Cách để Điều trị chàm ở trẻ sơ sinh một cách tự nhiên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chàm (eczema) là một bệnh ngoài da, biểu hiện ở các mảng da viêm, ngứa, khô và rỉ nước. Trẻ sơ sinh thường bị chàm trên má, trán và da đầu, đôi khi lan xuống tay và chân, thậm chí lan ra toàn thân.[1] Bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid dạng kem có tác dụng giảm đáng kể viêm da do chàm, nhưng cũng có các liệu pháp tự nhiên và điều chỉnh môi trường sống có thể giúp chữa trị các đợt chàm bùng phát. Bạn có thể thử áp dụng một vài cách đơn giản để giúp cho bé dễ chịu, đồng thời chống ngứa, khô và bong tróc da do chàm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tắm và dưỡng ẩm da cho trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho trẻ tắm nước ấm cách ngày.
    Dùng nước hơi ấm, và chỉ dùng xà phòng nhẹ dịu rửa các vùng da bốc mùi hoặc bẩn. Cố gắng cho bé ngâm trong nước khoảng 5 phút, sau đó nhấc bé ra khỏi chậu.[2]
    • Dầu gội và xà phòng dành cho em bé thường nhẹ dịu hơn các loại thông thường.
    • Xà phòng nhẹ tốt hơn các sản phẩm diệt khuẩn tự nhiên như dầu tràm trà vốn có thể kích thích chàm bùng phát.
    • Tránh dùng các phụ gia có thể khiến da của trẻ sơ sinh bị mất nước thêm, chẳng hạn như muối Epsom.
    • Nước tắm pha với bột yến mạch đặc hoặc gói bột tắm yến mạch Aveeno cũng hữu ích.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhẹ nhàng thấm khô bé bằng khăn sạch.
    Cố gắng đừng chà xát trong khi lau khô da cho trẻ. Bạn nên dùng khăn mềm thấm thật khô trước khi cho bé mặc quần áo.[3]
    • Luôn luôn dùng khăn sạch để tránh nhiễm trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa kem dưỡng ẩm không mùi cho trẻ ngay sau khi tắm.
    Tập trung vào các vùng da đặc biệt khô hoặc có vảy. Sản phẩm dưỡng ẩm đặc dạng gel có tác dụng trị chàm hiệu quả nhất.[4]
    • Luôn luôn thử trước sản phẩm dưỡng ẩm mới lên vùng da nhỏ trên da trẻ dể đảm bảo trẻ không bị dị ứng trước khi thoa lên vùng da rộng.
    • Chọn kem dưỡng ẩm có hàm lượng dầu cao.
    • Sáp dầu khoáng (sản phẩm phổ biến ở Việt Nam là kem Vaseline) là chất dưỡng ẩm tuyệt vời để trị chàm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thoa kem dưỡng ẩm 2-3 lần mỗi ngày.
    Bệnh chàm sẽ khiến da rất khô, do đó kem dưỡng ẩm sẽ giúp chống ngứa và rát. Bạn nên cố gắng thoa kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày 2-3 lần nếu có thể, và chú ý đặc biệt đến những vùng da đỏ và khô.[5]
    • Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé trong lúc thay tã, khi đã cởi quần áo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho trẻ tắm nước có pha thuốc tẩy mỗi tuần 2 lần nếu bác sĩ khuyến nghị.
    Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định cho con tắm thuốc tẩy. Nếu bác sĩ khuyên dùng liệu pháp này, bạn sẽ pha nước tắm cho bé bằng cách rót ¼ cốc (60 ml) thuốc tẩy vào nửa bồn tắm nước ấm. Nước tắm pha một lượng thuốc tẩy nhỏ như vậy sẽ dịu nhẹ cho da bé chứ không quá mạnh. Tắm cho trẻ mỗi tuần 2 lần, và nhớ tránh để nước vào mắt bé.[6]
    • Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn sống trên da của nhiều trẻ em bị chàm và thỉnh thoảng có thể gây bùng phát bệnh. Tắm thuốc tẩy là liệu pháp chống lại vi khuẩn này.
    • Không bao giờ được tắm thuốc tẩy cho trẻ mà không pha loãng trước.

    Cảnh báo: Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu tắm nước pha thuốc tẩy cho trẻ. Tắm thuốc tẩy chỉ dành cho các trường hợp chàm nghiêm trọng và không nên thực hiện mà không có khuyến nghị của bác sĩ.

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh môi trường sống của trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định và loại bỏ các tác nhân kích thích có thể gây bệnh chàm.
    Nếu bệnh chàm của con bạn khởi phát sau khi bạn đổi các sản phẩm dùng cho bé như khăn giấy ướt, lotion, xà phòng, nước giặt hoặc quần áo sang nhãn hiệu mới, sản phẩm mới hay mùi hương mới thì có lẽ là trẻ bị dị ứng với các sản phẩm đó. Bạn hãy cố gắng tìm những thứ mới xuất hiện xung quanh trẻ và loại bỏ xem có cải thiện không.[7]
    • Khói thuốc lá, không khí khô, vảy da thú cưng và phấn hoa đều có thể là các tác nhân kích thích.

    Lời khuyên: Ngay cả nước bọt của trẻ cũng có thể là tác nhân kích thích. Nếu bạn để ý thấy chàm nổi trên mặt bé, hãy thử thoa một lớp mỏng sáp dầu khoáng xung quanh miệng bé để bảo vệ da khỏi dính nước bọt khi ăn hoặc chảy nước dãi.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng khăn giấy ướt, lotion và xà phòng giặt nhẹ dịu, không mùi.
    Các sản phẩm có chứa nhiều thành phần hoặc hương liệu có thế kích thích chàm bùng phát. Bạn hãy tìm mua khăn giấy ướt, xà phòng, nước giặt, lotion hoặc kem có ghi “không mùi” để tránh khiến tình trạng trầm trọng hơn.[8]
    • Các sản phẩm này thường được dán nhãn ghi rõ là không sử dụng chất tạo hương thơm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cắt móng tay cho con để trẻ không gãi.
    Gãi và ngứa là các tác nhân kích thích chàm. Bạn hãy dùng bấm móng tay của trẻ sơ sinh cắt ngắn móng tay cho bé để trẻ khỏi gãi khiến cho chàm bùng phát hoặc trở nặng.[9]
    • Bạn cũng nên để móng tay ngắn để khỏi vô tình quẹt vào da trẻ khi thay tã cho bé hoặc bế bé.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì môi trường mát và khô.
    Chàm có thể bùng phát do nhiệt độ và độ ẩm cao. Bạn hãy cố gắng duy trì nhiệt độ trong nhà vào khoảng 18 độ C mọi lúc có thể, và sử dụng máy hút ẩm nếu bạn sống trong môi trường ẩm ướt.[10]
    • Cố gắng giữ độ ẩm trong nhà vào khoảng 25% vào mùa hè và 50% vào mùa đông.[11]
    • Máy điều hoà nhiệt độ có công dụng kiểm soát độ ẩm rất tốt.
    • Cố gắng đừng mặc quá nhiều quần áo cho bé khi trời lạnh, vì mồ hôi cũng có thể khiến chàm bùng phát.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Trường hợp cần chăm sóc y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán.
    Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và tìm hiểu các phương án điều trị. Một số trường hợp chàm nhẹ mà bạn không cần lo lắng, nhưng một số trường hợp khác khiến trẻ rất đau rát và khó chịu. Các trường hợp này cần được bác sĩ khám ngay lập tức. Nhớ rằng bệnh chàm có thể dẫn đến đau rát, nhiễm trùng, thậm chí để lai sẹo nếu không được điều trị.[12]
    • Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh ở con bạn, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị kết hợp thuốc và các liệu pháp tự nhiên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu da của trẻ bị nhiễm trùng.
    Đưa bé đi khám ngay lập tức nếu con bạn có dấu hiệu nhiễm trùng da, ví dụ như đỏ nhiều, sưng, rỉ dịch hoặc mủ, nóng, sốt hoặc bứt rứt. Các dấu hiệu này cho thấy trẻ có thể cần được can thiệp y tế.[13]
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng cho trẻ. Hãy luôn tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với bác sĩ nếu các liệu pháp tại nhà không đem lại hiệu quả.
    Trong một số trường hợp, các liệu pháp tự nhiên có thể không đủ để kiểm soát bệnh chàm ở trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đã thử áp dụng các liệu pháp tại nhà trong vài ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn. Một số phương pháp điều trị chàm phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:[14]
    • Kem hoặc thuốc mỡ steroid có tác dụng giảm viêm
    • Thuốc kháng histamines để giảm ngứa
    • Thuốc kháng sinh uống hoặc bôi để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng thứ phát
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các liệu pháp tại nhà.
    Không phải tất cả các liệu pháp tự nhiên đều an toàn hoặc phù hợp cho trẻ sơ sinh. Trước khi thử bất cứ liệu pháp nào, chẳng hạn như tắm thuốc tẩy, ngâm bồn tắm yến mạch hoặc tinh dầu, bạn cần hỏi bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích.[15]
    • Ngừng sử dụng các liệu pháp tự nhiên và tìm sự chăm sóc y tế nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng như phát ban, sưng, ngứa hoặc nổi mề đay.

    Cảnh báo: Gọi dịch vụ cấp cứu hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như khò khè, khó thở, lú lẫn, buồn nôn hoặc nôn, sưng trên mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Việc thay đổi chế độ ăn không được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với bệnh chàm, trừ khi con bạn đã được chẩn đoán dị ứng thức ăn.[16]

Cảnh báo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 16.835 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 16.835 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo