Cách để Chăm sóc chó sư tử

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chó sư tử thuộc dòng dõi chó hoàng tộc Trung Hoa và được nuôi để làm bạn đồng hành với con người.[1] Loài chó này có vẻ ngoài dịu dàng và duyên dáng, nhưng chúng lại rất hiếu động, sôi nổi, và vui vẻ, thích hợp để làm thú cưng. Để nuôi chó sư tử, bạn cần phải chải chuốt lông, lưu ý hành vi, cũng như chăm sóc sức khỏe cho chúng thường xuyên.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Vệ sinh cho chó sư tử

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắm rửa...
    Tắm rửa và chải lông cho chó. Bạn nên tắm cho thú cưng một tuần một lần, chải lông tối thiểu một lần một ngày để bộ lông không bị rối xù.
    • Lông chó sư tử có đặc điểm giống tóc người, cho nên lông của chúng không bị rụng. Vì thế bạn cần chăm sóc bộ lông của vật nuôi kỹ lưỡng như khi chăm sóc tóc của mình, hoặc lớp lông sẽ bị xù lên và trông xấu xí.
    • Đặc biệt lưu ý phần lông xung quanh mắt. Nếu để lông dài tự nhiên, bạn cần buộc lại gọn gàng.[2] Điều này giúp phần lông không làm cản trở tầm nhìn của chúng và dính vào thức ăn nước uống.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tỉa...
    Tỉa lông chó thường xuyên. Lông chó sư tử không bị rụng nên sẽ mọc rất dài. Bạn nên dành thời gian cắt tỉa lông thú cưng để tránh vướng víu, hoặc cắt ngắn như lông chó con thay vì để lông dài giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn.[3]
    • Lưu ý phần mắt của thú cưng nhưng phải cẩn thận trong khi dùng kéo quanh khu vực này! Bạn cần tỉa lông xung quanh mắt để giữ vệ sinh và không cản trở tầm nhìn, nhưng để giữ chúng ngồi yêu không phải dễ dàng. Bạn nên kiên nhẫn và cẩn trọng, hoặc nhờ người giữ chặt chú cún.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa chó sư...
    Đưa chó sư tử đến dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp nếu bạn không có khả năng tự vệ sinh cho vật nuôi. Chó sư tử cần được vệ sinh ít nhất hai đến ba tuần một lần để duy trì sức khỏe tốt. Nếu muốn tự chăm sóc thú cưng nhưng không thể thực hiện hai tuần một lần, bạn có thể đưa chúng đến dịch vụ vệ sinh trong những lần bạn không có điều kiện về thời gian.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Huấn luyện chó sư tử

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập thích nghi cho chó sư tử.
    Cho chúng tiếp xúc với những con chó khác từ nhỏ. Điều này giúp thú cưng hòa đồng hơn và có cơ hội trải nghiệm cuộc sống bên ngoài.
    • Thỉnh thoảng dắt chó ra ngoài đường để chúng không bị sợ hãi bởi xe cộ, ánh sáng, tiếng ồn, và người lạ. Ngoài ra bạn cũng nên cho vật nuôi tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho giống chó nhỏ trở nên khó chịu, chẳng hạn như ván trượt hoặc xe đạp. Càng trải nghiệm nhiều, chó sư tử càng trở nên dễ chịu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Huấn luyện...
    Huấn luyện chó sư tử kỹ năng phục tùng cơ bản. Giống chó này thường khá kiêu ngạo nên khó huấn luyện. Bạn nên kiên nhẫn và luôn nhất quán.
    • Đặc biệt chó sư tử khét tiếng là hay đi bậy trong nhà.[4] Bạn nên củng cố tích cực, không nên trừng phạt, và luôn kiên trì với thú cưng của mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho thú cưng chơi vòng nhựa nếu còn nhỏ.
    Giống chó này rất hay nhai nghiến đồ vật khi còn nhỏ, nhưng nếu được huấn luyện tốt thì chúng có thể từ bỏ thói quen này.
    • Lưu ý rằng trong mọi trường hợp chó sư tử cũng sẽ có hành vi cắn hoặc táp trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Điều này hoàn toàn bình thường, nhưng không nên để chúng hình thành thói quen này!
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc sức khỏe cho chó sư tử

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho thú cưng tập thể dục càng nhiều càng tốt.
    Chó sư tử là giống chó nhỏ, nhưng chúng vẫn cần được hoạt động thể chất. Loài này thích chạy nhảy, vì thế bạn nên mua (hoặc làm) đồ chơi, và dắt chó ra công viên thường xuyên.[5]
    • Mặc dù có vẻ ngoài dịu dàng, nhưng chó sư tử khá sung sức và đôi khi không hề e ngại vết bẩn.
    • Ghi nhớ rằng chó hay cắn nhẹ và quậy phá trong nhà cần được rèn luyện ngoài trời nhiều hơn! Hoạt động thể chất không những duy trì vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe trí óc cho thú cưng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho chó sư tử ăn thực phẩm lành mạnh.
    Lưu ý rằng một số con bị dị ứng hoặc bụng yếu. Nếu loại thực phẩm nào đó không phù hợp với chú cún, bạn nên chuyển sang nhãn hiệu khác. Trong trường hợp vẫn chưa giải quyết được vấn đề, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thức ăn phù hợp với giống chó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa chó sư tử đi khám bác sĩ một năm một lần để duy trì sức khỏe.
    Cũng như với bất kỳ thú cưng nào, bạn nên đảm bảo cho chú cún luôn vui vẻ và khỏe mạnh và bác sĩ thú y là người thích hợp để giúp bạn thực hiện nhiệm vụ của mình. Bạn cần bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho chó thường xuyên. Một số thao tác thú y quan trọng nhưng không giới hạn bao gồm tiêm ngừa, diệt ký sinh trùng trong và ngoài cơ thể, triệt sản, và cấy vi mạch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm hiểu vấn đề sức khỏe của giống chó.
    Loài này cần được khám thường xuyên vì chúng thường hay gặp nhiều vấn đề sức khỏe hiếm có. Một số bệnh đặc trưng bao gồm loạn sản xương hông, rối loạn đông máu, và Thiếu máu Tán huyết Tự miễn dịch .
    • Chó sư tử cũng hay gặp vấn đề về mắt như là teo võng mạc tiến triển (PRA), nhóm bệnh xuất hiện ở một số giống chó.[6] Đặc điểm của bệnh này là suy giảm chức năng võng mạc hai bên, mất dần thị lực cơ bản dẫn đến mù lòa. Bạn cần hết sức lưu ý khi thấy chó di chuyển đụng vào đồ vật, không tìm được đồ chơi, hoặc mất niềm tin đột ngột mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.
    • Chó sư tử cũng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và đau lưng. Đau lưng là bệnh di truyền, vì thế chúng không thể tránh khỏi. Do đó bạn nên thực hiện một số biện pháp để hạn chế nguy cơ chấn thương. Đầu tiên và trước hết là giảm thiểu rủi ro thoái vị đĩa đệm bằng cách không cho chúng nhảy từ trên cao xuống và duy trì khối lượng cơ thể bình thường.[7] Ngoài ra, nếu thấy chú cún bị đau, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ. Họ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và điều trị cơn đau cho chúng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chải răng cho...
    Chải răng cho chó. Chó sư tử có thể gặp vấn đề răng miệng, bao gồm mất hoặc lệch răng khi mới sinh.[8] Thời điểm lý tưởng để vệ sinh răng cho chú cún là khi bạn đánh răng của mình. Cũng như con người, hàm răng của chúng có thể bị viêm lợi và tích tụ bựa răng, gây nên viêm nhiễm hoặc rụng răng.[9] Trường hợp xấu nhất là chú cún có thể mất chức năng nhai thức ăn do viêm miệng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lưu ý đáp ứng nhu cầu hằng ngày khác của thú cưng.
    Luôn cung cấp nước sạch khi chúng khát. Dẫn chó đi vệ sinh. Cũng như con người, chó cần giải quyết nỗi buồn để luôn khỏe mạnh.
    • Bạn cũng nên tỉa móng cho chó một hoặc hai tuần một lần.[10]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Quan tâm thú cưng thường xuyên.
    Chó cần được yêu thương. Bạn nên thường xuyên âu yếm và khen ngợi chúng. Chỉ cần để chúng nằm lên đùi trong lúc đọc sách hoặc xem tivi, bạn cũng có thể chứng minh rằng bạn quan tâm đến chú cún.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ghi nhớ rằng chó sư tử không có lông tơ mà bộ lông giống như tóc người và không bị rụng. Do đó loài chó này là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai không muốn phải dọn dẹp lông vật nuôi hoặc bị dị ứng với chó.

Cảnh báo

  • Lưu ý rằng một số con chó nghĩ rằng con người cũng giống như chúng, và sẽ làm ầm ĩ nếu bạn tiếp xúc với con chó khác. Chó có bản tính dùng miệng để chơi đùa, kể cả với con người.
  • Hầu hết chó sư tử đều yêu trẻ con, nhưng tính khí của mỗi con không giống nhau. Bạn cần hết sức cẩn trọng khi cho chó tiếp xúc với đứa trẻ lạ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nicole Larocco-Skeehan
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicole Larocco-Skeehan. Nicole Larocco-Skeehan là chuyên gia huấn luyện chó, kiêm chủ sở hữu Philly Unleashed tại Philadelphia, Pennsylvania. Nicole có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với động vật và hiện tại cô chuyên huấn luyện và điều chỉnh hành vi của chó theo nhóm và riêng biệt, Dịch vụ của Nicole đã nhận được danh hiệu “Xuất sắc nhất Philadelphia” và cô là tác giả cuốn sách “The Teaching Dog: Partnering with Dogs for Instruction, Socialization, and Demonstration in Your Training Practice.” (tạm dịch: “Phương pháp huấn luyện chó: Đồng hành với chó để tập hiệu lệnh, Tương tác xã hội và Mô phỏng việc huấn luyện chó”). Cô từng giữ chức vụ trong Ban Giám đốc Hội đồng Chứng nhận dành cho Huấn luyện viên chó Chuyên nghiệp. Cô có bằng cử nhân Khoa học Tiếp thị và Quảng cáo của Đại học Robert Morris. Bài viết này đã được xem 2.197 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 2.197 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo