Cách để Xác định tuổi của thỏ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thật không may là không có cách nào để dễ dàng xác định được tuổi của thỏ và chắc chắn là chúng ta không thể nói được chính xác một chú thỏ được bao nhiêu ngày hoặc bao nhiêu năm tuổi. Tuy nhiên, dựa vào một số dấu hiệu nhận biết nhất định, bạn có thể xác định được thỏ là thỏ non (thỏ từ lúc mới sinh cho đến lúc sắp trưởng thành), thỏ trưởng thành, hay thỏ già. Thực tế thì khi quan sát kỹ hơn, bạn còn có thể xác định được là thỏ còn rất non, thỏ non, hay thỏ mới trưởng thành, thế nhưng ngoài những ước lượng đó ra thì chúng ta không thể xác định chi tiết hơn được nữa.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xác định độ tuổi chung của thỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng bảng phân chia độ tuổi để phân loại thỏ.
    Khi mới bắt đầu đánh giá thì đây là một cách tốt mà bạn có thể lựa chọn. Thỏ non là những chú thỏ dưới 9 tháng tuổi.[1] Từ khoảng 9 tháng đến 4 - 5 năm tuổi là thỏ trưởng thành. Thỏ già là thỏ từ 4 - 5 năm tuổi trở lên.
    • Một số chú thỏ có thể sống tới 10 - 12 năm tuổi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng nghĩ rằng có thể dễ dàng xác định được tuổi của thỏ.
    Việc đoán tuổi của thỏ khó khăn như vậy là do thỏ không có một dấu hiệu hay đặc điểm nào thay đổi khi chúng già đi. Không giống như những loài động vật khác, đặc điểm ngoại hình của thỏ mới trưởng thành và thỏ già có thể rất rất giống nhau.
    • Điều này hoàn toàn trái ngược với loài ngựa. Tuổi của ngựa có thể được xác định khá chính xác bằng cách kiểm tra răng, vì răng ngựa sẽ có một số dấu hiệu đặc biệt khi chúng già đi. Trên răng của thỏ cũng có một số dấu hiệu nhận biết, tuy nhiên những dấu hiệu này lại thường nằm trên răng hàm ở sâu trong miệng, rất khó quan sát và cần những dụng cụ đặc biệt mới có thể quan sát được.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá ngoại hình chung và hành vi của thỏ.
    Bạn có thể ghi ra một danh sách các đặc tính để xác định tuổi của thỏ. Những đặc tính cần quan sát bao gồm:
    • Mức độ hoạt động: Thỏ thường xuyên chạy nhảy hay chủ yếu là ăn và ngủ? Thỏ vận động một cách nhẹ nhàng uyển chuyển hay khó khăn và đau đớn?
    • Ngoại hình chung: Lông thỏ mềm, đẹp hay thô ráp và xơ xác?
    • Tình trạng thể chất: Thỏ có bị viêm da ở chân không?
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Đánh giá xem thỏ là thỏ con hay sắp trưởng thành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết thỏ vẫn là thỏ con.
    Thỏ có đang tiếp tục phát triển và vẫn dành nhiều thời gian quanh quẩn bên thỏ mẹ không? Thỏ con mới sinh chưa nhìn và nghe được. Chúng rất nhỏ và được thỏ mẹ cho bú một hoặc hai lần trong 24h, thường là vào ban đêm.[2]
    • Khi được 6 - 8 ngày tuổi, thỏ con sẽ mở mắt, tai bắt đầu nhận biết được âm thanh và cơ thể phủ một lớp lông mịn mỏng. Khi được 2 tuần tuổi lớp lông của thỏ sẽ phát triển hoàn thiện.
    • Thỏ được 2 tuần tuổi sẽ bắt đầu tỏ ra thích thú với việc gặm nhấm cỏ và lá cây. Thỏ 3 tuần tuổi thường sẽ rời khỏi ổ và phản ứng với âm thanh.
    • Thỏ con sẽ bắt đầu cai sữa mẹ khi được 4 - 5 tuần tuổi, lúc này nhìn nó khá giống thỏ trưởng thành, chỉ là kích thước nhỏ hơn. Quá trình cai sữa thường sẽ kết thúc (thỏ thôi không bú mẹ nữa) khi nó được 8 tuần tuổi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết thỏ đã hoàn toàn trường thành.
    Để làm được điều này, bạn cần biết loài thỏ mình nuôi sẽ có kích thước bao nhiêu khi hoàn toàn trưởng thành. Nếu không biết chắc là mình đang nuôi loài thỏ trưởng thành có kích thước nhỏ hay nó vẫn còn non và tiếp tục phát triển, hằng tuần bạn hãy chụp lại hình ảnh của thỏ và so sánh chúng với nhau.
    • Nếu cần thiết thì bạn có thể dùng một vật nhất định nào đó để đối chiếu kích thước của thỏ.
    • Tùy vào từng loài, thỏ sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chúng được 6 - 9 tháng (9 tháng là tuổi của những loài thỏ có kích thước lớn).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá hành vi sinh sản của thỏ.
    Thỏ bước vào giai đoạn sắp trưởng thành khi cơ thể bắt đầu sản sinh ra hoocmon sinh sản, thường là từ khi thỏ 4 tháng tuổi trở lên, trong đó từ 4 - 6 tuổi thường là độ tuổi thỏ bắt đầu có hứng thú với đồng loại khác giới.[3]
    • Thỏ sắp trưởng thành có xu hướng rất lăng xăng và tò mò. Nếu gặp đồng loại cùng giới, nồng độ hoocmon tăng lên có thể sẽ khiến chúng gây gổ và đánh nhau. Thỏ sắp trưởng thành thường sẽ phản ứng lại và gõ mạnh chân sau xuống đất khi cảm thấy nguy hiểm.[4] Tuy nhiên, khi gặp đồng loại khác giới thì có thể chúng sẽ cố gắng giao phối.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Phân biệt thỏ trưởng thành và thỏ già

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát một số hành vi để biết thỏ là thỏ trưởng thành hay thỏ già.
    Thỏ trưởng thành có thể tỏ ra thù địch trong hành vi giao phối nhưng lại thường ít tò mò về môi trường xung quanh. Thỏ trưởng thành thường rất nhanh nhẹn khi chúng thức, ăn uống và phân chia thời gian hợp lý cho các hoạt động này và thời gian ngủ. Khi thức, thỏ trưởng thành tỏ ra rất hoạt bát và năng động.
    • Thỏ già thường ngủ nhiều hơn, ăn ít hơn, có xu hướng giảm cân và gầy. Khi thức, chúng ít phản ứng với các hoạt động đang diễn ra và ít có hứng thú với môi trường xung quanh.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đánh giá ngoại hình chung của thỏ.
    Thỏ còn non vẫn đang phát triển nên bạn sẽ thấy kích thước của chúng thay đổi. Thỏ trưởng thành đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, thường có lông bóng và sáng, mắt sáng, cân nặng tốt (có thể còn hơi mũm mĩm) và các cử động rất uyển chuyển.
    • Ngược lại, thỏ già hơn có lông xỉn màu vì chúng không còn chịu khó chải chuốt, thị lực hoặc thính lực yếu và chúng không tương tác với môi trường nhiều như thỏ trưởng thành. Chúng tỏ ra cứng nhắc và vụng về khi di chuyển, đôi khi là lê chân đi chứ không nhảy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát dấu hiệu viêm da chân.
    [6] Không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy sự liên hệ giữa viêm da chân với tuổi của thỏ, tuy nhiên nhiều người nuôi thỏ cho biết họ thấy những con thỏ già thường hay bị viêm da chân hơn. Bệnh này là do trọng lượng cơ thể của thỏ dồn lên vùng da mỏng ở dưới khuỷu chân, khiến lớp lông ở vùng này bị rụng đi và lớp da thỏ lộ ra bị chai lại.
    • Có rất nhiều yếu tố khiến thỏ bị viêm da chân, bao gồm: trọng lượng cơ thể (thỏ càng béo thì càng dễ bị viêm da chân), lớp đệm trong chuồng (chuồng thỏ không rải lớp đệm lót là một trong những yếu tố chính) và chuồng có được vệ sinh sạch sẽ hay không (chuồng đầy nước tiểu sẽ khiến lông thỏ bết lại và dần dần rụng đi).
    • Thỏ non thường chưa bị các yếu tố trên ảnh hưởng, thế nên viêm da chân thường ít xảy ra ở độ tuổi này. Tuy nhiên, càng trưởng thành thì thỏ sẽ càng chịu ảnh hưởng của các yếu tố này nhiều hơn, do vậy chúng dễ bị chai và viêm da chân.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát răng thỏ.
    Răng thỏ có thể mọc quá dài ở bất kỳ độ tuổi nào phụ thuộc vào chế độ ăn uống và răng có được mài giũa thường xuyên hay không. Răng thỏ dài ra không liên quan đến tuổi tác, nhưng thỏ già thường ăn ít hơn nên răng của chúng sẽ dài hơn.
    • Thỏ nghiến răng và cằm bị ướt do chảy nước dãi cũng là những dấu hiệu cho thấy răng thỏ mọc quá dài.
    Quảng cáo

Tham khảo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Natalie Punt, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 17.943 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 17.943 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo