Cách để Điều chỉnh độ pH trong đất

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tìm được độ pH phù hợp của đất là một bước quan trọng để giúp cây cối phát triển khỏe mạnh. Độ pH sẽ quyết định hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Để điều chỉnh độ pH trong đất, đầu tiên bạn cần xác định vật liệu gì có thể giúp thay đổi độ pH. Nếu bạn cần tăng độ axit hoặc giảm độ pH, có một số hợp chất thông dụng mà bạn có thể bổ sung vào đất để đạt được kết quả mong muốn. Bạn cũng có thể tăng độ pH khi đất có nồng độ axit quá cao bằng cách bổ sung vôi nông nghiệp hoặc các hợp chất gốc kiềm khác. Nếu biết đánh giá đất và bổ sung vật liệu đúng cách, bạn sẽ có một vườn cây tươi tốt và cho năng suất cao.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đánh giá đất

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định loại đất.
    Trước khi tiến hành thử độ pH hoặc bổ sung bất cứ thứ gì vào đất, bạn cần xác định loại đất. Xác định xem đất của bạn là đất vón cục, đất khô, đất tơi hoặc đất ướt để biết nên điều chỉnh đất như thế nào. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước về loại đất mà bạn định trồng cây.[1]
    • Đất tơi hoặc đất thoát nước tốt sẽ dễ điều chỉnh nhất. Trái lại, đất chặt chứa nhiều đất sét là loại đất khó điều chỉnh hơn.
    • Việc xác định loại đất sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp tốt nhất để bổ sung chất cho đất.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu về độ pH của đất.
    Để điều chỉnh độ pH trong đất, bạn cần biết độ pH là gì. Độ pH của đất thể hiện độ axit hoặc kiềm trong đất và được đánh giá theo thang đo từ 0 đến 14, với 7 là độ pH trung tính, không có tính axit hay tính kiềm. Đất có độ pH trên 7 là đất kiềm, và dưới 7 là đất axit. Hầu hết cây cối ưa độ pH từ 6 đến 7.5, cũng là độ pH ưa thích của giun đất và các vi sinh vật trong đất có ích cho cây cối.[2][3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc về loại cây muốn trồng.
    Loại cây mà bạn định trồng sẽ quyết định độ pH cần có trong đất. Nhiều loài cây ưa đất có tính axit hơn, đặc biệt là các cây hoa và một số cây ăn quả như việt quất. Bạn cần tìm hiểu về độ pH thích hợp cho loài cây bạn muốn trồng.[4]
    • Cây đỗ quyên, việt quất và các cây họ tùng bách ưa đất axit (độ pH 5.0 đến 5.5)
    • Các loại rau, cỏ và hầu hết các cây cảnh ưa đất có độ axit nhẹ (độ pH 5.8 đến 6.5)
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử độ pH...
    Thử độ pH trong đất. Khi đã hiểu về độ pH và loại đất định trồng cây, bạn có thể tiến hành thử độ pH trong đất. Bạn có thể mua bộ thử độ pH ở cửa hàng cung cấp vật liệu làm vườn hoặc gửi mẫu đến dịch vụ kiểm nghiệm đất. Cách dễ nhất để thử độ pH là đào một hố đất, đổ nước vào và cắm đầu thiết bị thử vào nước bùn. Tuy nhiên, việc gửi mẫu đất đi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số chính xác hơn. [5]
    • Ngoài ra còn có một số phương pháp tự kiểm tra đất, bao gồm việc sử dụng giấy thử độ pH tự tạo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra nước.
    Kiểm tra nước để xác định tác động của nước đối với đất. Nước ngầm, nước dùng trong sinh hoạt và tưới vườn thường có độ kiềm cao hơn. Trái lại, nước mưa thường có tính axit hơn. Nếu bạn sống ở vùng nhiều mưa, có lẽ đất ở đó sẽ có độ axit cao hơn một chút. Nếu bạn thường tưới vườn bằng nước máy thì đất trong vườn nhà bạn có thể có độ kiềm cao hơn.[6]
    • Bạn có thể dùng giấy thử độ pH hoặc thiết bị đo độ pH điện tử bán trên thị trường.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tăng độ pH

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn một loại vôi nông nghiệp.
    Nếu phát hiện đất có độ axit quá cao sau khi thử, bạn có thể tăng độ pH bằng cách bổ sung chất kiềm. Vật liệu phổ biến nhất dùng để tăng độ pH trong đất là hợp chất làm từ vôi bột mà bạn có thể mua tại các cửa hàng cung cấp vật liệu làm vườn. Vôi tiêu chuẩn có 4 dạng: vôi bột, vôi ngậm nước, vôi dạng hạt và vôi dạng viên. Tùy thuộc vào loại đất và độ ẩm trong đất, một trong các dạng trên sẽ là lựa chọn tốt của bạn.[7]
    • Vôi bột là vôi được nghiền mịn và dễ hấp thụ vào đất hơn. Tuy nhiên, vôi bột cũng khó rải hơn vì có thể làm nghẹt thiết bị rải.
    • Vôi dạng hạt và dạng viên dễ rải hơn, nhưng hiệu quả thay đổi độ pH trong đất không cao bằng.
    • Vôi ngậm nước chỉ nên sử dụng cho đất có độ axit cực kỳ cao, vì nó dễ tan trong nước hơn và có thể nhanh chóng tăng độ pH trong đất.
    • Một số loại vôi có chứa các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như dolomite, một hỗn hợp gồm canxi và magiê cacbonat. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vôi dolomitic nếu trong đất thiếu magiê. Không bón loại vôi này nếu nồng độ magiê trong đất đã cao sẵn.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc sử dụng tro bếp.
    Tro đốt từ củi cũng có tính kiềm cao và có thêm các vi chất dinh dưỡng như canxi, kali, photphat và boron. Tuy không có hiệu quả như vôi, nhưng tro bếp có thể tăng độ pH đáng kể trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên cẩn thận theo dõi đất khi bón tro bếp.[9]
    • Tránh để tro bếp tiếp xúc với rễ cây hoặc các cây con đang nảy mầm, vì tro bếp có thể làm hư hại cây.
    • Tro bếp thích hợp cho đất cát.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bón vôi.
    Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bón vôi vào đất trước khi trồng cây khoảng 2-3 tháng (thường là vào mùa thu hoặc mùa đông) để đất có đủ thời gian thay đổi độ pH. Bón vôi vào đất trong vùng rễ cây, hoặc lớp đất bề mặt dày khoảng 18 cm.[10]
    • Bạn có thể dùng tay rải vôi nếu là khoảnh đất nhỏ, và dùng máy rải để bón vôi cho cả khu vườn rộng.
    • Dùng cào hoặc máy xới để trộn vôi vào đất.
    • Vôi không dễ tan trong nước, do đó bạn nên xới đất để đạt hiệu quả tối đa.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thường xuyên tưới nước.
    Vôi sẽ không có hiệu quả cao trong đất khô, vì vậy bạn cần tưới nước thường xuyên. Nước sẽ kích hoạt vôi và giúp cho vôi ngấm vào đất. Dùng vòi nước tưới vườn hoặc vòi phun để tưới.[11]
    • Tần suất tưới tùy vào diện tích đất và độ ẩm có sẵn trong đất. Các khoáng chất khác trong đất có thể bị trôi đi nếu bạn tưới quá nhiều.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Giảm độ pH

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng các chất hữu cơ.
    Qua thời gian, các vật chất hữu cơ như lá cây, phân trộn hoặc phân chuồng có thể làm giảm độ pH trong đất. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất nhiều năm và chỉ áp dụng với các mục tiêu dài hạn. Đây là lựa chọn tốt cho phương thức làm vườn hữu cơ.[12]
    • Vật chất hữu cơ cũng có ích trong việc cải thiện độ thoát nước và thông thoáng của đất.
    • Do các yếu tố như khối lượng vật chất hữu cơ và thời gian cần thiết để phân hủy thành đất có thể sử dụng được, cách này chỉ có hiệu quả nhất đối với khoảnh đất nhỏ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc bổ sung lưu huỳnh.
    Một cách khác để tăng độ axit trong đất là từ từ bón thêm lưu huỳnh. Hiệu quả của lưu huỳnh tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và vi khuẩn. Các yếu tố này khó đoán trước, do đó lưu huỳnh có thể phải mất nhiều tháng mới có hiệu quả giảm độ pH trong đất.[13]
    • Bạn có thể mua lưu huỳnh ở hầu hết các cửa hàng bán vật liệu làm vườn. Tránh dùng lưu huỳnh bột vì nó quá nhẹ cho mục đích tăng độ axit trong đất.
    • Độ axit trong đất tăng là do phản ứng sinh học có sự tham gia của vi khuẩn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét việc sử dụng nhôm sulfate.
    Hợp chất này sẽ giúp tăng độ axit nhanh chóng nhờ phản ứng hóa học của nhôm. Vì lý do này, nhiều người làm vườn nghiệp dư và quy mô nhỏ thích dùng nhôm sulfate hơn các hợp chất hữu cơ hoặc lưu huỳnh. Tuy nhiên, do khả năng thay đổi độ pH quá nhanh của nhôm sulfate, bạn sẽ khó kiểm soát độ axit trong đất hơn nếu dùng cách này..[14]
    • Bạn có thể mua nhôm sulfate ở hầu hết các cửa hàng bán vật liệu làm vườn.
    • Vì nhôm sulfate tạo ra phản ứng hóa học trong đất thay vì phản ứng sinh học, một số chủ trang trại và người làm vườn không ưa chuộng hợp chất này bằng các vật liệu sản sinh axit thông qua phản ứng sinh học.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xới trộn các vật liệu vào đất.
    Bạn cần xới trộn các hợp chất hữu cơ, lưu huỳnh và nhôm sulfate vào đất để phát huy hiệu quả. Các hợp chất hữu cơ có thể cần phải bón nhiều lần, tùy vào độ pH trong đất. Nhớ thử độ pH trước mỗi lần bón thêm.[15]
    • Tránh sử dụng quá nhiều lưu huỳnh hoặc nhôm sulfate.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa cây sau khi bổ sung vật liệu vào đất.
    Nếu lưu huỳnh hoặc nhôm sulfate dính vào lá cây, bạn sẽ phải dùng vòi nước rửa sạch. Nếu không được rửa trôi, các hợp chất này có thể làm cháy lá và gây hư hại cho cây. Việc tưới nước cho cây cũng giúp cho các hợp chất ngấm vào đất.[16]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Steve Masley
Cùng viết bởi:
Chuyên trồng rau hữu cơ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Steve Masley. Steve Masley đã thiết kế và duy trì các vườn rau hữu cơ tại Khu vực Vịnh San Francisco trong hơn 30 năm. Vào năm 2007 và 2008, Steve đã giảng dạy bộ môn Thực hành nông nghiệp bền vững ở địa phương tại Đại học Stanford. Bài viết này đã được xem 11.633 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 11.633 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo