Cách để Chữa tiêu chảy cho thỏ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Loài thỏ có hệ tiêu hoá chuyên biệt và dễ gặp phải các vấn đề như bệnh tiêu chảy. Thỏ thải ra hai loại phân: một loại là phân thường, còn loại kia là phân ban đêm. Khi thỏ thực sự bị tiêu chảy, cả hai loại phân của chúng đều lỏng; và tuy hiếm xảy ra ở thỏ trưởng thành, tình trạng này cần được chăm sóc thú y kịp thời. Phân ban đêm mềm (thường bị nhầm với tiêu chảy) có thể dễ dàng chữa được tại nhà bằng một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn. Khi thỏ đã hồi phục, bạn hãy để ý chăm sóc chúng hơn, tắm cho thỏ khi chúng bị bẩn, đồng thời giữ môi trường sạch sẽ, yên tĩnh và thoải mái.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xử lý tức thời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phân biệt giữa bệnh tiêu chảy thực sự và phân ban đêm mềm.
    Loài thỏ có hệ tiêu hoá phức tạp và hai loại phân. Bệnh tiêu chảy thực sự là khi cả phân thông thường và phân ban đêm đều lỏng và không thành khuôn. Nếu bạn thấy có các viên phân bình thường bên cạnh phân lỏng thì vấn đề thực ra chỉ là phân ban đêm mềm.[1]
    • Thỏ trưởng thành ít khi mắc bệnh tiêu chảy, nhưng bệnh đôi khi xảy ra ở thỏ con, đặc biệt là những con non được cai sữa không đúng cách. Đây là tình trạng cấp cứu có nguy cơ tử vong đối với thỏ mọi độ tuổi.
    • Phân ban đêm bình thường trông như các chùm nho nhỏ xíu và thỏ có nhu cầu ăn loại phân này để duy trì dinh dưỡng. Thường bị nhầm với bệnh tiêu chảy, tình trạng phân ban đêm mềm phổ biến hơn ở thỏ trưởng thành. Việc điều trị thường chỉ là một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn.
    • Phân ban đêm mềm thường có kết cấu như bột nhão hoặc các cục mềm mềm dính vào lông thỏ và những thứ xung quanh, thường kèm theo mùi hôi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đem thỏ đến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu thỏ bị tiêu chảy thực sự.
    Nếu toàn bộ phân thỏ đều lỏng, hãy gọi cho bác sĩ thú y nói rằng thỏ của bạn bị tiêu chảy và bạn đang trên đường đem thỏ đến phòng khám. Thỏ bị tiêu chảy phải được chăm sóc thú y ngay lập tức, đặc biệt là thỏ con.[2]
    • Bệnh tiêu chảy ở thỏ thường gây tử vong và cần được chữa trị nghiêm túc. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự thay đổi hệ vi sinh trong manh tràng (một bộ phận trong đường tiêu hoá của thỏ có chức năng lên men).[3]
    • Nếu bạn chưa có bác sĩ thú y có kinh nghiệm trị bệnh cho thỏ, hãy lên mạng tìm một bác sĩ thú y. Nếu ở Mỹ, bạn có thể tìm trong danh sách của House Rabbit Society (Hiệp hội Nuôi Thỏ): http://rabbit.org/vet-listings/.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đem mẫu phân mới nhất của thỏ đến cho bác sĩ xem.
    Bác sĩ sẽ cần lấy mẫu phân thỏ và quan sát dưới kính hiển vi để có chẩn đoán chính xác. Nếu có thể, bạn hãy thu thập mẫu phân thường và phân ban đêm của thỏ đem đến cho bác sĩ.[4]
    • Nếu vì lý do nào đó mà không đem phân thỏ đến phòng khám được, bạn nên cố gắng chụp ảnh phân thỏ cho bác sĩ xem.
    • Mẫu phân không cần quá nhiều, chỉ cần cỡ bằng 2-3 quả nho là đủ. Bạn có thể đựng mẫu phân thỏ trong găng tay latex hoặc túi ni lông có khoá khéo để nhân viên phòng khám dễ xử lý hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cung cấp đủ nước cho thỏ.
    Mất nước là vấn đề đáng lo ngại, do đó bạn cần đảm bảo thỏ luôn có nước sạch để uống. Nếu thỏ không chịu uống nước hoặc không uống được, chúng sẽ cần được tiêm dung dịch Lactated Ringers dưới da để duy trì nước cho cơ thể.[5] Tốt nhất là bạn nên đem thỏ đến bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên thú y tiêm cho thỏ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tự tiêm dung dịch cấp nước cho thỏ nếu cần.
    Nếu không đến được bác sĩ thú y mà bạn lại có sẵn thuốc và bơm tiêm trong tay, bạn có thể sát trùng kim và nắp lọ dung dịch, sau đó rút 1-2 mg dung dịch vào bơm tiêm. Nhẹ nhàng véo da thỏ lên như hình chiếc lều và tiêm vào dưới da theo góc 45 độ. Cẩn thận, đừng đẩy kim xuyên qua mặt bên kia của phần da được kéo lên, nó rất mỏng.[6]
    • Trước khi tiêm dung dịch, bạn hãy kéo pít tông lại một chút xem có máu ra không; nếu có thì nghĩa là bạn đã đâm vào mạch máu hoặc cơ, và phải tìm một vị trí khác. Sau khi tiêm, hãy rút kim tiêm ra bằng động tác nhanh và nhẹ nhàng theo chiều đã đâm vào.[7]
    • Thỏ vừa được tiêm dung dịch cấp nước thường sẽ có một “cái bướu” nhỏ. Điều này không đáng lo, vì dung dịch sẽ được cơ thể nhanh chóng hấp thụ và phân phối, sau đó cái bướu này sẽ biến mất.
    • Gáy và hông là những vị trí tốt nhất để tiêm dưới da cho thỏ. Tiêm tổng cộng 10mg trong vòng 24 giờ ở các vị trí khác nhau để hạn chế tổn thương mô.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho thỏ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
    Dựa vào chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.[9] Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn cho thỏ uống một số thuốc khác như:[10]
    • Imodium hoặc các thuốc trị tiêu chảy khác
    • Cholestyramine để điều trị các độc tố do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra
    • Thuốc giảm đau
    • Colostrum để tăng cường hệ miễn dịch cho thỏ con
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn của thỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ toàn bộ thức ăn khác ngoại trừ cỏ khô.
    Nếu chú thỏ của bạn đã quen ăn cỏ khô, bạn hãy ngừng cho ăn tất cả các thức ăn khác. Đặt nhiều máng cỏ khô rải rác trong chuồng để khuyến khích thỏ ăn. Nhớ cho thỏ ăn cỏ khô không thuộc loài họ đậu (như cỏ linh lăng), do chúng có hàm lượng carbohydrate and protein quá cao.[11]
    • Cỏ khô giàu chất xơ là thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của thỏ và rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá. Nó sẽ giúp cho hệ thực vật đường ruột và khả năng tiêu hoá trong manh tràng trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhớ chỉ cho thỏ ăn cỏ khô và uống nước cho đến khi phân thỏ trở lại bình thường.
    • Đảm bảo cỏ khô phải tươi mới và không có mốc. Cỏ khô mới sẽ có mùi thơm dễ chịu. Thỏ sẽ không chịu ăn cỏ khô quắt hoặc mốc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dần dần chuyển sang cỏ khô nếu thỏ chỉ ăn thức ăn viên.
    Nếu chú thỏ của bạn bình thường không ăn cỏ khô, có lẽ nó sẽ bị đói nếu bạn loại bỏ tất cả các thức ăn khác. Hãy kiểm tra nhãn sản phẩm để đảm bảo thức ăn viên của thỏ có thành phần chủ yếu là cỏ khô. Như vậy, bạn có thể cho thỏ ăn thức ăn viên mỗi ngày hai lần, luôn để cỏ khô trong chuồng và theo dõi xem nó có ăn cỏ không.[12]
    • Khi thấy thỏ ăn cỏ khô thường xuyên, bạn hãy từ từ giảm lượng thức ăn viên trong 1-2 tuần cho đến khi loại bỏ thức ăn viên hoàn toàn.
    • Nếu thỏ không ăn cỏ khô, bạn hãy xay thức ăn viên bằng máy xay thực phẩm, xịt nước lên cỏ khô và rắc bột thức ăn viên lên cỏ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đổi thức ăn viên làm từ hạt và quả hạch sang sản phẩm làm từ cỏ khô.
    Nếu thức ăn viên không chứa cỏ khô, bạn hãy mua loại có thành phần cỏ khô. Cho thỏ ăn hỗn hợp thức ăn viên một nửa loại mới và một nửa loại cũ. Dần dần giảm lượng thức ăn viên loại cũ trong 1-2 tuần cho đến khi có thể chuyển đổi hoàn toàn sang loại mới.[13]
    • Khi thỏ đã chuyển sang ăn thức ăn viên cỏ khô hoàn toàn, bạn hãy cho thỏ làm quen với cỏ khô thật, sau đó dần dần giảm lượng thức ăn viên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngừng cho thỏ ăn món phần thưởng.
    Chú thỏ của bạn có thể sẽ thất vọng vì không được thưởng món khoái khẩu, nhưng bạn cần phải tránh cho nó ăn các món phần thưởng. Thỏ là động vật ăn cỏ và có hệ tiêu hoá đặc biệt, do đó ngay cả hoa quả cũng có thể gây ra vấn đề. Hơn nữa, nếu bạn cho thỏ ăn thức ăn khác, nó có thể không chịu ăn cỏ khô vốn cần thiết cho sự hồi phục của thỏ.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn của thỏ sau khi phân thỏ đã bình thường trở lại trong 1 tuần.
    Có thể mất khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng phân thỏ sẽ trở lại bình thường. Một tuần sau khi phân thỏ trở lại bình thường, bạn có thể cho thỏ ăn một lượng nhỏ rau xanh để đảm bảo thỏ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.[15]
    • Một số loại rau xanh phù hợp để cho thỏ ăn là húng quế, bông cải xanh, rau diếp, cải xoăn và cải cầu vồng. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn thường giàu dinh dưỡng hơn rau xanh nhạt như xà lách Mỹ.
    • Cho thỏ ăn tối đa 1 cốc (khoảng 150 g) mỗi món, sau đó ngừng 48 tiếng để đảm bảo là nó không khiến cho thỏ đi phân ban đêm mềm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc thỏ trong thời gian hồi phục

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắm khô cho thỏ.
    Nếu lông thỏ có những đốm bẩn vì dính phân, bạn có thể rắc phấn tinh bột ngô dành cho em bé vào những chỗ bẩn và dùng các ngón tay (hoặc lược khít nếu cần) chải cho sạch phân. Nhẹ nhàng phủi sạch phấn, nhưng cố gắng đừng để phấn bay vào gần mặt thỏ.[16]
    • Chỉ dùng phấn tinh bột ngô, không dùng phấn talc hoặc phấn trị bọ chét.
    • Làm sạch cho thỏ thường xuyên là điều rất cần thiết trong quá trình hồi phục. Tắm khô thì tốt hơn, vì thỏ chịu được tắm khô tốt hơn tắm ướt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tắm ướt cho thỏ nếu cần thiết.
    Nếu các vết bẩn trên lông thỏa bị ướt và bốc mùi, bạn sẽ phải dùng nước tắm cho nó. Đổ nước ấm vào bồn rửa và rót 1 thìa canh dầu tắm không chứa dược liệu và không gây dị ứng (tốt nhất là loại dành cho thỏ). Giữ thỏ nhẹ nhàng nhưng chắc chắn để nó không nhảy ra và bị thương. Nhúng thỏ vào bồn tắm cho đến khi những vùng lông bẩn ngập trong nước.[17]
    • Xoa xà phòng cho lên bọt, sau đó tháo cạn nước trong bồn rửa. Tích lại nước ấm vào bồn rửa và xả sạch xà phòng.
    • Bạn cũng có thể thử dùng bọt biển hoặc khăn bông nhúng nước để rửa cho thỏ. Cách tắm này có thể dễ chịu hơn cho thỏ so với khi nhúng toàn thân thỏ vào nước.
    • Dùng khăn lau khô cho thỏ sau khi tắm. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ thổi gió mát để sấy khô thỏ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chăm cho thỏ ăn và uống.
    Dù phương pháp điều trị là uống thuốc là dùng thuốc hay điều chỉnh chế độ ăn, bạn cũng cần theo dõi việc ăn và uống của thỏ. Ghi chú về số lần bạn phải cho thêm thức ăn và nước uống vào chuồng và cố gắng theo dõi lượng thức ăn nước uống mà thỏ tiêu thụ.[18]
    • Quan sát thỏ (từ xa nếu cần thiết) càng nhiều càng tốt và để ý xem nó có ăn và uống đều đặn không. Thường xuyên kiểm tra chuồng thỏ và để ý phân thỏ có đặc điểm gì.
    • Bác sĩ thú y có thể gọi cho bạn để hỏi thăm tình trạng của thỏ hoặc bạn sẽ đem thỏ đến tái khám. Những thông tin này rất quan trọng với bác sĩ thú y, do đó bạn nên ghi lại và để sẵn đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ môi trường yên tĩnh, sạch sẽ và không căng thẳng.
    Thỏ thường dễ bị giật mình, và những yếu tố gây căng thẳng như tiếng động lớn sẽ không tốt cho sức khoẻ của chúng. Duy trì một môii trường sạch sẽ và thoải mái là một phần quan trọng cho quá trình hồi phục của thỏ.[19]
    • Đặt chuồng thỏ ở nơi không ồn ào, ít người qua lại trong nhà. Đừng để trẻ nhỏ, khách khứa hoặc thú cưng đến gần chuồng thỏ.
    • Chuồng bẩn có thể gây căng thẳng cho thỏ, do đó bạn cần giữ cho chuồng thỏ luôn luôn sạch sẽ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên thú y được cấp phép
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN. Ryan Corrigan là một kỹ thuật viên thú y được cấp phép ở California. Cô nhận bằng Cử nhân Khoa học Công nghệ Thú y tại Đại học Purdue vào năm 2010. Cô cũng là Thành viên của Học viện Kỹ thuật viên Điều dưỡng Thú y của Học viện từ năm 2011. Bài viết này đã được xem 7.331 lần.
Chuyên mục: Động vật | Thú cưng
Trang này đã được đọc 7.331 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo