Cách để Điều trị tràn dịch tinh mạc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tràn dịch tinh mạc (hydrocele) là sự xuất hiện một túi chứa chất lỏng trong bìu tinh hoàn của nam giới – về căn bản, đó là sự tích tụ dịch xung quanh một hoặc cả hai tinh hoàn.[1] Đây là tình trạng khá phổ biến. Ước tính có khoảng 1-2% bé trai ở Mỹ sinh ra với chứng bệnh này.[2] Trong hầu hết các trường hợp, tràn dịch tinh mạc không gây hại và thường tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng tình trạng sưng ở bìu luôn phải được bác sĩ thăm khám và đánh giá để loại trừ các nguyên nhân khác. Việc điều trị chứng tràn dịch tinh mạc dai dẳng thường đòi hỏi phẫu thuật, mặc dù có nhiều liệu pháp tại nhà cũng có thể giúp ích.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Hiểu và xử lý chứng tràn dịch tinh mạc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng.
    Dấu hiệu đầu tiên của chứng tràn dịch tinh mạc là hiện tượng bìu dái sưng to nhưng không đau, cho thấy có sự tích tụ dịch xung quanh một hoặc hai tinh hoàn.[3] Trẻ sơ sinh hiếm khi gặp biến chứng do tràn dịch tinh mạc, và trong đại đa số trường hợp, tình trạng này sẽ tự biến mất trước khi trẻ được 1 tuổi mà không cần điều trị. Trái lại, chứng tràn dịch tinh mạc ở người lớn có thể dẫn đến cảm giác khó chịu khi bìu sưng và trở nên nặng nề. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho người bệnh khi ngồi hoặc đi /chạy trong các trường hợp nghiêm trọng.
    • Mức độ đau hoặc khó chịu thường liên quan đến kích thước của túi dịch – túi dịch càng to thì người bệnh càng khó chịu.
    • Túi dịch thường nhỏ hơn vào buổi sáng (khi thức dậy), sau đó dần dần sưng to.[4] Sự căng thẳng có thể làm tăng kích thước túi dịch.
    • Trẻ sinh non thường có nguy cơ tràn dịch tinh mạc cao hơn.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiên nhẫn với bệnh tràn dịch tinh mạc.
    Trong đại đa số các trường hợp ở trẻ sơ sinh, thiếu niên và nam giới trưởng thành, chứng tràn dịch tinh mạc thường tự khỏi mà không cần bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu nào.[6] Sự tắc nghẽn ở vùng gần tinh hoàn thường tự khỏi, túi tràn dịch tinh mạc sẽ được dẫn lưu và được cơ thể hấp thu. Do đó, nếu nhận thấy bìu sưng to nhưng không đau hoặc không gây ra vấn đề gì khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục, bạn hãy để nó tự khỏi.
    • Ở trẻ sơ sinh, chứng tràn dịch tinh mạc sẽ dần dần biến mất trong vòng một năm sau khi sinh.
    • Ở nam giới trưởng thành, chứng tràn dịch tinh mạc thường khỏi dần trong vòng 6 tháng, tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Túi dịch lớn hơn có thể lâu khỏi hơn, nhưng thường không quá một năm nếu không được can thiệp y khoa.
    • Tuy nhiên ở trẻ trai và thiếu niên, tràn dịch tinh mạc có thể do một số nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, xoắn tinh hoàn hoặc khối u, do đó các bệnh lý này cần được bác sĩ kiểm tra và loại trừ.
    • Túi tràn dịch tinh mạc tương tự như các hạch ứ đầy dịch hình thành trong bao gân gần các khớp, sau đó dần dần biến mất.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng liệu pháp tắm với muối Epsom.
    Nếu nhận thấy tinh hoàn/bìu bị sưng nhưng không đau, bạn có thể tắm nước thật ấm với ít nhất vài cốc muối Epsom.[7] Thư giãn trong bồn tắm khoảng 15-20 phút, ngồi hơi dạng chân ra sao cho nước bao quanh bìu. Độ ấm của nước có thể kích thích sự lưu thông của các chất dịch trong cơ thể (có thể làm thông những khu vực bị tắc nghẽn), đồng thời muối có thể rút chất dịch ra khỏi cơ thể thông qua da, từ đó giúp giảm sưng. Muối Epsom cũng là nguồn ma-giê dồi dào, có tác dụng giãn cơ/gân và làm dịu đau.
    • Nếu chứng tràn dịch tinh mạc kèm theo đau, việc cho nước ấm tiếp xúc với bìu (hoặc bất cứ nguồn nhiệt nào) có thể gây viêm nhiều hơn và các triệu chứng có thể nặng hơn.
    • Không pha nước tắm quá nóng (đề phòng bị bỏng) và không ngồi trong bồn tắm quá lâu (để ngăn ngừa mất nước).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh chấn thương ở tinh hoàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    Nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh chưa được biết rõ, mặc dù được cho là do tư thế bào thai nằm trong bụng mẹ gây ra tình trạng tuần hoàn kém, từ đó dẫn đến tích tụ dịch. Tuy nhiên, ở trẻ trai lớn hơn và nam giới trưởng thành, nguyên nhân thường có liên quan đến chấn thương ở bìu hoặc nhiễm trùng.[8] Chấn thương có thể xảy ra do đấu vật, tập luyện võ thuật, đạp xe và hoạt động tình dục. Tình trạng nhiễm trùng ở tinh hoàn/bìu thường liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục;[9] vì vậy, bạn cần bảo vệ bìu khỏi bị chấn thương và dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
    • Nếu thường chơi môn thể thao va chạm, bạn cần luôn luôn mặc trang phục bảo hộ, bao gồm đồ bảo vệ bộ phận sinh dục để tránh chấn thương.
    • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào lây nhiễm sang tinh hoàn nhưng cũng không phải là hiếm xảy ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 BIết khi nào cần điều trị y khoa.
    Bạn nên tìm sự chăm sóc y tế cho bé trai sơ sinh nếu trẻ bị sưng bìu và không khỏi sau một năm hoặc tiếp tục sưng to hơn.[10] Nam giới trưởng thành nên đến bác sĩ khám nếu tình trạng tràn dịch tinh mạc kéo dài quá 6 tháng hoặc sưng to đến mức gây đau/khó chịu hoặc biến dạng.
    • Viêm tinh hoàn không giống như tràn dịch tinh mạc, nhưng bệnh này có thể gây tràn dịch tinh mạc thứ phát. Bệnh viêm tinh hoàn rất đau và cần phải điều trị do gia tăng nguy cơ vô sinh. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế nếu bị sưng bìu kèm theo sốt.
    • Bạn cũng cần đi khám nếu chứng tràn dịch tinh mạc ảnh hưởng đế cách chạy, đi và ngồi.
    • Tràn dịch tinh mạc không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều trị y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến bác sĩ để được thăm khám.
    Nếu chứng tràn dịch tinh mạc kéo dài hơn bình thường hoặc gây đau và kèm thêm các triệu chứng khác, bạn nên đến bác sĩ để được khám và loại trừ các bệnh lý tương đối nghiêm trọng có biểu hiện tương tự như: thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng, u lành tính hoặc ung thư tinh hoàn.[11] Khi đã được chẩn đoán tràn dịch tinh mạc, các phương án lựa chọn của bạn cơ bản sẽ là phẫu thuật. Thuốc sẽ không có tác dụng trong việc điều trị tràn dịch tinh mạc.
    • Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật chẩn đoán siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để có hình ảnh rõ hơn bên trong bìu.
    • Phương pháp soi ánh sáng xuyên qua bìu có thể cho biết chất dịch bên trong bìu là trong (biểu thị chứng tràn dịch tinh mạc) hay đục, có thể là máu và/hoặc mủ.
    • Các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp loại trừ các bệnh nhiễm trùng như viêm mào tinh hoàn, quai bị hay các bệnh lây qua đường tình dục.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rút dịch ra ngoài.
    Khi đã được chẩn đoán tràn dịch tinh mạc, thủ thuật ít xâm lấn nhất là dùng kim dẫn lưu dịch khỏi bìu.[12] Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ dùng kim chọc vào bìu, xuyên qua túi dịch và rút chất dịch trong ra. Chất dịch đầy máu và/hoặc mủ biểu thị tình trạng chấn thương, nhiễm trùng hoặc có thể là ung thư. Thủ thuật này rất nhanh và không đòi hỏi nhiều thời gian hồi phục – thường chỉ mất một ngày.
    • Thủ thuật rút dịch không thường được áp dụng do chất dịch thường tích tụ trở lại và đòi hỏi nhiều lần điều trị.[13]
    • Đôi khi bác sĩ sẽ đưa kim vào qua vùng bẹn (háng) nếu túi dịch ở vị trí cao hơn trong bìu hoặc có một phần ở bên ngoài.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn túi dịch.
    Cách thông thường và hiệu quả nhất để điều trị tràn dịch tinh mạc dai dẳng và/hoặc có triệu chứng là loại bỏ túi dịch và chất dịch bên trong – gọi là thủ thuật mở thủy tinh mạc (hydrocelectomy).[14] Với phương pháp này, chỉ có 1% khả năng tái phát tràn dịch tinh mạc.[15] Ca phẫu thuật sẽ được tiến hành với dao mổ và ống soi ổ bụng, một thiết bị có máy quay nhỏ xíu gắn vào máy cắt dài. Phẫu thuật mở thủy tinh mạc thường được tiến hành tại bệnh viện ngoại trú và gây mê. Thời gian hồi phục có thể mất một tuần hoặc hơn, tùy thuộc vào việc có rạch vào thành bụng hay không.
    • Đối với trẻ sơ sinh, phẫu thuật thường được rạch vào vùng bẹn để dẫn lưu chất lỏng và loại bỏ túi dịch, sau đó được khâu lại để làm chắc thành cơ – căn bản cũng như phẫu thuật chữa chứng thoát vị.
    • Ở người lớn, bác sĩ phẫu thuật thường rạch vào bìu để dẫn lưu dịch và loại bỏ túi dịch.[16]
    • Sau phẫu thuật, bạn có thể được đưa ống vào bìu để dẫn lưu chất dịch thừa trong vài ngày.
    • Tùy vào dạng tràn dịch tinh mạc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật sửa chữa để giảm rủi ro thoát vị ở vùng bị cắt đứt khỏi nguồn cung cấp máu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thư giãn trong thời gian chờ hồi phục.
    Đa số các trường hợp phẫu thuật tràn dịch tinh mạc có thời gian phục hồi khá nhanh. Người trưởng thành khỏe mạnh có thể về nhà sau phẫu thuật vài tiếng – hiếm khi phải ở lại bệnh viện qua đêm.[17] Trẻ em nên hạn chế hoạt động (không hoạt động mạnh) và nghỉ ngơi nhiều trên giường trong khoảng 48 tiếng sau phẫu thuật. Người lớn cũng nên tuân theo khuyến cáo này, đồng thời kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng 1 tuần để đảm bảo an toàn.
    • Phần lớn các bệnh nhân phẫu thuật tràn dịch tinh mạc có thể bắt đầu lại hoạt động bình thường sau 4-7 ngày.[18]
    • Các biến chứng có thể xảy ra do phẫu thuật bao gồm: phản ứng dị ứng với thuốc mê (vấn đề hô hấp), chảy máu trong hoặc ngoài không ngừng ở bìu và nguy cơ nhiễm trùng.
    • Các dấu hiệu nhiễm khuẩn bao gồm đau, viêm, đỏ, có mùi hôi và có thể sốt nhẹ.

Lời khuyên

  • Đừng ngại thỉnh thoảng tự kiểm tra bìu. Đây là phương pháp tốt để phát hiện ra vấn đề (như tràn dịch tinh mạc) trước khi tiến triển thành các bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Mặc dù không thường xảy ra, nhưng tràn dịch tinh mạc có thể hình thành do nhiễm giun chỉ bạch huyết (ký sinh trùng) ở tinh hoàn, dẫn đến sưng và chứng phù voi (elephantiasis).
  • Để giảm khó chịu sau phẫu thuật mở thủy tinh mạc, bạn có thể dùng đai nâng đỡ bìu và chườm đá xay (gói trong vải mỏng) nhằm giảm sưng.
  • Tràn dịch tinh mạc đôi khi đi kèm chứng thoát vị bẹn; thông thường một ca phẫu thuật có thể điều trị cả hai chứng bệnh này cùng lúc.

Cảnh báo

  • Nếu bìu bị đau và bắt đầu sưng nhanh, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Robert Dhir, MD
Cùng viết bởi:
Nhà niệu học & Bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Robert Dhir, MD. Robert Dhir là nhà niệu học, bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học và người sáng lập của HTX Urology tại Houston, Texas. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ Dhir bao gồm điều trị xâm lấn tối thiểu cho các bệnh phì đại tuyến tiền liệt (UroLift), sỏi thận, phẫu thuật điều trị ung thư thận và sức khỏe nam giới (rối loạn cương cứng, mức testosterone thấp và vô sinh). Phòng khám của anh được chọn là trung tâm thực hiện thủ thuật UroLift tốt nhất và là tổ chức tiên phong trong việc điều trị rối loạn cương cứng bằng phương pháp phi phẫu thuật với Liệu pháp Sóng âm. Anh lấy bằng đại học và các bằng y khoa của Đại học Georgetown và được trao các bằng danh dự về nghiên cứu tiền y khoa, niệu học, y học chỉnh hình và nhãn khoa. Dhir là bác sĩ nội trú trưởng trong thời gian thực hiện chương trình bác sĩ nội trú về niệu học tại Đại học Texas ở Houston/Trung tâm Ung thư MD Anderson ngoài việc hoàn thành chương trình thực tập về phẫu thuật tổng quát. Dhir được bầu là bác sĩ hàng đầu về niệu học trong năm 2018-2019, một trong ba bác sĩ niệu học hàng đầu trong năm 2019 & 2020 của Houston Texas và tạp chí Texas Monthly đã đưa anh vào danh sách các siêu bác sĩ của Texas 2019 & 2020. Bài viết này đã được xem 5.837 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 5.837 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?