Cách để Chữa bệnh ly móng (tách móng)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ly móng (onycholysis) là tình trạng móng tay hoặc móng chân dần dần tách ra khỏi giường móng. Nguyên nhân thường gặp nhất là chấn thương, nhưng bên cạnh đó còn có các yếu tố khác cũng dẫn đến ly móng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Nếu có bệnh lý tiềm ẩn nào đó gây ra vấn đề, bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị bệnh để móng có thể lành lại. Nếu là do chấn thương hoặc tiếp xúc lâu ngày với độ ẩm hoặc hoá chất, tình trạng ly móng thường sẽ khỏi với cách điều trị thích hợp và các biện pháp ngăn ngừa.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xác định nguyên nhân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng ly móng.
    Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ly móng bằng cách kiểm tra móng. Họ cũng có thể lấy mẫu mô bên dưới móng để làm xét nghiệm tìm nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:[1]
    • Một hoặc nhiều móng bị nhấc lên khỏi giường móng bên dưới
    • Phần mép giữa giường móng và phần móng màu trắng bên ngoài có hình dạng không đều
    • Phần rộng của móng bị mờ đục hoặc chuyển màu
    • Phiến móng bị biến dạng vì các vết lõm hoặc các đường gờ cong
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang uống.
    Một số thuốc có thể khiến móng phản ứng khi tiếp xúc với nắng mặt trời, khiến cho móng bị tách ra khỏi giường móng. Các thuốc thuộc nhóm psoralen, tetracycline hay fluoroquinolone là đáng chú ý nhất. Hãy kể cho bác sĩ biết về mọi loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn mà bạn đang dùng để bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân này.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bệnh vảy nến hoặc các bệnh ngoài da khác.
    Cho bác sĩ biết nếu trước đây bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến, vì bệnh này có thể dẫn đến ly móng. Nếu chưa được chẩn đoán, bạn hãy kể với bác sĩ về bất cứ vấn đề nào về da mà bạn gặp phải gần đây. Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể bao gồm:[3]
    • Da khô, nứt nẻ hoặc chảy máu
    • Có các mảng đỏ trên da
    • Có các mảng vảy bong tróc màu bạc trên da
    • Da ngứa, rát hoặc đau
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho bác sĩ biết về các chấn thương gần đây ở bàn tay và bàn chân.
    Chấn thương giường móng có thể dẫn đến ly móng từ từ và không đau. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất cứ chấn thương nào ảnh hưởng đến móng, bao gồm các chấn thương do va đập hoặc đâm, khiến cho móng bị đứt hoặc rách.[4]
    • Các chấn thương có thể do các sự cố nhỏ như vấp ngón chân đến các tai nạn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bị kẹp ngón tay vào cửa xe hơi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét mọi nguyên nhân do môi trường bên ngoài.
    Việc tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường có thể làm tổn thương móng, dần dần dẫn đến tình trạng ly móng. Hãy xem lại các công việc bạn thường làm như dọn dẹp, làm móng và các hoạt động khác để xác định các thói quen nào có thể là nguyên nhân. Các tác nhân môi trường và nghề nghiệp gây hại cho móng có thể bao gồm:[5]
    • Ngâm nước trong thời gian dài (chẳng hạn như thường xuyên bơi lội hoặc rửa bát đĩa)
    • Thường xuyên sơn móng, đắp móng giả hoặc dùng dung dịch tẩy sơn móng
    • Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa
    • Đi giày bít mũi khi bàn chân phải chịu áp lực không đều do tật bàn chân bẹt[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chữa bệnh ly móng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cắt ngắn móng để ngăn ngừa tổn thương thêm.
    Những chiếc móng bị tách khỏi giường móng rất dễ bị tổn thương. Hãy hỏi bác sĩ xem họ có thể giúp bạn loại bỏ phần móng bị tách ở phòng khám không. Nếu bạn tự làm việc này ở nhà, có nguy cơ móng bị đau, nhiễm trùng hoặc tổn thương nặng hơn.[7]
    • Nếu bạn bị nhiễm trùng dưới móng, việc loại bỏ móng sẽ giúp bạn bôi thuốc trực tiếp vào vùng nhiễm trùng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng thuốc trị nấm nếu bệnh ly móng có nguyên nhân do nhiễm nấm.
    Móng chỉ có thể mọc lại khi nấm và vi khuẩn bên dưới móng đã bị tiêu diệt. Sau khi chẩn đoán móng bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị nấm dạng uống hoặc bôi ngoài da để giúp bạn điều trị bệnh. Bạn cần uống hoặc bôi thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi móng mới khoẻ mạnh bắt đầu mọc ra.[8]
    • Thuốc uống cần được sử dụng trong 6-24 tuần, tuỳ theo mức độ nặng và bản chất của bệnh.
    • Kem hoặc thuốc mỡ bôi tại chỗ cần được bôi hàng ngày xung quanh giường móng và thường có kết quả chậm hơn.
    • Thuốc uống nói chung công hiệu hơn thuốc bôi ngoài da nhưng tiềm ẩn một số nguy cơ, chẳng hạn như tổn thương gan.
    • Đi tái khám sau 6-12 tuần điều trị.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về các lựa chọn trong điều trị ly móng do bệnh vảy nến.
    Bệnh vảy nến là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly móng. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ các phương án điều trị bệnh vảy nến để chọn phương pháp hiệu quả nhất. Các lựa chọn này bao gồm:[9]
    • Các thuốc uống như methotrexate, cyclosporine và retinoid
    • Các thuốc bôi ngoài da như corticosteroid, vitamin D tổng hợp, anthralin, thuốc ức chế calcineurin, axit salicylic và thuốc retinoid bôi ngoài da.
    • Các liệu pháp ánh sáng như chiếu tia UVB, tia UVB dải hẹp, tia laser excimer
    • Ngoài ra còn có các liệu pháp tự nhiên như lô hội, dầu cá và kem bôi ngoài da làm từ chiết xuất nho Oregon
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi bác sĩ về thực phẩm chức năng nếu bạn bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
    Tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất có thể khiến móng yếu và giòn, do đó móng sẽ khó mọc lại. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên uống thực phẩm chức năng để giúp móng chắc khoẻ lại không. Đặt biệt là sắt có thể giúp làm chắc khoẻ móng.[10]
    • Biotin, một loại vitamin B, cũng có thể cải thiện tình trạng móng.
    • Uống multivitamin (viên đa sinh tố) mỗi ngày sẽ giúp bạn nạp đủ các vitamin mà cơ thể cần cho sức khoẻ tổng thể.
    • Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bạn thay đổi chế độ ăn để tăng lượng vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn đang cần.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bôi dung dịch làm khô móng do bác sĩ kê đơn.
    Để bảo vệ móng khỏi bị ẩm ướt trong thời gian hồi phục, bạn có thể bôi dung dịch làm khô sau khi bàn tay hoặc bàn chân bị ướt. Hỏi bác sĩ xem họ có thể kê đơn dung dịch làm khô như Thymol 3% trong cồn không. Dung dịch này có thể bôi trực tiếp lên móng bằng ống nhỏ giọt hoặc cọ nhỏ.[11]
    • Bôi dung dịch làm khô khoảng 2-3 tháng trong thời gian móng hồi phục.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Phòng tránh bệnh ly móng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ cho móng sạch sẽ và khô ráo.
    Phòng tránh vi khuẩn và nấm phát triển dưới móng bằng cách rửa tay thường xuyên trong cả ngày. Xoa xà phòng rửa tay nhẹ dịu cho lên bọt và rửa kỹ. Nhớ lau móng thật khô sau khi ướt. [12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn giày đúng cỡ.
    Giày nhỏ sẽ chèn ép các ngón chân và dễ gây chấn thương. Áp lực lâu ngày đè lên móng sẽ dẫn đến tình trạng ly móng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh đi giày ẩm ướt trong thời gian dài.
    Bàn chân ướt có thể gây bệnh nấm móng và dẫn đến ly móng. Mang giày hoặc ủng chống nước nếu bạn phải đi hoặc tập luyện trong điều kiện ẩm ướt. Tháo giày và tất đẫm mồ hôi ngay sau khi tập thể dục để đề phòng vi khuẩn sinh sôi.[13]
    • Hong cho giày khô hẳn khi giày bị ướt.
    • Nếu bạn tập thể dục thường xuyên, hãy cân nhắc mua nhiều đôi giày thể thao để tránh phải mang giày ẩm ướt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đeo găng tay khi dọn rửa.
    Việc tiếp xúc lâu với hoá chất và ngâm nước thường xuyên có thể dẫn đến bệnh ly móng. Bạn nên bảo vệ bàn tay bằng cách đeo găng tay cao su khi lau dọn nhà cửa, rửa bát đĩa hoặc làm những việc tương tự. Găng tay cũng giúp bảo vệ các móng tay dài không bị thương khi làm việc nhà.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cắt ngắn và giữ sạch móng.
    Độ ẩm và vi khuẩn dễ tích tụ dưới các móng để dài và tăng nguy cơ ly móng. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên cắt móng cho ngắn và gọn gàng. Dùng bấm móng tay sạch khi cắt móng và nhớ giũa nhẵn các cạnh móng.[15]
    • Móng tay ngắn cũng ít có rủi ro bị thương hơn.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 5.565 lần.
Chuyên mục: Móng và Tóc
Trang này đã được đọc 5.565 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo