Cách để Điều trị Chlamydia

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây nên.[1] Tại Hoa Kỳ đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. STD thường lây nhiễm sang nam giới và nữ giới thông qua hành vi tình dục bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.[2] Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể truyền chlamydia sang con trong lúc sinh nở.[3] Nếu không được chữa trị, bệnh chlamydia có thể gây các biến chứng như vô sinh, nguy cơ cao mắc HIV, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hoặc viêm khớp phản ứng.[4] Chlamydia có thể chữa khỏi, nhưng nếu không được điều trị có thể gây tổn thương vĩnh viễn, vì thế bạn cần biết rõ cách thức điều trị chlamydia.[5]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tiếp nhận chẩn đoán y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết triệu chứng và dấu hiệu của bệnh chlamydia.
    Mặc dù chlamydia thường ít khi biểu hiện triệu chứng trong thời gian đầu, nhưng bạn nên lưu ý bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Đi khám để chẩn đoán chính xác nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chlamydia, đặc biệt trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn.
    • Cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm chlamydia và tái phát bất kỳ lúc nào.[6]
    • Giai đoạn đầu của chlamydia có rất ít triệu chứng, ngay cả khi xuất hiện dấu hiệu, thường là trong vòng từ 1 đến 3 tuần sau khi lây nhiễm, chúng có thể ở dạng nhẹ.[7]
    • Một số triệu chứng phổ biến của chlamydia là: đi tiểu đau buốt, đau bụng dưới, dịch tiết âm đạo ở phụ nữ, dịch tiết dương vật ở nam, đau khi giao hợp, chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ ở phụ nữ, hoặc đau tinh hoàn ở nam giới.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ.
    Nếu nhận thấy triệu chứng chlamydia, bao gồm dịch tiết vùng kín, hoặc bạn tình vừa thông báo rằng nhiễm chlamydia, bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và xác nhận chẩn đoán cũng như áp dụng kế hoạch điều trị phù hợp với bạn.[9]
    • Trao đổi với bác sĩ về triệu chứng mà bạn gặp phải, dấu hiệu chlamydia mà bạn nhận thấy, cũng như trường hợp quan hệ không an toàn.
    • Nếu đã từng nhiễm chlamydia và đang bị tái phát, bạn cần đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiếp nhận khám bệnh.
    Nếu nghi ngờ bạn mắc chlamydia, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm. Các thủ tục sàng lọc đơn giản này giúp chẩn đoán chính xác bệnh lây truyền qua đường tình dục và tạo điều kiện phát triển kế hoạch điều trị.
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị chlamydia

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tiến hành điều trị chlamydia.
    Nếu chẩn đoán mắc chlamydia, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, cách duy nhất để trị bệnh ngoài biện pháp ngăn ngừa. Nói chung, tình trạng nhiễm bệnh sẽ biến mất sau 1 đến 2 tuần.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra và điều trị trẻ sơ sinh.
    Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh chlamydia, bác sĩ có thể kê toa azithromycin trong quý thứ hai hoặc quý thứ ba của thai kỳ để giảm nguy cơ truyền bệnh sang em bé. Tình trạng nhiễm chlamydia sẽ được chữa trị trong thời gian mang thai khi được phát hiện. Bạn sẽ được khám lại để khẳng định rằng tình trạng viêm nhiễm đã biến mất hoàn toàn.[20] Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra đứa bé và điều trị phù hợp.[21]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh quan hệ tình dục.
    Trong khi điều trị chlamydia, bạn nên kiêng quan hệ tình dục kể cả qua đường miệng và hâu môn.[26] Điều này giúp ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho bạn tình và giảm rủi ro tái phát.[27]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đi khám bệnh nếu triệu chứng xuất hiện sau khi điều trị.
    Nếu triệu chứng chlamydia tái phát sau một đợt điều trị, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Kiểm soát và khắc phục triệu chứng cũng như bệnh tật giúp đảm bảo rằng bạn không bị tái phát hoặc mắc bệnh hay biến chứng nghiêm trọng hơn.[30]
    • Nếu không được khắc phục triệt để, các triệu chứng hoặc tình trạng tái phát sẽ dẫn đến biến chứng sức khỏe sinh sản nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm nhiễm vùng chậu, có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến cơ quan sinh sản, và mang thai ngoài tử cung.[31]
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn ngừa chlamydia và tái phát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thường xuyên kiểm tra chlamydia.
    Nếu bác sĩ điều trị nhiễm chlamydia giai đoạn đầu, bạn nên tái khám khoảng ba tháng sau đó. Điều này giúp bảo đảm rằng bệnh đã khỏi hẳn và bạn không còn bị lây bệnh.[32]
    • Tiếp tục khám bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có bạn tình mới.
    • Tình trạng tái phát chlamydia rất phổ biến và thường được điều trị bằng loại thuốc kháng sinh tương tự. Nếu bệnh tái phát sau lần tái khám mà không nhận thấy viêm nhiễm, đây là bệnh mới xuất hiện.[33]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không dùng sản phẩm thụt rửa âm đạo.
    Tránh thụt rửa nếu bạn đang và đã mắc chlamydia. Các sản phẩm này tiêu diệt vi khuẩn tốt và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc tái phát.[34]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan hệ tình dục an toàn.
    Cách tốt nhất để trị chlamydia là tránh bị nhiễm vi khuẩn. Dùng bao cao su và hạn chế số lượng bạn tình có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát.[35]
    • Luôn dùng bao cao su trong khi giao hợp. Mặc dù bao cao su không hoàn toàn ngăn chặn rủi ro mắc chlamydia, nhưng chúng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.[36]
    • Tránh quan hệ tình dục , kể cả quan hệ bằng miệng hoặc cửa sau, trong lúc điều trị. Việc kiêng cữ này giúp phòng tránh việc tái phát hoặc truyền STD cho đối tác.[37]
    • Càng có nhiều bạn tình, bạn càng có nguy cơ cao mắc chlamydia. Nên hạn chế số lượng bạn tình để giảm thiểu rủi ro, và luôn dùng bao cao su khi quan hệ.[38]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý yếu tố rủi ro.
    Có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chlamydia. Bạn cần hết sức thận trọng để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh.[39]
  1. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/treatment/con-20020807
  7. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/treatment/con-20020807
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/treatment/con-20020807
  10. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  11. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  12. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  13. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  14. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  15. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  16. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  17. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  18. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  19. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  20. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  21. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  22. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/treatment.htm
  23. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807
  24. http://www.cdc.gov/std/tg2015/chlamydia.htm
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  29. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  30. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  31. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  32. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/prevention/con-20020807
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/risk-factors/con-20020807

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lacy Windham, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lacy Windham, MD. Tiến sĩ Windham là bác sĩ sản khoa & phụ khoa được chứng nhận của Hội đồng quản trị ở Tennessee. Cô theo học trường y tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee ở Memphis và hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Đông Virginia năm 2010 và cô được trao giải Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Y học sản khoa, Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Ung thư và Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất. Bài viết này đã được xem 11.655 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 11.655 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?