Tải về bản PDFTải về bản PDF

Loài rắn có nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho hệ sinh thái. Chúng kiểm soát số lượng của nhiều loài động vật gây hại, bao gồm chuột nhắt, chuột đồng, gián và các loài côn trùng khác. Tuy nhiên, nhiều loài rắn có nọc độc, và một số có thể gây nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Vì vậy, tuỳ vào từng khu vực, có thể bạn cần phải đuổi rắn ra khỏi sân vườn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến việc xua đuổi rắn khi đi bộ đường dài hoặc đi dã ngoại.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Ngăn chặn rắn đến gần nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dọn dẹp sân vườn cho quang đãng.
    Rắn là loại săn mồi kiểu mai phục, nghĩa là chúng có thói quen ẩn mình và bất thình lình xông ra tấn công con mồi. Các đống lộn xộn trong sân chắc chắn là lời mời gọi hấp dẫn đối với rắn, vì đó là nơi chúng tìm được những chỗ ẩn nấp lý tưởng. Các đống lá cây, phân ủ, rơm rạ, dăm gỗ, các đống củi và vụn cỏ cắt ra đều là những chỗ trú ẩn thoải mái của rắn, thế nên bạn cần loại bỏ khỏi sân nhà.[1]
    • Thay vì rải dăm gỗ, bạn nên cân nhắc dùng đá dăm, vì vật liệu này không mấy dễ chịu đối với rắn.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh trồng các loại cây mọc thấp.
    Các bụi rậm và một số loài cây khác cũng là nơi trú ẩn hoàn hảo cho rắn tương tự như các đống lộn xộn. Xén cỏ thường xuyên là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa rắn trườn quanh sân. Các bụi rậm và khu vườn đầy cây cối rậm rạp sẽ thu hút rắn tìm đến.
    • Nếu bạn lo ngại gặp rắc rối với rắn, hãy loại bỏ hoặc tỉa thưa cây cối trong vườn. Nếu muốn giữ lại các cây này, bạn nên cân nhắc trồng ra phía bên kia sân nhà, cách xa móng nhà.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Loại bỏ các nguồn thức ăn.
    Rắn sẽ chỉ quanh quẩn trong sân nhà bạn nếu chúng có thể kiếm được thức ăn. Tuỳ vào từng loài rắn, những thứ gây rắc rối có thể là các loài côn trùng lớn như gián hoặc châu chấu, hay các con thú nhỏ như chuột nhắt và chuột cống.[4]
    • Thử đặt bẫy hoặc xịt các chất xua đuổi để ngăn các loài gây hại này vào nhà, như vậy lũ rắn cũng sẽ không lai vãng đến làm gi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vá lại các lỗ thủng.
    Nếu bạn nhìn thấy rắn trong sân và đang lo không biết làm cách nào để chúng không vào nhà, cách tốt nhất là tìm và sửa chữa các lỗ hổng ở móng nhà, nhà để xe hoặc các cửa lưới. Kiểm tra kỹ lưỡng các khu vực này, và nếu phát hiện ra bất cứ lỗ thủng nào, dù là nhỏ đến mấy, bạn phải vá lại ngay. Ngay cả các lỗ nhỏ bằng đồng xu cũng đủ rộng để một số loài rắn sọc lách qua.
    • Ngoài việc tạo ra lối vào nhà, các lỗ thủng hoặc các khe nứt trong móng nhà còn cung cấp chỗ ẩn nấp tuyệt vời cho rắn.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lắp hàng rào chống rắn.
    HIệu quả của hàng rào chống rắn có thể phụ thuộc vào loại rắn sống trong vùng bạn ở và cách di chuyển của chúng, nhưng có các loại hàng rào chuyên dụng đã được kiểm chứng về hiệu quả ngăn chặn nhiều loại rắn. Hàng rào chống rắn thường làm theo 3 kiểu chính: tấm nhựa, lưới thép hoặc hàng rào lưới. Dù có kết cấu nào, hàng rào cũng phải cắm sâu trong đất và ngả ra ngoài để ngăn chặn rắn chui qua bên dưới hoặc leo qua hàng rào.
    • Lắp hàng rào bao quanh toàn bộ sân vườn theo cách này có thể không thực tế. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc rào một số khu vực mà trẻ con hay thú cưng thường ra chơi.[6]
    • Bạn nên cân nhắc lắp các hàng rào tương tự xung quanh mọi công trình xây dựng trong sân xây cao cách mặt đất. Như vậy rắn sẽ không nấp được ở bên dưới.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tạo chuyển động rung lắc.
    [7] Nếu bạn đã từng trông thấy rắn trong vườn hoặc sân và nghi ngờ có vài con còn lẩn trốn đâu đó, hãy chạy máy cắt cỏ hoặc máy xới quanh vườn. Mục đích ở đây không phải là giết chết rắn mà chỉ để xua đuổi chúng. Độ rung lắc do máy tạo ra thường là đủ để cảnh báo và khiến nhiều loài rắn sợ mà bỏ đi, đặc biệt là các loại rắn sọc thông thường.
    • Tuy không đuổi được rắn vĩnh viễn, nhưng nếu bạn cần làm gi đó trong vườn thì cách này cũng đủ để xua đuổi chúng trong thời gian đủ lâu để làm việc.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đặt bẫy.
    Nếu bạn nghi ngờ có một con rắn đã vào nhà hoặc sợ rằng có rắn đang ẩn nấp đâu đó trước khi dùng các biện pháp để ngăn chặn chúng, bạn có thể đặt bẫy cơ học hoặc bẫy keo trong tầng hầm hoặc nhà để xe. Tuy nhiên, trước khi đặt bẫy, bạn nên liên hệ với nhân viên kiểm soát động vật hoặc cơ quan quản lý động vật hoang dã để đảm bảo việc này là an toàn và hợp pháp.
    • Không đặt bẫy keo ngoài trời. Loại bẫy này không nhân đạo và có thể làm hại các loại động vật khác chứ không chỉ là rắn.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Giữ an toàn trên đường đi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng gậy leo núi khi đi bộ đường dài.
    Gậy leo núi trông rất giống gậy trượt tuyết, chỉ khác là chúng thường điều chỉnh được để thích nghi với địa hình. Với chiếc gậy, bạn có thể khua vào các đám cỏ cao và bụi rậm trên đường đi để xua đuổi mọi con rắn có thể nấp trong đó. Khi bạn chống gây đi bộ đường dài, chiếc gậy giậm xuống đất và gõ vào các tảng đá sẽ khiến rắn sợ mà bỏ đi. Chúng có thể cảm nhận được rung động trong đất và thường sẽ rời đi khi đánh hơi thấy bạn đang đến gần.[9]
    • Nếu không mua được gây leo núi, bạn cũng có thể dùng gậy trượt tuyết.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi trên đường quang đãng và thường có người qua lại.
    Rắn thường nấp dưới những tảng đá, khúc cây và trong các tán lá rậm rạp. Những con đường đã được dọn quang sẽ ít thu hút rắn. Bên cạnh đó, nếu bạn chọn các đường mòn từng có nhiều người đi thì những bước chân thường xuyên qua lại cũng đã đủ để khiến rắn tránh xa. Rắn không muốn đến gần con người, và nếu đã biết con người thường xuất hiện ở nơi nào thì chúng sẽ tránh khỏi nơi đó.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bước đi cẩn thận.
    Nhiều loài rắn, chẳng hạn như rắn đuôi chuông, có màu sắc hoà lẫn vào môi trường xung quanh. Hãy nhìn đường khi đi; bạn có thể phát hiện và tránh được tình huống chạm trán với rắn. Đặc biệt chú ý khi bạn phải vượt qua các tảng đá hoặc khúc cây đổ. Cả hai đều là nơi ẩn náu của nhiều loài rắn. Nếu cần phải vượt qua các các vật nằm dưới đất, bạn nên bước lên trên, sau đó bước xuống thay vì chỉ bước qua. Như vậy, bạn có khả năng quan sát xung quanh để chắc chắn là không có rắn đang ẩn nấp gần đó.[11]
    • Tránh nhấc các hòn đá hoặc khúc cây khi đi trên đường mòn. Hành động này có thể khuấy động con rắn nào đó có thể nấp bên dưới và kích động chúng tấn công.
    • Nếu bạn cần vịn vào đâu đó khi đi leo núi, chẳng hạn như bề mặt tảng đá hoặc cây, hãy cẩn thận nhìn kỹ chỗ đặt tay.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cẩn thận chọn thời gian đi dã ngoại.
    Rắn là loài máu lạnh, nghĩa là chúng không thể điều chỉnh thân nhiệt như con người. Chúng phải phơi nắng để sưởi ấm cơ thể và tránh nắng khi muốn hạ nhiệt. Do đó, loài rắn thường năng động hơn khi thời tiết ấm áp. Nếu thực sự lo ngại gặp phải rắn trên đường đi, bạn nên lên kế hoạch đi bộ đường dài vào những khi thời tiết mát mẻ của mùa thu và mùa đông.[12]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc dù hành vi của rắn thường giống nhau, nhưng một số nơi ẩn nấp và thức ăn ưa thích của các loài rắn có khác nhau đôi chút. Việc biết các loài rắn trong vùng sẽ giúp bạn tập trung xua đuổi rắn hiệu quả hơn.
  • Xịt dầu hoả quanh nhà hoặc sân để xua rắn ra xa nhà.

Cảnh báo

  • Nếu chạm trán với một con rắn nghi ngờ là rắn độc, bạn không nên cố tự bắt hoặc giết nó. Loài rắn có thể hành động cực kỳ bất ngờ khi bị dồn đuổi và tấn công xa hơn bạn tưởng nhiều. Hãy liên hệ với các chuyên gia; họ có thể xử lý con rắn một cách an toàn.
  • Tránh dùng hoá chất xua đuổi rắn. Các hoá chất này chẳng những thường không hiệu quả mà còn có thể nguy hiểm cho trẻ em và các loài động vật hoang dã khác.[13]
  • Đừng dùng băng phiến để đuổi rắn. Băng phiến là loại thuốc diệt côn trùng đã được đăng ký ở cục môi sinh Hoa Kỳ, do đó sản phẩm này phải được sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn. Ở Hoa Kỳ, việc sử dụng không theo hướng dẫn trên nhãn là vi phạm luật liên bang. Không những băng phiến sinh ra khí độc hại mà chúng còn hoàn toàn không có hiệu quả đuổi rắn.[14]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kevin Carrillo
Cùng viết bởi:
MMPC, Chuyên gia kiểm soát dịch hại
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kevin Carrillo. Kevin Carrillo là chuyên gia kiểm soát dịch hại và quản lý dự án cấp cao tại MMPC, một doanh nghiệp dịch vụ kiểm soát dịch hại và được chứng nhận thuộc sở hữu của dân tộc thiểu số có trụ sở tại New York. MMPC được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn hàng đầu của ngành, bao gồm Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia (NPMA), QualityPro, GreenPro và Hiệp hội Quản lý Dịch hại New York (NYPMA). Công việc của MMPC đã được đăng trên các kênh CNN, NPR và ABC News. Bài viết này đã được xem 23.288 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 23.288 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo