔNG cho chúng ăn viên cỏ nén.
    • Đặt thức ăn rắn vào góc chuồng để thỏ có thể dễ dàng ăn chúng.[31]
    • Thay cỏ khô, cỏ nén và rau thường xuyên để chúng không bị hỏng và tránh vi khuẩn sinh sôi. Rau cho thỏ ăn cần luôn tươi và ẩm.[32]
    • Bạn có thể mua các loại cỏ khô và cỏ viên ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc phòng khám thú y. Rau xanh và cà rốt rất sẵn ở các siêu thị hoặc chợ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho thỏ non uống nước.
    Ngoài sữa công thức và thức ăn rắn thì bạn cũng cần cho thỏ non uống nước để chúng không bị mất nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.[33]
    • Đừng để đĩa nước quá sâu vào chuồng thỏ để tránh khiến thỏ bị đuối nước.[34]
    • Đổ một ít nước vào đĩa nông và đặt vào góc chuồng.[35]
    • Rửa đĩa và thay nước thường xuyên để cung cấp đủ nước cho thỏ và ngăn vi khuẩn phát triển trong đĩa nước.[36]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chỉ chạm vào thỏ non hoang dã khi cho chúng ăn để tránh khiến chúng bị sốc và tử vong.
  • Dùng ống tiêm có cần đẩy trơn để cho thỏ non ăn và uống nước.
  • Dùng ống tiêm bơm thức ăn từ từ vào miệng thỏ có thể giúp thỏ tránh bị nghẹn.
  • Khi cho thỏ ăn, bạn nên cuốn một chiếc khăn quanh mình thỏ để chúng bình tĩnh và thư giãn hơn.
  • Tham khảo bác sĩ thú y nếu bạn không chắc mình có cho thỏ ăn đúng cách hay không.
  • Cân và đo trọng lượng của thỏ hằng ngày trong vòng hai tuần đầu sau khi sinh để đảm bảo thỏ tăng khoảng 30 g mỗi ngày.

Cảnh báo

  • Đừng cho thỏ uống nữa bằng ống tiêm quá nhanh.
  • Đừng cho thỏ ăn quá ít hoặc quá nhiều.

Những thứ bạn cần

  • Ống tiêm hoặc lọ nhỏ mắt
  • Thức ăn cho thỏ non
  • Sữa cho mèo con Kitten Replacement Milk hoặc sữa dê.
  • Kem tươi (không bắt buộc)
  1. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  2. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  3. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  4. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  5. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  6. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  7. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  8. http://www.humanesociety.org/animals/rabbits/tips/solving_problems_rabbits.html
  9. http://www.humanesociety.org/animals/rabbits/tips/solving_problems_rabbits.html
  10. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  11. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  12. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  13. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  14. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  15. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  16. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  17. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  18. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  19. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  20. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  21. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  22. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  23. http://www.rabbit.org/care/orphan.html
  24. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  25. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  26. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/
  27. http://www.mybunny.org/info/caring-for-newborn-baby-rabbits/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Natalie Punt, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 2.445 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 2.445 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo