Cách để Xác định chiều ngang của giày

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi mua giày mới thì việc chọn được đôi giày có chiều ngang phù hợp cũng rất quan trọng. Để xác định chiều ngang của giày, bạn sẽ cần đo kích thước bàn chân bằng giấy và bút. Khi đã biết được số đo chân, bạn có thể dựa vào bảng kích cỡ giày để xác định chiều ngang của tất cả mọi loại giày.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đo kích thước bàn chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt bàn chân lên một tờ giấy ở tư thế ngồi.
    Bạn sẽ ngồi xuống ghế, giữ lưng thẳng, lấy một tờ giấy to hơn bàn chân và đặt chân lên đó.[1]
    • Nếu định đi tất cùng đôi giày mới thì bạn hãy đi tất khi đo kích cỡ bàn chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vẽ lại khung chân.
    Bạn có thể dùng bút mực hoặc bút chì để vẽ lại khung chân của mình. Hãy đặt bút sát với bàn chân nhất có thể để có được số đo chính xác.[2]
    • Nếu muốn có số đo chính xác nhất, hãy nhờ ai đó vẽ khung chân giúp trong khi bạn ngồi thẳng trên ghế, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự làm việc này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm tương tự với chân còn lại.
    Sau khi đo xong kích cỡ bàn chân thứ nhất, bạn lặp lại các bước với bàn chân còn lại. Hai bàn chân thường có kích cỡ không đồng đều nên bạn sẽ chọn giày theo kích cỡ của bàn chân lớn hơn.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đo chiều rộng ở phần rộng nhất của bàn chân.
    Bạn hãy xác định phần rộng nhất của bàn chân sau đó dùng thước dây hoặc một chiếc thước kẻ để đo chiều rộng của cả hai bàn chân.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trừ sai số để có số đo chính xác.
    Số đo bạn đo được thường không hoàn toàn chính xác. Khi vẽ khung chân, giữa bút chì và bàn chân sẽ có một khoảng trống, do vậy mà số đo bạn đo được sẽ lớn hơn một chút so với thực tế. Để xác định được chiều rộng bàn chân chính xác nhất, bạn hãy lấy số đo đo được trừ đi 5mm.[5]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xác định cỡ giày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đo chiều dài bàn chân.
    Chiều ngang của giày sẽ thay đổi theo cỡ giày. Để biết chiều ngang của giày, bạn cần xác định chiều dài bàn chân bằng cách đo khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của bàn chân sau đó trừ đi 5mm.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định kích cỡ giày.
    Bằng vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm được bảng quy đổi cỡ giày. Bạn chỉ cần đối chiếu chiều dài của bàn chân với cỡ giày tương ứng, tuy nhiên lưu ý rằng có hai loại bảng quy đổi kích cỡ giày khác nhau cho nam và nữ.
    • Ví dụ, bàn chân dài khoảng 21.6 cm sẽ tương ứng với cỡ giày số 5 theo cỡ US (Mỹ). Ở các nước Châu Âu, chiều dài 21.6 cm sẽ tương đương với cỡ giày 35 hoặc 36.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dựa vào kích cỡ giày để xác định chiều ngang của giày.
    Bảng kích cỡ sẽ cung cấp thông số chiều ngang giày tương ứng với từng kích cỡ. Sau khi xác định được cỡ giày, bạn hãy xem lại số đo chiều rộng của bàn chân to hơn mà mình đo được và dựa vào đó để xác định chiều ngang của đôi giày cần chọn.[7]
    • Ví dụ, một bạn nữ đi giày cỡ số 5 và có chiều ngang bàn chân khoảng 10.16 cm sẽ cần mua giày có chiều ngang rộng hơn so với chiều ngang của cỡ số 5. Trong cửa hàng giày ở Mỹ, những đôi giày có chiều ngang rộng hơn thường được gắn nhãn “E”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy dùng bảng quy chuẩn cỡ giày riêng của hãng khi có thể.
    Các bảng quy chuẩn cỡ giày ít nhiều sẽ có sự khác biệt và một vài công ty sản xuất giày có thể có cách quy chuẩn cỡ giày nhỏ hơn hoặc lớn hơn một chút so với bình thường. Khi mua giày, bạn hãy kiểm tra xem nhà sản xuất có bảng quy chuẩn cỡ giày riêng không trước khi ước lượng cỡ giày của mình dựa vào bảng quy đổi chung. Làm vậy sẽ giúp bạn chọn được đôi giày vừa vặn, đặc biệt là khi mua giày trực tuyến.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Đảm bảo độ chính xác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy đo kích thước của chân vào cuối ngày.
    Kích cỡ của bàn chân sẽ thay đổi từ sáng tới tối thường sẽ lớn hơn vào cuối ngày vì lúc đó chân sẽ giãn tối đa. Do vậy, bạn hãy đo chân vào buổi tối để chọn được đôi giày vừa vặn với mình suốt cả ngày.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi tất khi đo kích cỡ chân.
    Nếu định đi tất cùng với giày thì bạn hãy đo kích thước của bàn chân khi đi tất. Ví dụ, chúng ta thường đi tất với giày chạy hoặc giày tập gym, vì thế hãy đi đôi tất mà bạn thường đi khi tập gym để đo kích cỡ bàn chân.[9]
    • Chúng ta thường không đi tất cùng một số loại giày, chẳng hạn như giày xăng đan và giày bệt, do vậy bạn sẽ không cần đi tất khi đo kích thước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi thử giày trước khi mua.
    Dựa vào cỡ giày và kích thước chiều ngang của giày, nhiều khả năng bạn sẽ chọn được đôi giày vừa vặn. Tuy nhiên, dù có đo chính xác thì các yếu tố khác như hình dáng của bàn chân cũng có thể ảnh hưởng đến độ vừa vặn của giày. Tốt hơn hết là bạn vẫn nên thử giày trước khi mua.[10]
    • Nếu đặt mua giày trực tuyến, bạn cần tìm hiểu xem người bán có cho phép đổi trả và hoàn tiền nếu giày không vừa hay không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua giày vừa với bàn chân có kích cỡ lớn hơn.
    Một bàn chân của chúng ta thường nhỉnh hơn một chút so với nhân còn lại. Bạn hãy đo kích thước của bàn chân lớn hơn để xác định chiều ngang của giày. Làm vậy sẽ giúp bạn chọn được đôi giày vừa với cả hai chân.[11]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.628 lần.
Chuyên mục: Giầy dép
Trang này đã được đọc 2.628 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo