Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhiều cách vệ sinh lỗ mũi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Sử dụng bộ sản phẩm rửa mũi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua sản phẩm dung dịch muối rửa mũi hoặc tự pha.
    Dung dịch muối rửa mũi giúp giảm triệu chứng của các vấn đề về mũi hoặc xoang mãn tính. Rửa bên trong lỗ mũi bằng dung dịch muối giúp giảm sưng, cải thiện lưu thông khí và thông lỗ xoang. Cách này còn giúp loại bỏ dịch nhầy trong mũi và giảm nghẹt mũi. Bạn có thể mua dung dịch muối rửa mũi ở hiệu thuốc hoặc tự pha chế tại nhà.[1]
    • Cách pha dung dịch muối: pha 1 lít nước cất, 1 thìa cà phê muối Kosher và 1/2 thìa cà phê muối nở vào hũ thủy tinh sạch. Khuấy tan muối và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Pha mới dung dịch mỗi tuần với nước sạch, muối và muối nở.
    • Không dùng nước máy. Nếu không có nước cất, bạn có thể khử trùng nước máy bằng cách đun sôi ít nhất 1 phút rồi để nguội đến nhiệt độ phòng. Cách này giúp tiêu diệt các chất ô nhiễm.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng bơm tiêm tròn hoặc bình Neti.
    Bạn cần dùng đến bơm tiêm tròn hoặc bình Neti (giống bình trà có vòi thiết kế chuyên biệt vừa lỗ mũi) để rửa mũi hiệu quả bằng dung dịch muối.[3] Có thể mua bơm tiêm tròn và bình Neti ở các hiệu thuốc.
    • Rửa tay sạch trước khi rửa mũi để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn và vi trùng. Tiếp theo, bạn hãy rót dung dịch muối vào bơm tiêm hoặc bình Neti.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đứng cạnh bồn rửa hoặc bồn tắm.
    Khi rửa mũi, bạn cần đứng ở vị trí có thể hứng nước hoặc chất nhầy từ mũi hoặc bơm tiêm chảy ra.[4]
    • Đặt đầu bơm tiêm vào mũi trái và nhẹ nhàng bóp cho nước muối chảy vào. Hướng cho dòng nước chảy ra sau đầu, không hướng lên trên đầu. Không hít vào bằng mũi khi đang rửa mũi. Bơm tiêm phải giúp đưa nước muối vào lỗ mũi mà không khiến bạn phải tự hít vào.
    • Nếu dùng bình Neti, đặt vòi bình vào lỗ mũi trái và hướng xuống dưới cho nước chảy vào mũi. Nếu dung dịch không chảy ra khỏi bình, bạn có thể nâng bình cao hơn đầu một chút, không nên nghiêng đầu chạm vai. Cố gắng giữ cho phần trán cao hơn cằm. [5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cúi đầu về trước, đưa cằm về phía ngực.
    Cách này giúp dung dịch muối thừa chảy ra khỏi lỗ mũi, vào bồn rửa hoặc bồn tắm. Bạn có thể đặt khăn sạch dưới cằm để hứng nước chảy ra. Không nuốt nếu dung dịch muối chảy xuống miệng mà phải nhổ ra bồn rửa hoặc bồn tắm.[6]
    • Sau khi rửa sạch mũi trái, bạn có thể xoay đầu lại hướng mặt xuống bồn rửa rồi thở mạnh ra bằng cả hai lỗ mũi. Cách này giúp loại bỏ dịch nhầy hoặc nước muối còn lại. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn giấy lau sạch dịch nhầy hoặc nước sót lại. Lưu ý không ấn một bên lỗ mũi và thở ra bằng lỗ mũi còn lại để tránh tạo áp lực lên ống tai trong.
    • Tiếp tục rửa lỗ mũi bên phải bằng bơm tiêm tròn hoặc bình Neti và dung dịch muối.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa luân phiên hai bên lỗ mũi cho đến khi hết dung dịch muối.
    Lỗ mũi sẽ có cảm giác hơi bỏng nhẹ trong những lần rửa đầu tiên. Đây là phản ứng bình thường với muối trong dung dịch và sẽ giảm dần trong những lần rửa mũi sau.[7]
    • Dung dịch muối vẫn tiếp tục gây kích ứng lỗ mũi có thể là do quá mặn hoặc không đủ mặn. Bạn nên nếm thử xem dung dịch có quá nhiều muối (quá mặn) hay quá ít muối (quá nhạt) không. Điều chỉnh lượng muối sao cho có thể cảm nhận được vị mặn nhưng không phải quá mặn.[8]
    • Nếu bị đau đầu sau khi rửa mũi, có thể bạn đã nghiêng đầu khiến trán thấp hơn cằm khiến nước muối chảy vào xoang trán. Sau một thời gian, dung dịch muối sẽ tự chảy ra ngoài.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Rửa mũi bằng nước muối một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.
    Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn nên tăng lên hai lần mỗi ngày.[9]
    • Có thể trẻ nhỏ sẽ khó rửa mũi bằng nước muối. Bạn nên giúp đỡ khi trẻ rửa mũi bằng nước muối và đảm bảo trẻ không nằm khi rửa mũi. Phương pháp rửa mũi sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện khi đứng hoặc ngồi.
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Sử dụng sản phẩm xịt mũi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm mua thuốc xịt mũi không kê đơn ở hiệu thuốc.
    Thuốc xịt mũi có thể giúp giảm triệu chứng trong các trường hợp bị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi do sốt cỏ khô hoặc dị ứng với phấn hoa, mốc, bụi bặm, thú nuôi. Không nên dùng thuốc xịt mũi để điều trị triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh vì thuốc chỉ có hiệu quả tạm thời. Thay vào đó, bạn nên đi khám để được kê đơn các thuốc khác hiệu quả hơn nếu gặp vấn đề về mũi do cảm cúm hoặc cảm lạnh.[10]
    • Loại thuốc xịt mũi kê đơn phổ biến nhất là thuốc xịt mũi Fluticasone, thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Corticosteroid giúp cải thiện vấn đề ở mũi bằng cách ngăn chặn tiết ra các hợp chất tự nhiên gây triệu chứng dị ứng. Nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng trong trường hợp dị ứng mãn tính.
    • Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi chứa xylitol, nước tinh khiết, muối và chiết xuất hạt bưởi. Loại thuốc xịt mũi này không gây tác dụng phụ, không chứa thuốc và an toàn cho mọi lứa tuổi.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng đúng liều được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm xịt mũi.
    Đối với người trưởng thành, nên bắt đầu dùng với liều cao hơn rồi dần giảm liều khi triệu chứng thuyên giảm. Liều thông thường là xịt một lần một bên lỗ mũi, một lần hoặc hai lần (vào buổi sáng và tối) mỗi ngày nếu bác sĩ khuyến nghị dùng liều cao hơn để giảm triệu chứng. Nếu dùng thuốc xịt mũi cho trẻ nhỏ, bạn nên bắt đầu điều trị với liều thấp hơn rồi tăng dần nếu triệu chứng không thuyên giảm.[12]
    • Luôn tuân thủ hướng dẫn về liều dùng trên nhãn sản phẩm và nhờ dược sĩ giải thích những hướng dẫn mà bạn không hiểu. Không tự ý dùng liều cao hơn hoặc thấp hơn hướng dẫn trên nhãn hoặc khuyến nghị của dược sĩ. Nếu có bỏ lỡ một liều, bạn không được tự ý tăng liều gấp đôi trong lần sau. Thay vào đó, bạn nên chờ đến ngày hôm sau và tiếp tục dùng theo liều khuyến nghị trong ngày.
    • Trẻ nhỏ hơn 4 tuổi không nên dùng thuốc xịt mũi. Trẻ nhỏ hơn 12 tuổi cần có sự giúp đỡ của người lớn khi sử dụng thuốc xịt mũi.
    • Chỉ dùng thuốc xịt cho lỗ mũi. Không xịt vào mắt hoặc miệng. Không dùng chung thuốc xịt mũi với người khác để tránh lây lan vi trùng và vi khuẩn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa tay sạch trước khi dùng thuốc xịt mũi.
    Lắc nhẹ chai trước khi dùng, sau đó lau sạch bụi bẩn bám trên chai. Nếu dùng xịt mũi lần đầu, bạn sẽ cần gắn vòi bơm để có thể xịt đúng cách. [13][14]
    • Giữ vòi bơm sao cho ngón trỏ và ngón giữa cầm chặt vào phần đầu bình xịt (phần xịt thuốc ra), còn ngón cái đỡ lấy phần đáy chai. Hướng đầu bình xịt không chĩa về phía mặt.
    • Ấn vòi bơm xuống và thả ra khoảng 6 lần. Nếu bình xịt đã được dùng trước đó (không quá một tuần), bạn chỉ cần ấn xuống và thả vòi bơm cho đến khi thuốc xịt ra ngoài.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xì mũi đến khi lỗ mũi sạch.
    Lỗ mũi quá nghẹt có thể sẽ khó xì sạch. Bạn nên cố gắng làm sạch dịch nhầy trong mũi trước khi xịt mũi để đảm bảo thuốc được xịt vào mũi đúng cách.[15]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng ngón tay bịt một bên lỗ mũi lại.
    Cúi đầu về trước và đặt phần đầu bình xịt vào bên lỗ mũi còn lại. Dựng bình xịt thẳng đứng để thuốc được xịt ra đúng cách. Lưu ý vẫn dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ phần đầu bình xịt. [16]
    • Hít vào bằng mũi. Khi hít vào, dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn phần đầu bình xịt để thuốc được xịt vào mũi.
    • Sau khi thả đầu bình xịt, thở ra bằng miệng.
    • Nếu được bác sĩ khuyến nghị xịt hai lần mỗi bên lỗ mũi, bạn hãy tiếp tục lặp lại các bước ở trên với cùng một bên lỗ mũi. Nếu chỉ được khuyến nghị xịt một lần mỗi bên lỗ mũi, hãy lặp lại các bước trên với bên lỗ mũi còn lại.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng khăn giấy sạch lau phần đầu bình xịt.
    Bạn cần giữ sạch phần đầu bình xịt để ngăn vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào mũi khi xịt. Ngoài ra, bạn nên giữ không cho bụi bẩn bám quanh bình xịt để ngăn các hạt bụi nhỏ xâm nhập vào. [17]
    • Bảo quản thuốc xịt mũi ở nơi khô ráo với nhiệt độ phòng, không để trong phòng tắm - nơi không khí ẩm ướt. Nếu vòi xịt bị nghẹt, bạn có thể ngâm vòi trong nước ấm và rửa lại bằng nước lạnh. Lau khô và bảo quản đúng cách. Không dùng kẹp hoặc vật nhọn để chữa nghẹt vì như vậy sẽ làm nhiễm bẩn thuốc xịt mũi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc xịt mũi.
    Luôn đọc kỹ thành phần nguyên liệu trên nhãn sản phẩm. Nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu nghi ngờ bản thân dị ứng với fluticasone hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc xịt. Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc kháng nấm hoặc thuốc steroid. Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều dùng hoặc theo dõi tác dụng phụ của thuốc xịt. Ngưng dùng thuốc xịt mũi và đi khám ngay nếu gặp bất ký triệu chứng nào dưới đây: [18]
    • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
    • Mũi khô, nhói, rát hoặc ngứa.
    • Dịch nhầy có máu, chảy máu mũi hoặc dịch nhầy đặc.
    • Vấn đề về thị lực hoặc đau mặt dữ dội.
    • Sốt, ớn lạnh, ho, đau họng hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
    • Nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa dữ dội.
    • Tiếng rít phát ra từ mũi.
    • Sưng mặt, cổ họng, môi, mắt, lưỡi, tay, chân, cổ chân hoặc bắp chân.
    • Khàn tiếng, thở khò khè hoặc khó thở, khó nuốt.
    • Nếu vừa phẫu thuật mũi trong vòng một tháng hoặc chấn thương vùng mũi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng xịt mũi.
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị vấn đề về mũi nếu bị đau ở mũi hoặc vấn đề về mắt.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 18.904 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 18.904 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?